Tổn thương quá nhỏ để đánh giá tnhs chất tstc năm 2024

  • 1. MỞ HÀ NỘI KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG --- o0o --- ĐỀ ÁN MÔN HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT Họ tên sinh viên: Vy Thị Huyền Trang Ngành: Tài chính-Ngân hàng Lớp: Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thuỳ Linh Hà Nội, tháng …năm…
  • 2. ĐẦU ----------- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP --------- 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp--------- 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp -------- 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp ------ 1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp ------- 1.2 Nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp ------ 1.2.1 Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn------ 1.2.2 Phân tích tình tình doanh thu – chi phí – lợi nhuận--- 1.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ------ 1.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời------- 1.2.5 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ----- 1.2.6 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn ------- 1.2.7 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro -- 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán ------------- 1.3.1 Nhân tố chủ quan --------- 1.3.2 Nhân tố khách quan---------- CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT -------- 2.1 Giới thiệu chung về công ty---------- 2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT-- 2.2.1 Tình hình TS –NV của công ty--------- 2.2.2 Tình hình Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận-------- 2.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ------ 2.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời------- 2.2.5 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ----- 2.2.6 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn ------- 2.2.7 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro -- 2.2.8 So sánh các chỉ tiêu kinh tế cơ bản với một số doanh nghiệp cùng ngành. 2.3 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT.-- 2.3.1 Kết quả đạt được----------
  • 3. --------- 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. -------- 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. ------- 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. ------ CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT------ 3.1 Định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của công ty --- 3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và uỷ ban chứng khoán nhà nước ---- 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước---------- 3.3.2 Đối với uỷ ban chứng khoán nhà nước------- KẾT LUẬN---------- TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------
  • 4. BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ  Các bảng biểu Số liệu được lấy từ năm 2018 -2020 Bảng số Tên bảng Trang 1.1 Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác. 2.1 Biến động tài sản ngắn hạn của công ty FPTS 2.2 Biến động tài sản dài hạn của công ty FPTS 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của FPTS 2.4 Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty FPTS năm 2018-2020 2.5 Kết quả kinh doanh của công ty FPTS giai đoạn 2018-2020 2.6 Cơ cấu khoản mục trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của FPTS. 2.7 Cơ cấu khoản mục trong chi phí của hoạt động kinh doanh của FPTS 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của FPTS năm 2018-2020 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 2.10 Phân tích ROA, ROE theo phương pháp Dupont 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản 2.12 Chỉ tiêu cơ cấu vốn của FPTS năm 2018-2020 2.13 Chi tiết giá trị rủi ro của công ty FPTS 2.14 Chi tiết giá trị rủi ro thanh toán của công ty FPTS 2.15 Quy mô tài sản của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020
  • 5. đồ Sơ đồ số Tên sơ đồ Trang 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty FPTS  Các biểu đồ Biểu đồ số Tên biểu đồ Trang 2.1 Cơ cấu tài sản của công ty FPTS năm 2018-2020 2.2 Tỷ trọng Nợ phải trả, VCSH trong cơ cấu vốn của công ty FPTS năm 2018-2020 2.3 Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của FPTS năm 2018-2020 2.4 Lợi nhuận sau thuế của công ty FPTS 2.5 Sự biến động của ROS, ROA, ROE giai đoạn 2018-2020 2.6 Tình hình doanh thu của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018- 2020 2.7 Tình hình lợi nhuận sau thuế của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020 2.8 Chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020
  • 6. TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CK Chứng khoán CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần FPTS Công ty cổ phần chứng khoán FPT SHS Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SSI Công ty cổ phần chứng khoán SSI TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSTC Tài sản tài chính TSTCNH Tài sản tài chính ngắn hạn TTCK Thị trường chứng khoán TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VND Công ty cổ phần chứng khoán VND
  • 7. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay hoạt động rất sôi nổi, đạt được những bước tiến đáng kể, với vai trò là một kênh huy động trung gian, phân phối nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, với nền kinh tế mở cửa như hiện nay, TTCK càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình. Bất chấp sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, thì TTCK vẫn hoạt động tích cực, là kênh phân phối vốn đầu tư hàng đầu. Để có một TTCK phát triển như hiện nay thì không thể không nhắc đến sự đóng góp của các Công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán lần lượt ra đời và không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ khiến cho sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy, để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả đem lại nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp thì vấn đề năng lực tài chính của các CTCK cần phải được chú trọng. Từ đó, việc phân tích tình hình tài chính CTCK phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin đưa ra các quyết định chính sách trong tương lai là một việc không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về CTCK cũng như những biến động về tình hình tài chính của công ty thì việc nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn khách quan và chính xác là rất quan trọng. Từ những vai trò và tính cấp thiết nói trên, em chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán FPT” để làm đề tài cho đề án môn học của mình.  Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán. - Phân tích thực trạng về tình hình tài chính Công ty cổ phần chứng khoán FPT. - Chỉ ra những ưu, nhược điểm về tài chính của công ty, những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, đưa ra những nguyên nhân về những biến động tài chính. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần chứng khoán FPT.
  • 8. và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Tình hình tài chính của Công ty cổ phần chứng khoán FPT. * Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT giai đoạn năm 2018- 2020.  Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống, như: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá - Phương pháp phân tích Dupont  Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán. Chương 2. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT. Chương 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT.
  • 9. SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là việc thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp  Tạo vốn và luân chuyển vốn: Là để bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn có đủ và ổn đinh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh  Phân phối lại thu nhập: Nhằm cân đối lại nguồn vốn cho hợp lý, biết cách sử dụng đồng tiền lời sao cho có hiệu quả nhất, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: Nhờ có chức năng này mà bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra được các đề xuất thích hợp tới người quản lý công ty liên quan đến các vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn. 1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp . - Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. - Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ hiệu quả để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2Nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến động tăng (giảm) trên bảng cân đối kế toán. Khi phân tích hai chỉ tiêu
  • 10. thể đánh giá được một cách tổng quát về tình hình đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.  Phân tích biến động của tài sản Thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối của TTS và các tài sản cấu thành lên TTS qua các năm ta sẽ thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh. Cụ thể: - Sự biến chuyển của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng tới khả năng ứng phó với khoản nợ ngắn hạn. - Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng, điều này tác động trực tiếp tới việc quản lý và sử dụng vốn. - Sự biến động của TSDH biểu hiện quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Khi so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và giữa các năm để thấy được biến động của cơ cấu vốn. Tỷ trọng TSDH trên TTS của doanh nghiệp chứng khoán thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình khác, TSDH chỉ tăng khi doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định lâu dài của doanh nghiệp.  Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản, tức là xem xét tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn và so sánh giá trị của các khoản mục ấy tại kỳ so sánh so với kỳ gốc. Qua đó, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những người cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách,... về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Và nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Nếu VCSH chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm thì khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp rất tốt và ngược lại. Tuy nhiên, cần chú trọng đến chính sách tài trợ vốn của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh đạt được. 1.2.2 Phân tích tình tình doanh thu – chi phí – lợi nhuận Để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp ta cần phải tiến hành phân tích những biến động, các nhân tố ảnh hưởng tới các khoản mục có trên báo các kết quả kinh doanh. Trong đó:
  • 11. là phần giá trị doanh nghiệp thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua đó có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh, Doanh thu từ hoạt động tài chính, Doanh thu từ hoạt động khác - Chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế. Ví dụ: chi chí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp,… - Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí (đã bao gồm chi phí cơ hội) 1.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán  Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn = 𝑻𝑺𝑵𝑯 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 Cho thấy sự đảm bảo của các khoản nợ trong ngắn hạn bằng các TSNH của doanh nghiệp. Nếu >1, doanh nghiệp dự trữ đủ TSNH để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp khá tối, ngược lại.  Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = 𝑻𝑺𝑵𝑯−𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 Do tính chất của hàng tồn kho có tính thanh khoản kém hơn vì phải mất một khoảng thời gian dài để tiêu thụ chuyển hoá thành tiền. Cho nên chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh nên được sử dụng. Khả năng thanh toán nhanh thể hiện sự đảm bảo cho các khoản nợ bằng TSNH trừ đi hàng tồn kho. Chỉ số này sẽ cho thấy rõ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra.  Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời = 𝒕𝒊ề𝒏 𝒗à 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒕ươ𝒏𝒈 đươ𝒏𝒈 𝒕𝒊ề𝒏 𝒏ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 Với chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời, ta có thế thấy được khả năng trả nợ tại thời điểm xác định mà không phụ thuộc vào các TSNH khác. Nếu hệ số này quá lớn sẽ phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại quá nhỏ thì sẽ giảm uy tín với các đối tác, gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Hệ số phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, kỳ thanh toán các khoản phải thu, phải trả trong kỳ. 1.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
  • 12. sinh lời trên doanh thu (ROS) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 Thể hiện năng lực sinh lời của doanh thu, một đồng doanh thu sẽ tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu ROS >0 thì doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên TTS = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản hay việc sử dụng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Tỷ suất càng cao thì việc sử dụng tài sản càng hiệu quả.  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên VCSH = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 Cho biết một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất càng cao thì càng chứng tỏ khả năng hấp dẫn đầu tư của doanh nghiệp càng lớn. Để phân tích chi tiết cụ thể hơn về ROA và ROE, ta có thể xem xét chúng qua mô hình Dupont, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo phương pháp Dupont, ROA ảnh hưởng bởi hệ số lãi/lỗ ròng và số vòng quay tài sản. ROA= Hệ số lãi/lỗ ròng x Số vòng quay Tài sản ROA= 𝑳ã𝒊(𝒍ỗ)𝒓ò𝒏𝒈 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒙 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 ROA lớn khi hệ số lãi ròng lớn và số vòng quay tài sản cao. Sau khi phân tích ta sẽ xác định nguyên nhân làm tăng(giảm) lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó thấy được những giải pháp nâng cao các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tổng tài sản. Vì vậy, ROE phụ thuộc vào ROA. Ta có: ROE = Hệ số lãi/lỗ ròng x Số vòng quay Tài sản x Tỷ lệ tài sản trên VCSH ROE = 𝑳ã𝒊(𝒍ỗ)𝒓ò𝒏𝒈 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒙 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒙 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝑽𝑪𝑺𝑯 Qua cách phân tích này ta có thể thấy được cách doanh nghiệp đã sử dụng để làm tăng tỷ suất sinh lời như: tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí, tăng vòng quay tài
  • 13. cơ cấu vốn. Để tăng ROE ta có thể tăng ROA hoặc tăng tỷ lệ tài sản trên VCSH. 1.2.5 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản  Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng TSNH = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄ủ𝒂 𝑻𝑺𝑵𝑯 Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết một đồng TSNH sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.  Hiệu suất sử dụng TSDH Hiệu suất sử dụng TSDH = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄ủ𝒂 𝑻𝑺𝑫𝑯 Hiệu suất sử dụng TSDH cho biết một đồng TSDH sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng TSDH = 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả đầu tư, sử dụng tài sản cho hoạt động kinh doanh. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và nếu chỉ tiêu này thấp thì phán ánh vồn đang sử dụng không hiệu quả, có khả năng doanh nghiệp đang thừa khoản phải thu, đầu tư tài sản nhàn rỗi hoặc tiền mặt vượt quá nhu cầu thực tế. 1.2.6 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn  Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) Tỷ số nợ trên tổng tài sản = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ vào việc tài trợ cho tổng tài sản. Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm tới, dựa vào để đánh giá độ rủi ro trong việc ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mức tỷ lệ thấp thì doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, đánh mất cơ hội kiếm được từ thuế do sử dụng nợ.  Tỷ số nợ trên VCSH (D/E) Tỷ số nợ trên VCSH = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝑽𝑪𝑺𝑯 = k
  • 14. trên VCSH phản ánh quan hệ sử dụng nợ và VCSH hay cơ cấu vốn trong doanh nghiệp như thế nào. - k >1 : Sử dụng nhiều vốn vay tài trợ cho tài sản, doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào các khoản đi vay, không tự đảm bảo nguồn tài trợ cho bản thân, rủi ro vị thế tăng cao. Nhưng doanh nghiệp lại kiếm được một khoản từ thuế. - k < 1 : Doanh nghiệp sử dụng VCSH nhiều hơn khoản nợ vay, khiến cho doanh nghiệp mất đi khoản chi phí cơ hội sử dụng vốn cho các hoạt động khác của công ty. 1.2.7 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro Áp dụng thông tư 91/2020/TT-BTC về quy định chỉ tiêu an toàn tài chính, mọi CTCK đều phải công bố rộng rãi cho các nhà đầu tư biết về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng nhằm làm minh bạch thị trường. Các chỉ tiêu an toàn tài chính bao gồm:  Giá trị rủi ro thị trường Là giá trị tương ứng với mức tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động. Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng × Giá tài sản × Hệ số rủi ro thị trường Giá trị rủi ro được điều chỉnh tăng theo nguyên tắc sau: - Tăng thêm 10% nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 10% đến 15% VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán; - Tăng thêm 20% nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 15% đến 25% VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán; - Tăng thêm 30% nếu tổng giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của một tổ chức chiếm từ trên 25% VCSH của tổ chức kinh doanh chứng khoán.  Giá trị rủi ro thanh toán Là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản theo đúng cam kết. Giá trị rủi ro trước thời hạn thanh toán = Hệ số rủi ro x Giá trị tài sản tiềm ẩn khả năng thanh toán Bảng 1.1 : Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác. STT Thời gian quá hạn thanh toán, chuyển giao CK Hệ số rủi ro thanh toán 1 0-15 ngày 16% 2 16-30 ngày 32% 3 31-60 ngày 48% 4 60 ngày trở lên 100% (Nguồn: TT 91/2020/TT-BTC)
  • 15. rủi ro hoạt động Phản ánh mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh,.., hoặc các nguyên nhân khách quan khác. Được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động trong vòng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất.  Vốn khả dụng Vốn khả dụng là VCSH có thể chuyển đổi thành tiền trong 90 ngày. Tuỳ theo khoản mục mà vốn khả dụng sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm. Phản ánh mức độ độc lập tài chính, tự chủ tài chính của CTCK. Vốn khả dụng được xác định theo công thức sau: Vốn khả dụng = VCSH - Các khoản giảm trừ + Các khoản tăng thêm Trong đó: + Các khoản tăng thêm gồm: toàn bộ phần giá trị tăng thêm của các khoản đầu tư, các khoản nợ có thể chuyển đổi thành VCSH (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi CTTK phát hành thoả mãn những điều kiện theo quy định). + Các khoản giảm trừ gồm: toàn bộ phần giá trị giảm đi của các khoản mực đầu tư, các chỉ tiêu trong TSDH, TSNH.  Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng Tỷ số an toàn vốn khả dụng = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒌𝒉ả 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 x 100% = k  k > 180% : CTCK lành mạnh  150% < k <180%: CTCK bình thường  120%< k< 150%: CTCK kiểm soát  k<120% : CTCK kiểm soát đặc biệt 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố chủ quan  Chất lượng nguồn thông tin Đây là yếu tố quan trong ảnh hướng rất lớn đến phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì sử dụng thông tin không chính xác hoặc thiếu sự tin cậy sẽ dẫn đến kết quả phân tích bị sai, không có ý nghĩa để đánh giá và so sánh nữa.  Phương pháp phân tích Đối với các doanh nghiệp khác nhau với đặc thù kinh doanh khác nhau thì các nhà phân tích cần phải chọn phương pháp phân tích sao cho phù hợp với nhất. Khi phân tích, các tỷ số cần được sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp phân tích thích hợp
  • 16. đúng nhất tình hình tài chính, những điểm mạnh ,điểm yếu của doanh nghiệp.  Nguồn nhân lực thực hiện phân tích tài chính Năng lực con người là nhân tố quan trọng, nếu cán bộ phân tích có trình độ chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm thì sẽ chọn đúng phương pháp phân tích phù hợp, phân định được nguồn thông tin là đúng hay sai lệch. Từ đó, đưa ra các dự báo đầy tin cậy cho công ty và các đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó, đạo đực của cán bộ phân tích cũng quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả vì họ có thể làm sai lệch số liệu thực tế với số liệu trên giấy tờ. 1.3.2 Nhân tố khách quan  Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành Phân tích sẽ trở nên thực tế và ý nghĩ hơn nếu so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành tương ứng. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính và đưa ra những quyết định, chính sách, kế hoạch tài chính phù hợp với sự phát triển đặt trong môi trường ngành kinh tế. Qua việc so sánh tỷ số với các chỉ tiêu trung bình ngành nhà quản lý có thể xác định được vị thế của công ty so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hình.  Tình hình kinh tế Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng,…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố này để phân tích, đưa ra những biện pháp tối ưu để đảm bảo doanh ngiệp vẫn hoạt động kinh doanh tốt trước những biến động của nền kinh tế.  Cơ sở hạ tầng, công nghệ khoa học – kỹ thuật Để phân tích tình hình tài chính đạt hiệu quả cao đưa ra những quyết định đúng đắn, cần phải có những thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình phân tích. Những phần mềm tài chính chuyên dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, đem lại kết quả chính xác kịp thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm.  Hệ thống pháp lý Những quy định chung của nhà nước về các thức lập bao các tài chín, hạch toán, khoản nộp thuế, các quy định về đầu tư,…đều ảnh hưởng đến công tác phân tích tình hình tài chính. Vì vậy, nếu hệ thống pháp lý thay đổi sẽ kéo theo những thanh đổi về số liệu và phương pháp phân tích.
  • 17. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 2.1 Giới thiệu chung về công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT (tên viết tắt: FPTS) - thành viên của Tập đoàn FPT - được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/07/2007, với các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; và Bảo lãnh phát hành chứng khoán. FPTS chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vào tháng 01/2017, mã chứng khoán là FTS. Hiện tại, FPTS có trụ sở chính tại số 52 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội với 100% vốn đầu tư . Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển, FPTS đã liên tục gặt hái được rất nhiều thành công, đạt được sự tin tưởng của khách hàng, khẳng định vị trí là công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. FPTS nỗ lực không ngừng để nâng cao tính chuyên nghiệp, qua đó tạo ra sự khác biệt vượt trội cả về nhân lực lẫn công nghệ, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, cung cấp cho khách hàng.  Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty FPTS (Nguồn: Báo cáo thường niên của FPTS)
  • 18. tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT 2.2.1 Tình hình TS –NV của công ty  Tình hình biến động tài sản Đối với một doanh nghiệp kinh doanh cung cấp dịch vụ ngành chứng khoán, để giảm thiểu rủi do về thanh khoản thì công ty luôn duy trì mức TSNH luôn lớn hơn TSDH, đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những ảnh hưởng từ biến động của của thị trường chứng khoán. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình tài sản của FPTS ta tiến hành phân tích chi tiết về TSNH và TSDH.  Tài sản ngắn hạn Bảng 2.1: Biến động tài sản ngắn hạn của công ty FPTS Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu năm 2018 năm 2019 năm 2020 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ I. TSTCNH 2.290.690 99,82% 2.322.305 99,88% 31.615 1,38% 3.198.995 99,88% 876.690 37,75% Tiền và các khoản tương đương tiền 458.055 20,00% 50.280 2,17% -407.775 -89,02% 206.365 6,45% 156.085 310,43% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.829.476 79,87% 2.273.645 97,90% 444.169 24,28% 2.987.598 93,39% 713.953 31,40% -Dự phòng suy giảm giá trị TSTC và tài sản thế chấp -10.884 -0,48% -10.886 -0,47% -2 0,02% -10.886 -0,34% 0 0,00% Các khoản phải thu ngắn hạn 11.598 0,51% 7.204 0,31% -4.394 -37,89% 9.295 0,29% 2.091 29,03% Các khoản phải thu khác 2.200 0,10% 1.897 0,08% -303 -13,77% 3604 0,11% 1.707 89,98% - Dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu -190 -0,01% -51 0,00% 139 -73,16% -79 0,00% -28 54,90% Phải thu khách hàng - - - - - - - - - - Hàng tồn kho - - - - - - - - - - II. TSNH khác 4.082 0,18% 2.833 0,12% -1.249 -30,60% 3.943 0,12% 1.110 39,18% TỔNG 2.294.772 100% 2.325.138 100,00% 30.366 1,32% 3.202.938 100,00% 877.800 37,75% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán FPTS giai đoạn 2018 – 2020) Tài sản tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu TSNH qua các năm 2018-2020 đều chiếm gần 100%, còn lại là các TSNH khác. Trong đó các khoản tiền và tương đương tiền của công ty giảm mạnh vào năm 2019 với mức giảm trên 400.000 triệu tương đương 89,02%, giảm từ 458.055 triệu VND năm 2018 xuống còn 50.280 triệu VND chiếm 2,17% tỷ trọng của tài sản tài chính ngắn hạn. Nhưng đến năm 2020, khoản
  • 19. lên mức 206.365 triệu VND tương ứng với tỷ lệ tăng 310,43%. Nguyên nhân là công ty đã tăng khoản tiền gửi ngân hàng lên 96.224 triệu VND tăng gần 40.000 triệu VND so với năm 2019 và thêm 110.000 triệu VND vào các khoản tương đương tiền. Cho thấy rằng, công ty đã chọn gửi tiền vào ngân hàng để giảm thiểu rủi ro trước những biến động xấu của thị trường. Khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản tài chính ngắn hạn là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mức tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 79,87%; 97,9%; 93,39% . Nhìn chung khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của FPTS có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong đó, năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018 với mức tăng 444.169 triệu VND tương đương 42,28% , tăng từ 1.829.476 triệu lên 2.273.645 triệu VND. Do các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) năm 2019 tăng gần 50% so với năm trước đó từ 268.753 triệu VND lên 470.351 triệu VND. Theo như danh mục cổ phiếu của PFTS, có thể thấy công ty chỉ tập trung vào một số cổ phiếu nhất gồm DCF (CTCP xây dụng số 1) và MSH (CTCP May sông Hồng) chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư. Nguyên nhân chính khiến cho khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh là do cổ phiếu của MSH có diễn biến tăng điểm tích cực kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE. Giá gốc của khoản đầu tư này là hơn 13.450 triệu VND, tại thời điểm kết thức năm 2019, ghi nhận theo giá thị trường, giá trị đánh giá lại là 287.640 triệu VND, tăng 21.364 triệu VND. So với giá gốc, công ty đã lãi gần 30 lần cổ phiếu MSH. Năm 2020 tăng 731.953 triệu VND tương đương 31,4%, đạt 2.987.598 triệu VND, chủ yếu là cho các khoản cho vay tăng mạnh từ 1.803.294 triệu VND lên 2.478.957 triệu VND. Cho thấy được FPTS chủ yếu là đầu tư vào tài chính ngắn hạn đây cũng là nguồn đem lại doanh thu cho công ty. Còn lại, các khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải thu khác đều có xu hướng giảm vào năm 2019 và tăng vào năm 2020 tuy thì biến động không nhiều, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản tài chính ngắn hạn. Đặc biệt là công ty FPTS không có khoản phải thu khách hàng nên công ty không phải gặp khó khắn trong việc giải quyết các khoản nợ khó đòi. Vì FPTS là hoạt động ở lĩnh vực nâng cấp dịch vụ nên công ty không có khoản đầu tư vào hàng tồn kho nên khoản mục này cũng không ảnh hưởng đến giá trị tài sản của công ty.  Tài sản dài hạn Bảng 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty FPTS Đơn vị: Triệu VND
  • 20. năm 2019 năm 2020 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ I. Tài sản tài chính dài hạn - - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 174.929 84,53% 166.591 83,92% -8.338 -4,77% 161.252 83,64% -5.339 -3,20% Tài sản cố định hữu hình 155.722 89,02% 147.617 88,61% -8.105 -5,20% 141.868 87,98% -5.749 -3,89% Tài sản cố định thuê tài chính - - - - - - - - - - Tài sản cố định vô hình 19.207 10,98% 18.974 11,39% -233 -1,21% 19.384 12,02% 410 2,16% III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - - IV. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - - - - - - - V. Tài sản dài hạn khác 32.012 15,47% 31.925 16,08% -87 -0,27% 31.533 16,36% -392 -1,23% VI. Dự phòng suy giảm giá trị tài sản dài hạn - - - - - - - - - - TỔNG TSDH 206.941 100,00% 198.517 100,00% -8.424 -4,07% 192.785 100,00% -5.732 -2,89% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán FPTS giai đoạn 2018 – 2020) Giai đoạn 2018 đến 2020, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn hớn 80% và có xu hướng giảm dần từ 174.929 triệu VND xuống còn 161.252 triệu VND, tương đương với mức giảm 4,77 % (năm 2019 so với 2018) và 3,2% ( năm 2020 so với năm 2019). Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm từ 155.722 triệu VND còn 141.868 triệu VND, tài sản cố định vô hình giảm còn 18.974 triệu VND vào năm 2019, đến năm 2020 tăng 2,16% đạt mức 19.384 triệu VND. Nguyên nhân là do công ty không đầu tư thêm tài sản mà chủ yếu từ thanh lý tài sản và khấu hao. Bên cạnh đó công ty có mua bản quyền bằng sáng chế, đầu tư chương trình phần mềm với chi phí là 820 triệu VND vào năm 2020. Tài sản dài hạn khác chiếm chưa tới 20% tỷ trọng trong cơ cấu tài TSDH và cũng giảm qua các năm nhưng chỉ giảm nhẹ không biến động gì nhiều. Nhận xét chung: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TSNH 2,294,772 2,325,138 3,202,938 TSDH 206,941 198,517 192,785 TỔNG TS 2,501,713 2,523,655 3,395,723 8.272% 7.866% 5.677% 91.728% 92.134% 94.323% .000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000% 100.000% 120.000% Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TÀI SẢN DÀI HẠN TÀI SẢN NGẮN HẠN
  • 21. được tính từ bảng BCTC của công ty) Qua biểu đồ và những phân tích chi tiết về TSNH và TSDH, ta thấy được quy mô tổng tài sản tăng qua 3 năm. Năm 2019, tổng tài sản tăng nhẹ so với năm 2018 đạt 2.523.655 triệu VND trong đó TSNH chiếm 92,13% tỷ trọng. Năm 2020, tổng tài sản tăng 872.068 triệu VND đạt mức 3.395.723 triệu VND trong đó TSNH chiếm 94,32% tỷ trọng. Bên cạnh đó, TSDH chiếm chỉ trọng rất nhỏ chưa đến 10% tổng tài sản và có xu hướng giảm dần từ 206.941 triệu xuống 192.785 triệu VND. Cho thấy được rằng chính sách phát triển của công ty có mang lại hiệu quả, tuy nhiên sự chênh lệch giữa TSNH vad TSDH vẫn còn quá lớn, công ty cần phải cân bằng tỷ trọng này sao cho phù hợp, tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất chất nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.  Tình hình nguồn vốn Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của FPTS Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ lệ NỢ PHẢI TRẢ 526.536 21,05% 412.633 16,35% (113.903) -21,63% 1.193.557 35,15% 780.924 189,25% Nợ ngắn hạn 526.536 100% 412.633 100% (113.903) -21,63% 1.193.557 100% 780.924 189,25% Nợ dài hạn - - - - - - - - - - VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.975.177 78,95% 2.111.021 83,65% 135.844 6,88% 2.202.166 64,85% 91.145 4,32% Vốn chủ sở hữu 1.975.177 100% 2.111.021 100% 135.844 6,88% 2.202.166 100% 91.145 4,32% Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - - - - - TỔNG NGUỒN VỐN 2.501.713 100% 2.523.654 100% 21.941 0,88% 3.395.723 100% 872.069 34,56% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán FPTS giai đoạn 2018 – 2020) Qua bảng số liệu, quy mô nguồn vốn của công ty tăng điều qua các năm từ 2018 đến 2020. Cụ thể: Năm 2019 đạt 2.523.654 triệu, tăng 21.941 triệu so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,88%. Trong đó, Nợ phải trả đạt 412.633 giảm 113.903 triệu, VCSH tăng 135.844 triệu VND tương ứng với 6,88% (2.111.021 triệu VND) so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020, nợ phải trả lại tăng 780.924 triệu VND tương ứng với tỷ lệ tăng 189,25% (1.193.557 triệu VND), VCSH tăng 91.145 triệu tương ứng tăng 4,32% (2.202.166 triệu VND), với sự tăng mạnh của nợ phải trả đã làm cho tổng nguồn vốn tăng 872.069 triệu VND tương ứng tăng 34,56% đạt mức 3.395.723 triệu VND so với năm trước đó. Để có thể thấy rõ hơn sự chuyển dịch tỷ trọng của nợ phải trả và
  • 22. cấu vốn cùng với những phân tích chi tiết các khoản mục trong tổng nguồn vốn của công ty FPTS như sau: Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng Nợ phải trả, VCSH trong cơ cấu vốn của công ty FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: triệu VND (Nguồn: Số liệu được tính từ bảng BCTC của công ty) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ trọng nợ phải trả năm 2018 chiếm 21,5% đến năm 2019 tỷ trọng giảm còn 16,35% nhưng đến năm 2020 chỉ tiêu này lại tăng mạnh làm cho tỷ trọng tăng đến 35,15% có sự chênh rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn so với 2 năm trước đó. Qua các năm thì tỷ trọng VCSH luôn giữ ở mức cao trên 60%, năm 2019 tỷ trọng VCSH chiếm đến hơn 80%. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn chủ yếu là VCSH để đầu tư kinh doanh, việc này có ưu điểm là công ty không cần phải chịu quá nhiều vào việc chi trả lãi, có độ ổn định cao giúp công ty có nhưng kế khoạch phát triển lâu dài, tuy nhiên thì nếu sử dụng quá nhiều nguồn VCSH thì công ty sẽ mất đi những khoản chi phí cơ hội. Trong khi sử dụng vốn vay sẽ giúp công ty tận dụng được những thế mạnh về đòn bẩy tài chính, tăng hệ số sử dụng nợ, bởi vì chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế giúp làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Theo như bảng cơ cấu nguồn vốn thì công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn mà chỉ phát sinh các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể: Bảng 2.4: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Mức tăng Tăng trưởng Mức tăng Tăng trưởng Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 477.200 361.500 597.000 (115.700) -24,25% 235.500 65,15% 21.500% 16.350% 35.150% 78.950% 83.650% 64.850% 2018 2019 2020 .000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000% 100.000% 120.000% Nợ phải trả VCSH
  • 23. khoản phải nộp Nhà nước 14.138 12.568 27.228 (1.570) -11,10% 14.660 116,65% Quỹ khen thưởng phúc lợi 11.859 19.586 18.909 7.727 65,16% (677) -3,46% Phải trả người lao động 10.318 7.666 12.594 (2.652) -25,70% 4.928 64,28% Các khoản phải trả, phải nộp khác 4.496 4.922 525.992 426 9,48% 521.070 10586,55% Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác 8.525 6.391 11.834 (2.134) -25,03% 5.443 85,17% Tổng Nợ ngắn hạn 518.011 406.242 1.181.723 (111.769) -21,58% 775.481 190,89% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán FPTS giai đoạn 2018 – 2020) Nhìn chung, đa số các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn đều có xu hướng giảm vào năm 2019 và tăng vào năm 2020 khiến cho nợ ngắn hạn năm 2019 giảm 111.769 triệu VND tương ứng giảm 21,58% so với năm 2018 còn 406.242 triệu VND, đến năm 2020 tăng 775.481 triệu VND tương đương tăng 190,89% đạt mức 1.181.723 cao nhất trong 3 năm. Năm 2019, tổng nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là khoản vay nợ thuê tài chính của FPTS giảm do các khoản vay ngắn hạn ngân hàng giảm trong khi đó công ty đã thanh toán được các khoản đã vay trong năm và trả được 115.700 triệu VND cho khoản nợ của năm trước. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán và sự bất lợi của nền kinh tế, khoản vay nợ thuê tài chính của công ty năm 2020 tăng 235.500 triệu VND so với năm 2019, khoản vay ngân hàng trong năm là 2.313.000 triệu VND trong khi công ty chỉ trả được 2.077.500 triệu VND. Bên cạnh đó công ty tăng thêm vốn điều lệ khiến cho chi phí GDCK, chi phí lưu ký, đại lý mở TK, lãi vay cho giao dịch ký quỹ tăng từ 2.820 triệu VND lên 8.331 triệu VND và phí đặt dịch vụ môi giới trái phiếu chính phủ 520.000 triệu VND. 2.2.2 Tình hình Doanh thu-Chi phí-Lợi nhuận Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của công ty FPTS giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2019/2020 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối DOANH THU HOẠT ĐỘNG 695.250 386.646 403.535 (308.604) -44,4% 16.889 4,4% CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU - - - - - - - DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 33.250 27.927 11.905 (5.323) -16,0% (16.022) -57,4% CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 135.870 107.575 143.257 (28.295) -20,8% 35.682 33,2% CHI PHÍ QUẢN LÝ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 50.530 52.058 53.194 1.528 3,0% 1.136 2,2% KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 542.100 254.939 218.988 (287.161) -53,0% (35.951) -14,1% THU NHẬP KHÁC 852 284 1.616 (568) -66,7% 1.332 469,0%
  • 24. 27.218 16.622 24.033 (10.596) -38,9% 7.411 44,6% Chi phí khác 26.366 16.338 22.417 (10.028) -38,0% 6.079 37,2% TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 542.952 255.223 220.604 (287.729) -53,0% (34.619) -13,6% CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 52.971 40.927 50.055 (12.044) -22,7% 9.128 22,3% LỢI NHUẬN KẾ TOÁN SAU THUẾ TNDN 489.981 214.296 170.549 (275.685) -56,3% (43.747) -20,4% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)  Tình hình doanh thu Biểu đồ 2.3: Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND (Nguồn: Số liệu từ BCTC của công ty) Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty năm 2019, 2020 giảm nhiều so với năm 2018. Năm 2019, doanh thu giảm mạnh xuống còn 386.646 triệu VND trong khi năm 2018 doanh thu đạt 695.250 triệu VND. Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, thì doanh thu hoạt động của doanh nghiệp vẫn có chút khởi sắc so với năm 2019 tuy nhiên là không nhiều đạt 403.535 triệu VND. Bảng 2.6: Cơ cấu khoản mục trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của FPTS. Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2019/2020 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối Lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) 284.550 59.149 (7.846) (225.401) -79,2% (66.995) -113,3% Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 207.640 201.887 189.864 (5.753) -2,8% (12.023) -6,0% Doanh thu môi giới chứng khoán 171.350 99.703 193.889 (71.647) -41,8% 94.186 94,5% Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành CK 270 - - (270) -100,0% - - 695,250 386,646 403,535 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
  • 25. vụ tư vấn đầu tư chứng khoán - 179 627 179 - 448 250,3% Doanh nghiệp vụ lưu ký chứng khoán 11.990 8.624 8.629 (3.366) -28,1% 5 0,1% Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính 18.600 16.871 18.272 (1.729) -9,3% 1.401 8,3% Thu nhập hoạt động khác 850 233 100 (617) -72,6% (133) -57,1% DOANH THU HOẠT ĐỘNG 695.250 386.646 403.535 (308.604) -44,4% 16.889 4,4% (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Nguyên nhân khiến cho doanh thu hoạt động năm 2019 giảm mạnh chủ yếu là do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL) của năm 2019 không còn khoản tăng đột biến như năm 2018, giảm 79,2% xuống còn 59.149 triệu VND so với mức 284.550 triệu VND của năm 2018. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu năm 2019 đạt 201.887 triệu VND, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu hoạt động, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ các hoạt động khác đều giảm so với năm trước đó. Năm 2020, công ty không có doanh thu từ chênh lệch đánh giá lại giá trị tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL) mà còn bị lỗ mất 7.846 triệu VND. Tuy nhiên, doanh thu môi giới chứng khoán đạt 193.889 triệu VND tăng trưởng vượt bậc khoảng 94,5% do làn sóng các nhà đầu tư mới làm tăng thành khoản thị trường chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu. Doanh thu từ mảng tư vấn và lưu ký chứng khoán tương đối ổn định, không có nhiều biến động so với năm 2019.  Tình hình chi phí Cùng với sự biến động của doanh thu thì tổng chi phí hoạt động kinh doanh cũng tương tự biến động theo. Bảng 2.7: Cơ cấu khoản mục trong chi phí của hoạt động kinh doanh của FPTS Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Lỗ các TSTC ghi nhận thông qua lỗ (FVTPL) 257 0,19% 6 0,01% (8) -0,01% Chi phí lãi vay, lỗ từ các khoản cho vay và phải thu 26.969 19,85% - - - - Chi phí hoạt động tự doanh 1 2 0,00% 31 0,02% Chi phí môi giới chứng khoán 84.063 61,87% 66.204 61,54% 102.339 71,44% Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành CK - - - - - - Chi phí tư vấn 938 0,69% 9.215 8,57% 9.376 6,54% Chi phí hoạt động đấu giá, ủy thác - - - - - -
  • 26. ký chứng khoán 15.202 11,19% 10.665 9,91% 11.944 8,34% Chi phí khác - - 156 0,15% - - Tổng chi phí hoạt động 135.872 100% 107.575 100% 143.257 100% (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Tổng chi phí hoạt động của công ty FPTS năm 2019 giảm từ 135.872 triệu VND xuống còn 107.575 triệu VND trong đó chi phí môi giới chứng khoán là chiếm tỷ trọng cao nhất 61,54% tổng chi phí với mức 66.204 triệu VND giảm 17.859 triệu VND so với năm 2018, bên cạnh đó công ty không phát sinh chi phí cho lãi vay, lỗ từ các khoản cho vay và phải thu. Chi phí tư vấn và chi phí khác tăng so với năm trước lần lượt là 9.125 triệu VND, 156 triệu VND, các chi phí còn lại đều giảm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí. Do khoảng giữa và cuối năm 2019 thị trường chứng khoán không sôi động, thanh khoản không cải thiện, số lượng tài khoản nhà đầu tư tăng trưởng chậm. Chính vì thế số giao dịch được thực hiện giảm mạnh kéo theo doanh thu và chi phí cũng giảm theo. Tuy nhiên, bất chấp tình dịch bệnh kéo dài, năm 2020 thị trường chứng khoán lại bắt đầu hoạt động nhộn nhịp trở lại, cuộc đua miễn giảm phí của các CTCK, các công ty Chứng khoán cạnh tranh quyết liệt cả về thị phần, khách hàng và nhân sự do số lượng công ty chứng khoán lớn so với quy mô thị trường, đặc biệt với các CTCK Hàn Quốc. Khiến cho chi phí hoạt động của công ty FPTS tăng so với hai năm trước đó, với mức 143.257 triệu VND. Chủ yếu là chi phí môi giới chứng khoán tăng 36.135 triệu VND so với năm 2019 vẫn giữ mức chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí và không phát sinh chi phí lãi vay, lỗ từ các khoản cho vay, phải thu và chi phí khác. Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong có cấu và đều tăng so với năm 2019 . Ngoài ra, còn một loại chi phí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chí phí quản lý doanh nghiệp của FPTS tăng đều qua các năm, lần lượt là 50.530 triệu, 52.058 triệu, 53.194 triệu VND, tuy nhiên thì mức tăng không lớn. Trong ba năm gần đây công ty thực hiện tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự không cần thiết thay vào đó là các công nghệ phần mềm hiện đại, tập trung nâng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Nhờ các chính sách hiệu quả mà trong ba năm chi phí quản lý doanh nghiệp tuy là có tăng nhưng lượng tăng không lớn, giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản tiền lớn trong thời kỳ kinh tế khó khắn hiện nay.  Phân tích lợi nhuận
  • 27. tích tình hình biến động của doanh thu và chi phí, ta có thể biết được nguyên nhân khiến cho lợi nhuận bị giảm trong 3 năm. Doanh thu tăng không nhiều bằng chi phí điều này sẽ kéo theo lợi nhuận của FPTS giảm. Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận sau thuế của công ty FPTS Đơn vị: Triệu VND (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm dần, năm 2019 giảm từ 489.981 triệu VND còn 214.296 triệu VND so với năm 2018. Với doanh thu đạt 386.646 triệu VND trong khi tổng chi phí hoạt động và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 159.633 triệu VND chiếm 41,3 doanh thu. Ngoài ra thu nhập khác của công ty cũng giảm 568 triệu VND so với năm 2018 còn 284 triệu VND. Nguyên nhân do thị trường chứng khoán không sôi động và suy giảm vào cuối năm, số công ty Chứng khoán lại quá nhiều so với quy mô thị trường dẫn đến cạnh tranh khốc liệt cả về thị phần, khách hàng và nhân sự. Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp chiến lược mạnh mẽ hơn để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Năm 2020, do thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục, điều này phần nào cho thấy sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lợi dụng điều này công ty đã có những chiến lược kinh doanh đem lại doanh thu tuy nhiên là tăng không nhiều, doanh thu đạt 403.535 triệu VND, nhưng chi phí hoạt động và chi phí quản lí là 196.451 triệu VND chiếm 48,68% doanh thu khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn giảm nhưng không nhiều, giảm 43.747 triệu VND tương đương 20,4% còn 170.549 triệu VND so với năm 2019. 2.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Do tính đặc thù của công ty chứng khoán trong kinh doanh dịch vụ tài chính là không có khoản mục hàng tồn kho nên chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn và chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh là bằng nhau. 489,981 214,296 170,549 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
  • 28. chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 Khả năng thanh toán ngắn hạn 4,36 5,63 2,68 1,28 -2,95 Khả năng thanh toán nhanh 4,36 5,63 2,68 1,28 -2,95 Khả năng thanh toán tức thời 0,87 0,12 0,17 -0,75 0,05 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn của FPTS trong năm 2019 đã được cải thiện so với năm 2018, tăng 1,28 lần đạt mức 5,63 lần, khi đó một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5,63 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã giảm được nợ ngắn hạn từ vay ngân hàng. Đến năm 2020, chỉ tiêu này của công ty giảm xuống còn 2,68 lần, lúc này một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,68 đồng. Do các khoản vay ngắn hạn tăng nhanh, đặc biệt là vay ngắn hạn ngân hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại ít hơn chỉ tiêu thanh toán của trung bình ngành (3,6 lần) điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thế của công ty, gây bất lợi cho FPTS khi sự cạnh trạnh trong thị trường ngàng càng gay gắt. Do lượng tiền mặt cũng như các khoản chứng khoán ngắn hạn có độ thanh khoản cao của công ty năm 2019 chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 50.280 triệu VND trong khi nợ ngắn hạn lên tới 412.633 triệu VND nên khả năng thanh toán tức thời tại FPTS giảm so với năm 2018 còn 0,12 lần. Có thể thấy rằng công ty trong năm 2019 đang gặp khó khăn về khả năng thanh toán bằng tiền. Để khắc phục tình trạng này đến năm 2020 công ty đã cho tăng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền lên đến 206.356 triệu VND nhưng khoản nợ ngắn hạn lại tăng nhiều hơn đạt 1.193.557 triệu VND khiến cho chỉ số khả năng thanh toán thức thời năm 2020 tăng 0,05 lần đạt 0,17 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,17 đồng tiền mặt. Tuy nhiên số với chỉ số trung bình ngành thì hệ số thanh toán tức thời của FPTS vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, trong tương lai công ty cần phải có những chính sách phù hợp để nâng cao được khả năng thanh toán đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 2.2.4 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 2020/2019
  • 29. 42,3% -15,1% -13,2% ROE 27,78% 10,5% 7,9% -17,3% -2,6% ROA 22,80% 8,5% 5,8% -14,3% -2,8% (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty qua các năm từ 2018 đến 2020 có xu hướng giảm dần. Năm 2019, Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) giảm 15,1% so với năm 2018, Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) giảm từ 27,78% xuống còn 10,5% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm còn 8,5%. Nguyên nhân là do doanh thu của FPTS giảm gần một nửa so với doanh thu của năm 2018 ( giảm từ 695.250 triệu VND còn 386.646 triệu VND) trong khi đó thì hai chỉ tiêu tổng tài sản và VCSH của công ty đều tăng. Biểu đồ 2.5: Sự biến động của ROS, ROA, ROE giai đoạn 2018-2020 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Đến cuối năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế do giãn cách xã hội tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp làm cho lợi nhuận sau thuế thu lại không cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận đi đến phá sản. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của FPTS tiếp tục giảm do sự tăng trưởng của doanh thu không lớn hơn sự tăng trưởng của chi phí cũng như vốn điều lệ và tài sản của Công ty ( vốn điều lệ năm 2020 tăng 120.273 triệu VND trong khi doanh thu chỉ tăng 18.889 triệu VND ). Chỉ số ROS giảm còn 42,3%, Chỉ số ROE, ROA cũng giảm, năm 2019 là 10,5% và 8,5% giảm xuống còn 7,9% và 5,8% năm 2020. Mặc dù tất cả các chỉ tiêu về khả năng sinh lời qua các năm của Công ty đều giảm nhưng không bị âm, tuy nhiên trong đó có chỉ tiêu ROE năm 2020 thấp hơn giá trị trung bình ngành (9,66%), 100 đồng VCSH mới tạo được 7,9 đồng lợi nhuận sau thuế. Cho thấy tình trạng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Nếu vẫn để các chỉ số này 70.500% 55.400% 42.300% 27.780% 10.500% 7.900% 22.800% 8.500% 5.800% .00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 ROS ROE ROA
  • 30. sẽ ảnh hưởng việc thu hút các nhà đầu tư vì vậy FPTS cần phải đưa ra những chính sách sử dụng và quản lý VCSH hiệu quả và ổn định hơn.  Phân tích ROA, ROE theo phương pháp Dupont Bảng 2.10 : Phân tích ROA, ROE theo phương pháp Dupont chỉ tiêu năm 2018 năm 2019 năm 2020 chênh lệch 2019/2018 2020/2019 ROS(%) 70,48 55,42 42,26 -15,06 -13,16 Số vòng quay tài sản (vòng) 0,32 0,15 0,14 -0,17 -0,01 Tỷ lệ tài sản trên VCSH (lần) 1,27 1,19 1,54 -0,08 0,35 ROA(%) 27,78 10,49 7,91 -17,29 -2,58 ROE(%) 22,8 8,53 5,76 -14,27 -2,77 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Ta có thể thấy, ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và số vòng quay tài sản, ROA của FPTS liên tục giảm trong 3 năm gần đây. Nhìn vào phương trình Dupont, ROA giảm là do ROS và số vòng quay tài sản đều giảm. Trong đó, ROS giảm do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Số vòng quay tài sản giảm do doanh thu thuần giảm nhiều hơn mức tăng của tổng tài sản. Các chỉ tiêu cấu thành nên ROE là ROA và tỷ lệ tài sản trên VCSH, tuy nhiên thì do ROA giảm dần qua các năm, đây cũng là nguyên nhận chính dẫn đến ROE giảm. Riêng tỷ lệ tài sản trên VCSH lại chỉ giảm vào năm 2019 từ 1,27 xuống còn 1,19 do tài sản và VCSH của công ty có tăng qua các năm nhưng lại tăng ít và tài sản tăng không nhiều bằng VCSH. Vào năm 2020, thì tốc độ tăng tài sản của công ty lớn hơn tốc độ tăng của VCSH nên khiến tỷ số này tăng từ 1,19 lên 1,54. Mức giảm của ROS lớn hiến mức giảm của tỷ lệ tài sản trên VCSH nên ROE trong 3 năm gần đây đều giảm. Để co thể tăng ROE, FPTS cần phản có các biện pháp gia tăng ROA, bên cạnh đó đầu tư vào hệ thống TSCĐ để nâng cao giá trị tổng tài sản. 2.2.5 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 Hệ số sử dụng TSNH 0,30 0,17 0,13 -0,14 -0,04 Hệ số sử dụng TSDH 3,36 1,95 2,09 -1,41 0,15
  • 31. dụng TTS 0,28 0,15 0,12 -0,12 -0,03 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty) Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số sử dụng TSNH năm 2019 giảm 0,14 lần so với năm 2018 khi đó một đồng TSNH sẽ đem lại 0,17 đồng doanh thu thuần. Năm 2020, hệ sô này vẫn tiếp tục giảm còn 0,13 lần, một đồng TSNH chỉ đem lại 0,13 đồng doanh thu thuần, nguyên nhân là ro doanh thu thuần của công ty giảm mạnh vào năm 2019 giảm 44,39% so với năm 2018 đến năm 2020 có chút khởi sắc nhưng lại tăng không nhiều chỉ tăng 4,37% trong khi TSNH tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy chính sách quản lý TSNH của công ty FPTS, không có hiệu quả khiến cho hoạt động kinh doanh không mang lại doanh thu cao. Hệ số sử dụng TSDH giảm vào năm 2019, giảm từ 3,36 lần( năm 2018) còn 1,95 lần, một đồng TSDH chỉ đem lại 1,95 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2020, hệ số này tăng 0,15 lần so với năm trước, đạt 2,09 lần khi đó một đồng TSDH đem lại 2,09 đồng doanh thu thuần, nguyên nhân khiến cho hệ số này tăng nhẹ là ro doanh thu thuần của năm 2020 tăng so với năm 2019. Trong khi TSNH có xu hướng tăng thì TSDH lại có xu hướng giảm qua các năm cho thấy là công ty không đầu tư TSDH mà chỉ giảm do khấu hao và thanh lý TSDH. Tuy nhiên, công ty có dự định đầu tư để mở rộng kinh doanh, mở thêm chi nhánh thì tỷ số này sẽ có những biến động tương đối trong tương lai. Để đánh giá khả năng quản lý tài sản một cách khái quát hơn, thì ta cần phân tích đến hệ số sử dụng tổng tài sản. Nhìn chung từ năm 2018 đến 2020 hệ số này có xu hướng giảm dần, giảm từ 0,28 lần còn 0,12 lần, cho ta biết rằng 1 đồng tổng tài sản chỉ đem lại 0,12 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do tổng tài sản có tăng qua các năm nhưng doanh thu thuần lại giảm hoặc tăng không nhiều. Do sự ảnh hưởng của nền kinh tế mà hệ số sử dụng tài sản có xu hướng xấu đi trong ba năm, công ty cần xem xét một cách thận trọng, kỹ càng trước khi đưa ra các quyết định nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản. 2.2.6 Phân tích chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn Bảng 2.11: Chỉ tiêu cơ cấu vốn của FPTS năm 2018-2020 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 tỷ số nợ trên TTS (D/A) 21,1% 16,4% 35,2% Tỷ số nợ trên VCSH (D/E) 26,7% 19,6% 54,2% (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC của công ty)
  • 32. số nợ trên tổng tài sản (D/A) đạt 21,1% có nghĩa là một đồng tài sản sẽ được hình thành từ 0,211 đồng nợ và tỷ số nợ trên VCSH (D/E) đạt 26,7% có nghĩa là trong một đồng vốn kinh doanh thì được hình thành từ 0,267 đồng nợ. Nhưng đến năm 2019, do vay ngắn hạn giảm nên hai hệ số này giảm mạnh, lần lượt đạt 16,4% và 19,6%. Hai chỉ tiêu này của FPTS thấp hơn nhiều so với trung bình ngành (lần lượt là 29,1% và 79,9%) do Công ty chủ trương sử dụng nguồn vốn tự có cho hoạt động kinh doanh. Việc này sẽ giúp Công ty chủ động trong hoạt động, không chịu áp lực chi phí lãi vay và dễ dàng huy động tiền vay khi cần thiết. Năm 2020, tỷ số này lại tăng, lớn hơn rất nhiều so với năm 2018 và 2019, tỷ số D/A đạt 35,2%, tỷ số D/E đạt 54,2%. Nguyên nhân do các khoản nợ phải trả tăng nhiều hơn sao với VCSH, Nợ phải trả năm 2020 tăng gần 800.000 triệu VND so với năm 2019 trong khi VCSH tăng có 91.145 triệu VND. Cho thấy được rằng, công ty đã sử dụng nguồn vốn huy động được vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù, năm 2019 hai tỷ số này có xu hướng giảm nhưng đến năm 2020, dưới sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID 2019 nên nền kinh tế thì hai tỷ số này của công ty đã tăng thậm chí còn tăng rất nhiều, cho thấy những nỗ lực của công ty nhằm hạn chế rủi ro thanh toán nợ khi có biến động xảy ra. 2.2.7 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý rủi ro Với bất kỳ một loại hình kinh doanh nào thì đều phải đối mặt với rủi ro, vì vậy kiểm soát được rủi ro, đảm bảo an toàn về tài chính luôn được các doanh nghiệp, CTCK để tâm tới. Bảng 2.12: Chi tiết giá trị rủi ro của công ty FPTS Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Giá trị rủi ro/vốn khả dụng năm 2019 Giá trị rủi ro/vốn khả dụng năm 2020 Tổng giá trị rủi ro thị trường 29.874 54.899 Tổng giá trị rủi ro thanh toán 21.810 29.724 Tổng giá trị rủi ro hoạt động 60.000 60.000 Tổng giá trị rủi ro 111.684 144.623 Vốn khả dụng 2.194.250 2.260.358 Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 1965% 1563% (Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm 2019, 2020) Theo bảng số liệu, nhìn chung qua các năm công ty đều cố gắng giữ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ở mức cao, cao hơn rất nhiều so với giá trị trung bình ngành. Năm 2018, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng là 1769% đến năm 2019 tăng lên tới 1965%, cao nhất trong
  • 33. nhiên sang năm 2020 do tác động xấu của nền kinh tế lên thị trường chứng khoán khiến cho tổng giá trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán lần lượt tăng so với năm 2019 và tỷ lệ an toàn vốn khả dụng giảm còn 1563%. Trong đó thì mức rủi ro hoạt động luôn được công ty duy trì là 60.000 triệu VND, cho thấy được công ty vẫn kiểm soát được các rủi ro về lỗi hệ thống, lỗi kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ ở mức an toàn, tuy nhiên thì giá trị chi phí hoạt động phát sinh năm 2020 tăng so với năm 2019 vì chi phí này tăng sẽ khiến cho tổng chi phí sau giảm trừ sẽ bị tăng, nếu 25% giá trị của tổng chi phí này tăng cao hơn 20% vốn pháp lý thì mức độ ảnh hưởng của rủi ro hoạt động đến công ty càng lớn. Để hiểu rõ hơn về hai nguyên nhân khiến cho tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của công ty bị giảm ta sẽ tiến hành phân tích chi tiết về rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán, như sau:  Giá trị rủi ro thị trường Rủi ro thị trường bao gồm 4 loại rủi ro chính là rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro hàng hoá và rủi ro về giá khác. Theo như báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính của FPTS trong năm 2019, 2020 tồn tại hai loại rủi ro là rủi ro về tiền tệ và rủi ro lãi suất. Đối với khoản mục rủi ro về tiền và các khoản tương đương tiền có quy mô rủi ro giảm do công ty năm 2020 giảm lượng tiền xuống so với năm 2019, tuy nhiên thì hệ số rủi ro là 0% nên công ty không chịu rủi ro. Còn rủi ro về lãi suất, năm 2020, trái phiếu với quy mô rủi ro là 70.000 hệ số rủi ro 40% và cổ phiếu với giá trị rủi ro 28.899 triệu VND, năm 2019 với cổ phiếu là 29.874 triệu VND. Đây là nguyên nhân khiến cho rủi ro thị trường của công ty năm 2020 tăng lên so với năm 2019. Nếu rủi ro thị trường càng tăng thì sẽ dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của công ty sẽ giảm.  Giá trị rủi ro thanh toán Bảng 2.13: chi tiết giá trị rủi ro thanh toán của công ty FPTS Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Giá trị rủi ro năm 2019 Giá trị rủi ro năm 2020 Rủi ro trước thời hạn thanh toán 10.924 17.471 Rủi ro quá thời hạn thanh toán 10.885 10.885 Rủi ro tăng thêm 0 1.368 Tổng 21.809 29.724 (Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm 2019, 2020)
  • 34. thời hạn thanh toán của công ty liên quan trực tiếp đến các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo, các khoản phải thu từ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và các khoản có tiềm ẩn rủi ro thanh toán khác với tổng giá trị rủi ro năm 2020 là 17.471 triệu VND tăng 6.547 triệu VND so với năm 2019. Rủi ro quá thời hạn thanh toán của cả 2 năm điều là 10.1885 triệu VND và chỉ tồn tại khoản mục có thời gian thanh toán là 60 ngày trở đi với hệ só rủi ro là 100%. Nếu hệ số này càng cao thì thời gian quá hạn thanh toán chuyển giao chứng khoán của khách hàng càng lớn, trong 2 năm 2019 và 2020 bằng chính sách phòng rủi ro thì FPTS đã giữ được cho giá trị rủi ro này không đổi. Đối với khoản mục rủi ro tăng thêm, năm 2019 không có phát sinh giá trị rủi ro có khoản mục này nhưng đến năm 2020 thì khoản mục này lại tăng. Nguyên nhân là do phát sinh rủi ro ở các khoản tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm tại Việt Á Bank với quy mô rủi ro là 13.680 triệu VND với mức tăng thêm 10% khiến cho rủi ro tăng thêm 1.368 triệu VND. Ngoài ra còn khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TP Bank với quy mô rủi ro là 3.600 triệu VND tuy nhiên thì mức tăng thêm là 0% nên không phát sinh thêm rủi ro cho công ty. Tổng quan lại, ta thấy được tổng giá trị rủi ro của FPTS năm 2020 tăng so với năm 2019, 7.915 triệu VND phán ánh mức độ tổn thất xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn đang tăng. Vì vậy, công ty cần phải xây dựng chính sách hạn chế rủi ro để tránh cho mức độ rủi ro thanh toán tăng thêm trong tương lai. 2.2.8 So sánh các chỉ tiêu kinh tế cơ bản với một số doanh nghiệp cùng ngành. Để có một góc nhìn bao quát, khách quan hơn về vị thế, quy mô của công ty cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh trên TTCK trong nước, ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu kinh tế của công ty FPTS với một số công ty tiêu biểu là: CTCP chứng khoán SSI, CTCP chứng khoán VNDirect và CTCP chứng khoán Sài Gòn Hà Nội. Bảng 2.15: Quy mô tài sản của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND Công ty 2018 2019 2020 SSI 23.825.627 27.044.115 35.769.528 VND 10.534.641 11.577.034 14.976.084 SHS 4.868.960 6.072.678 6.929.743 FTS 2.501.713 2.523.655 3.395.723 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty)
  • 35. liệu, ta thấy được quy mô tài sản của các công ty đều có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên là lượng tăng không nhiều. chủ yếu là tăng do các công ty thanh lý tài sản và mua một số bản quyền phần mềm công nghệ. So với các CTCP chứng khoán lớn như SSI, VND thì quy mô tài sản của FPTS nhỏ hơn và chỉ chiếm 9,4%, bằng một nửa so với SHS. Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh thu của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND (Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty) Biểu đồ 2.7: Tình hình LNST của SSI, VND, SHS, FPTS năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu VND (Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty) Với sự tác động xấu của nền kinh tế bới dịch bệnh, giãn cách xã hội khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không mang lại doanh thu và lợi nhuận. Do vậy, mà một số cổ phiếu mà các công ty chứng khoán nắm giữ bị tụt dốc không phanh trên TTCK gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Tình trạng chung, doạn thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm vào năm 2019. Đến năm 2020, TTCK biến động theo hướng tích cực bất chấp tình hình căng thẳng của đại dịch COVID-19, cùng với những thay đổi quy định có lợi cho các công ty chứng khoán trong Luật Chứng khoán 2019 đã giúp cho doanh thu của các công ty này tăng so 2020. Bên cạnh đó, do SSI VND SHS FTS 2018 3672838.0 1538489.0 1243593.0 695244.0 2019 3234978.0 1501878.0 1067385.0 386645.0 2020 4366801.0 2134529.0 1805024.0 403535.0 - 1000000.0 2000000.0 3000000.0 4000000.0 5000000.0 2018 2019 2020 SSI VND SHS FTS 2018 1302937.0 373136.0 368081.0 489980.0 2019 907097.0 382659.0 254638.0 214296.0 2020 1255932.0 692767.0 754312.0 170549.0 .0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 1400000.0 2018 2019 2020
  • 36. liên tiếp của các công ty chứng khoán và sự chen chân của các công ty chứng khoán Hàn Quốc dẫn đến sự cạnh tranh khách hàng càng gay gắt hơn. Vì nguyên nhân này mà chi phí hoạt động ở các công ty đều tăng, khiến cho lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1/3 so với doanh thu. So với các đối thủ trên thì lợi nhuận sau thuế của FPTS đang có xu hướng giảm dần và nhỏ vì vậy công ty cần phải có những chính sách tăng doanh thu giảm thiểu chi phí để nâng cao lợi nhuận cho công ty của mình. Biểu đồ 2.8: Chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của các công ty năm 2018-2020 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các công ty) So sánh các chỉ tiêu thuộc nhóm hệ số lợi nhuận giữa các công ty trong giai đoạn từ năm 2018-2020, ta thấy được điểm chung giữa các công ty SSI,VND, SHS là chỉ tiêu ROS, ROA, ROE điều giảm vào năm 2019 và tăng lại vào năm 2020, Riêng FPTS thì các chỉ tiêu này liên tục giảm, năm 2018 các chỉ tiêu này của công ty đều lớn hơn rất nhiều so với 3 công ty còn lại nhưng đến năm 2020 thì lại giảm sút mạnh thậm chí còn thấp nhất so với 3 công ty. Đều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thu hút đối với các đối tác tín dụng và sức cạnh tranh với các đối thủ trên TTCK. 035% 028% 029% 024% 025% 032% 029% 033% 042% 070% 055% 042% 000% 020% 040% 060% 080% 2018 2019 2020 ROS 006% 004% 004% 004% 003% 003% 008% 005% 012% 023% 009% 006% 000% 010% 020% 030% 2018 2019 2020 ROA 015% 010% 013% 014% 013% 020% 022% 011% 025% 028% 010% 008% 000% 010% 020% 030% 2018 2019 2020 ROE SSI VND SHS FTS
  • 37. tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPT. 2.3.1 Kết quả đạt được Trong những năm gần đây, trước sự khó khăn của nền kinh tế, bằng sự quyết tâm và chính sách hiệu quả, công ty FPTS nằm trong TOP 10 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền tại cả Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Ngoài ra, xếp hạng thứ 7 trong TOP 10 về thị phần môi giới chứng khoán phái sinh. Năm 2020, thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền tại hai Sở giao dịch chứng khoán HOSE và HNX lần lượt là 3,76% và 4,31% (Thị phần môi giới năm 2019 tại HOSE là 2,58% và tại HNX là 4,18%). Trong cơ cấu nguồn vốn, lượng VCSH chiếm tỷ trọng lớn, điều này giúp công ty giảm được áp lực chi trả lãi vay từ những khoản nợ, có thể thấy được công ty tự chủ về nguồn tài chính, giảm thiểu rủi ro. Năm 2020, công ty đã tăng dần tỷ trọng của Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đầu tư để khắc phục những điểm yếu của việc sử dụng VCSH, đồng thời sử tận dụng những điểm mạnh của những khoản nợ để đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty. Và mức độ này vẫn trong khả năng quản lý của công ty, đảm bảo được khả năng thanh toán luôn tốt. Công ty đầu tư nhiều vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn , đây là một khoản mục đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Ngoài ra FPTS còn tăng khoản tiền gửi ngân hàng nhằm kiếm lời từ lãi tiền gửi từ nguồn tiền nhàn rỗi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, giảm chi phí phát sinh khi bảo quản tiền mặt tại quỹ bởi những biến động lạm phát, rủi ro thị trường. Công ty có khả năng thanh toán tương đối tốt, đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Điều này giúp FPTS tạo dựng uy tín đối với các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và khách hàng. FPTS luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng ở mức cao đảm bảo yêu cầu cầu của Bộ Tài chính cũng như Uỷ ban chứng khoán. Mặc dù chỉ số này không phản ánh được hết sức khoẻ tài chính của một doanh nghiệp nhưng vẫn là một chỉ tiêu quan trọng nói lên tính thanh khoản, khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ và rủi ro của công ty. Cho thấy FPTS luôn nằm trong nhóm lành mạnh, khẳng định được sức cạnh tranh, uy tín của công ty.
  • 38. nhất, lợi nhuận sau thuế của công ty bị giảm rất nhiều so với năm 2018 mặc dù năm 2020 có khởi sắc hơn 2019 nhưng không nhiều, dẫn tới lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng giảm theo, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với những cổ đông, nhà đầu tư vào công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh giảm chính là nguyên nhân chính của sự giảm lợi nhuận sau thuế. Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm qua các năm, công ty cần phải có những biện pháp quản lý và sử dụng TSNH và TSDH một cách có hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, từ đó nâng cao năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ ba, các chỉ số về tỷ suất sinh lời như ROS, ROE, ROA giảm qua các năm, cho thấy được hoạt động kinh doanh của FPTS có khả năng sinh lời không nhiều, nếu còn tiếp tực giảm sẽ ảnh hướng lớn đến việc thu hút vốn đầu tư từ các đối tác tín dụng. Thứ tư, mặc dù các chỉ tiêu đánh giá về quản lý của công ty hiện nay vẫn ở mức kiểm soát được nhưng lại có xu hướng tăng, ở mức cao, công ty cần phải có chính sách để giảm thiểu rủi ro một cách tối ưu nhất tránh khiến cho tỷ lệ an toàn vốn khả dụng bị giảm. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể kể đến do những khó khăn về tình hình kinh tế của đất nước trong thời kỳ Covid. Làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành đang ngày càng khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh đang có nhiều chính sách gây bất lợi cho công ty, như chiến lược về giá, về phân phối. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. Biện pháp quản lý và sử dụng TSNH và TSDH của công ty chưa hợp lý dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản của công ty bị giảm. Chính sách giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động vẫn chưa hiệu quả, vẫn chiếm tỷ trọng nhiều so với doanh thu dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty không cao.
  • 39. SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 3.1 Định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của công ty FPTS tiếp tục thận trọng trong các hoạt động đầu tư, lựa chọn danh mục chứng khoán cho vay, lựa chọn áp dụng các giải pháp bảo mật trong các giao dịch chứng khoán với nhà đầu tư, công bố thông tin minh bạch tạo niềm tin cho khách hàng và cổ đông FPTS. Về con người, FPTS tiếp tục với định hướng mở rộng đội ngũ nhân sự đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FPTS đề cao đạo đức nghề nghiệp, nhằm đạt được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng Về công nghệ, FPTS tiếp tục kiên định với định hướng: Không ngừng đầu tư nghiên cứu, tận dụng mọi thế mạnh công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 472 tỷ đồng, LNTT 260 tỷ đồng. So với năm 2020, FTS kỳ vọng doanh thu tăng 6,03% và LNTT tăng 3,9%. Cổ tức dự kiến trong mức 5%. Những con số trên được đưa ra dựa trên tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.250 – 1.300 điểm vào cuối năm 2021. 3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty  Quản lý chi tiêu hiệu quả giảm chi phí kinh doanh của công ty Cùng với sự phát triển của công ty, vấn đề giảm thiểu chi phí phải luôn đặt lên hàng đầu bởi vì chi phí là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất cứ dự án kế hoạch đầu tư và kinh doanh nào của công ty. Vì vậy cần phải có những phương thức, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, chi phí kinh doanh một cách hiệu quả, chẳng hạn như: - Thực hiện đánh giá thường xuyên sự phù hợp của hệ thống định mức chi phí hiện hành. Từ đó điều chỉnh các chính sách theo hướng cải tiến, tiết kiệm hơn trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ thông tin và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Giám sát và kiểm tra sát sao quá trình thực hiện các định mức chi phí đặc biệt là các khoản chi phí dễ biến động, tránh tình trạng sử dụng lãng phí sai mục đích. - Thiết lập chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận hợp lý đối với công ty để trách tình trạng lãng phí nguồn vốn cũng như dễ dàng trong việc quản lý chi phí.
  • 40. đa nhân viên quản lý, chỉ giữ lại những cán bộ có năng lực, trách nhiệm với công ty.  Tăng cường quản lý, sử dụng tài sản cố định để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Tiến hành đầu tư phải thực hiện phân loại rõ ràng từng nhóm tài sản cố định, xác định số tài sản cố định sử dụng không hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. Đồng thời việc mua sắm thêm TSCĐ cũng phải gắn liền với nhu cầu thực tế tránh tình trạng đầu tư dư thừa gây lãng phí. - Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng hư hỏng không sử dụng được. - Chú trọng nâng cao tay nghề cho nhân viện trực tiếp sử dụng TSCĐ. Định kỳ tiến hành bảo trì sử chữa tránh tình trạng làm dán đoạn quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.  Tăng cường các chiến lược Marketing thu hút khách hàng, đẩy mạnh toàn diện các nghiệp vụ của công ty. Với sự phát triển của TTCK hiện nay, có rất nhiều các công ty kinh doanh chứng khoán ra đời kiến cho thị phần về khách hàng cạnh tranh một khắc nghiệt hơn. Công ty cần phải có một chiến lược Marketing để quảng bá về các nghiệp vụ của công ty nâng cao vị thế trên TTCK . Tạo lập sự tin tưởng đối mới khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần phải đẩy mạnh toàn diện các nghiệp vụ, thế mạnh của công ty, đặc biệt là môi giới chứng khoán và dịch vụ tư vấn. Để nâng cao năng lực tài chính, công ty cần phải có những chính sách hợp lý nhằm giữ ROA, ROE luôn ở mức cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận giữ lại để bổ sung VCSH, mở rộng kinh doanh. Nhờ vào tỷ số tài chính lành mạnh khả quan thì giá trị và uy tín của công ty sẽ được nâng cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng được tăng lên.  Mở rộng phạm vi hoạt động Tại các tình thành việc đầu tư chứng khoán đối với người dân còn tương đối là mới lạ nhưng lại là thị trường hết sức tiềm năng. Công ty cần phải mở rộng thêm phạm vi hoạt động, mở chi nhánh ra các tỉnh thành phố. Ngoài việc sẽ tìm kiếm được những đối tượng khách hàng tiềm năng mới, mặt khác tại các trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh số lượng các công ty kinh doanh chứng khoán là rất lớn nên sự cạnh tranh cũng
  • 41. việc phát triển ở những thị trường mới sẽ giúp giảm các chi phí cạnh tranh, tăng doanh thu cho công ty.  Tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy trình nghiệp vụ phải được kiểm soát chặt chẽ đúng với pháp luật. Phát triển nghiệp vụ mới phải đi đôi với khả năng kiểm soát rủi ro, nâng cao năng lực quản trị điều hành kiểm soát bằng những công nghệ hiện đại. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và nhân viên về cả năng lực nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp để phòng chống tội phạm và rủi ro. 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và uỷ ban chứng khoán nhà nước 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước Xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch rõ ràng: đối với bất kỳ thị trường, loại hình kinh doanh nào đều phải chịu sự chi phối quản lý của hệ thống pháp luật . Vì vậy, với sự phát triển của thị trường, xu thế toàn cầu hoá, công nghệ số thì các cơ quan chức năng cần có sự thay đổi, điều chỉnh các quy định pháp lý sao cho phù hợp, giúp thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán phát triển bền vững lâu dài. - Điều chỉnh chính sách vĩ mô đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở mức cao và ổn định. - Tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung theo hướng thông lệ quốc tế. - Tuyên truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng như sách báo, internet,… giúp nâng cao hiểu biết của người dân về thị trường chứng khoán giúp nâng cao hoạt động của các công ty chứng khoán. 3.3.2 Đối với uỷ ban chứng khoán nhà nước Tăng cường năng lực giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, có kịch bản phòng ngừa khủng hoảng, đảm bảo hoạt động ổn định của khu vực tài chính quốc gia. Siết chặt kỷ cương kỷ luật của thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
  • 42. thể đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong thị trường chứng khoán, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro thì việc nắm bắt được tình hình thị trường cũng như hiểu rõ hơn về năng lực tài chính của công ty chứng khoán là rất quan trọng đói với chính công ty và những đối tượng quan tâm. Sau khi nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán FPTS, em nhận thấy được công ty có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Từ lúc công ty thành lập đến nay, bằng sự nỗ lực không ngừng công ty đã tạo lập được uy tín trên thị trường và trong măt khách hàng và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường chứng khoán như hiện nay, sự thành lập liên tiếp của các công ty chứng khoán, khiến cho khối lượng khách hàng chở nên khan hiếm kiếm cho tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trở nên khó khăn hơn đem lại ít doanh thu, lợi nhuận. Việc phân tích tình hình tài chính của công ty giúp cho em có cái nhìn khái quát hơn về các công ty chứng khoán nói chung và công ty FPTS nói riêng. Do khả năng, kiến thức của bản thân còn hạn, nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Và thời gian nghiên cứu có hạn, em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập, phân tích, nhận xét đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Em mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới, giảng viên khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 43. KHẢO 1. Nhiều tác giả (2020), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội. 2. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Tấn Bình dịch (2008), “Higgins: Phân tích quản trị tài chính”, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 4. FPTS (2018-2020), Báo cáo thường niên FPTS, Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo tỷ lệ an toàn vốn. 5. Nhiều tác giả (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 6. Nhiều tác giả (2008), Quản trị tài chính đầu tư – Lý thuyết và ứng dụng, NXB Lao động xã hội. 7. Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, NXB Giao thông vận tải. 8. Nguyễn Trường Phú và Hồ Quốc Tuấn dịch (2010), Mary Buffett. David Clark: Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Bufeett, NXB Trẻ. 9. Brealey, Myers,Allen (2006), Principles of Corporate Finance, McGraw- Hill Irwin. 10. Brigham, Houston (2004), Fundamentals of Financial Management, 10th edition, Harcourt College Publisher. 11. Ross, Westerfield, Jaffe (2005), Corporate Finance, 7th edition, McGraw- Hill Irwin. 12. https://finance.vietstock.vn/ 13. https://www.cophieu68.vn/index.ph