Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên. Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)

Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  


Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ

Bài tiểu luận tham khảo này hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bộ môn Giáo dục học

Nguồn: thuvienmienphi

3 Đánh giá
Tài liệu rất tốt (2)
Tài liệu tốt (1)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)

phanhiep198

11/22/2021 6:53:33 AM

kim-nguyen2-3

12/24/2021 11:25:31 AM

bài viết hay, rất đáng đọc

anhgiang

3/12/2022 7:13:04 PM

Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học
20
Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học
5 MB
Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học
0
Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học
123

Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Bài tiểu luận môn Giáo dục học Phương pháp giáo dục: Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực tiễn xã hội 1. Khái niệm  Là phương pháp giáo dục nhằm mục đích gắn học sinh với cuộc sống thiên nhiên, với cộng đồng xã hội, qua đó hình thành ý thức, thói quen và hành vi văn minh. Các hoạt động thực tiễn rất đa dạng có thể chia thành 3 dạng chính:  Hoạt động thiên nhiên Hoạt động xã hội Hoạt động vui chơi giải trí 2. Cơ sở khoa học  Các hoạt động thực tiễn xã hội tác động trực tiếp đến hành vi của đối tượng giáo dục, từ đó: - Tạo điều kiện để cho hành vi của học sinh phù hợp với các chuẩn mực được bộc lộ và rèn luyện. - Điều chỉnh những hành vi sai lệch chuẩn mực. 3. Ưu điểm và hạn chế - Trong quá trình hoạt động với thiên nhiên, các em được rèn luyện kĩ năng lao động và thói quen tìm hiểu thiên nhiên, yêu quý tôn trọng và bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên - Trong quá trình hoạt động xã hội, các em được tiếp xúc làm việc với nhiều người => học tập được tinh thần, thái độ, phương pháp lao động, phong cách giao tiếp, ứng xử với mọi tâng lớp trong xã hội. - Trong hoạt động vui chơi giải trí, các em sẽ hình thành và phát triển tính sáng tạo, tinh thần tập thể và các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tiểu luận môn Giáo dục học tiểu học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAITRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAIGIÁO DỤC HỌCNHÓM 2NĂM HỌC: 2014- 2015CHUYÊN ĐỀ 1Chương 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌCI.1)Giáo dục học là một khoa học.Đối tuợng của Giáo dục học:Khi nghiên cứu khoa học ta thường bắt đầu từ việc xem xét đốitượng của nó vì đối tượng nghiên cứu của một khoa học là mộtphần của thế giới khách quan mà lĩnh vực khoa học đó tập trungnghiên cứu đẻ tìm ra những quy luật vận động của nó. Trong khoahọc hiện đại thì bộ môn nghiên cứu Giáo dục học có đối tượngnghiên cứu rất đặc biệt.Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục conngười và là một bộ môn của khoa học giáo dục, trong các khoa họcxã hộiĐối tuợng nghiên cứu của giáo dục học chính là quá trình giáo dụccon người, với tư cách là là một quá trình hình thành con người mộtcách có ý thức, có mục đích, có tổ chức quản lí một cách khoa học,nghĩa là nghiên cứu giáo dục trong sự vận động, phát triển với tínhchất là một quá trình xã hội bộ phận.Giáo dục học dụa trên các khoa học để tiến hành nghiên cứu và tổchức các họat động giáo dục, được chia làm 4 phần : Những vấn đềlí luận chung, Lý luận dạy học, Lí luận giáo dục va Lý luận quản lí nhàtrường . Mỗi phần có những nội dung nghiên cứu đặc trưng .2) Những khái niệm phạm trù cơ bản :Giáo dục học là hệ thống các khái niệm, phạm trù có quan hệvới nhau tạo thành lí thuyết chặt chẽ, sau đây là một số khái niệmquan trọng trong giáo dục học :-Giáo dục : Là khái niệm cơ bản nhất, quan trọng nhất của Giáodục học.Về bản chất : giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu nhữngkinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài ngườiVề hoạt động : giáo dục là quá trình tác động đến đối tượng giáodục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách .Về mặt phạm vi: khái niệm giáo dục bao hàm nhiều cấp độ khácnhau:+ Ở cấp độ rộng thứ nhất : giáo dục được hiểu là quá trình hìnhthành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan, cóý thức và không có ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh xã hội đối vớicác cá nhân. Đó là quá trình xã hội hóa con người. Ngày nay thựctiễn giáo dục đã phát triển rộng, sâu sắc hơn nhiều, vì thế nội dunggiáo dục đã phát triển hơn trước, đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoànthiện của mọi người.+Ở cấp độ thứ hai : giáo dục có thể hiểu là hoạt động có mục đíchcủa xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có kế hoạch, có hệthống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách( giáo dục xã hội ).+Ở cấp độ thứ ba: giáo dục được hỉêu là quá trình tác động có kếhoạch , có nội dung và phương pháp khoa học của các nhà sư phạmtrong nhà trường tới học sinh nhằm giúp nâng cao nhận thức, pháttriển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách. Đó là quátrình sư phạm , được chia thành hai quá trình là dạy học và giáo dụctheo nghĩa hẹp.+ Ở cấp độ thứ tư: giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng đểhình thành những phẩm chất đạo đức cụ thể thông qua việc tổ chứccuộc sống, hoạy động và giao lưu. Ở cấp độ này khái niệm giáo dụcngang bằng với khái niệm dạy học ( Giáo dục nghĩa hẹp).=> Tóm lại, giáo dục là quá trình xã hội hóa, hình thành nhân cáchcủa mỗi con người, được thực hiện trong quá trình xã hội hóa, đadạng hóa, là công việc của toàn xã hội phù hợp với tính quy luật củahoạt động giáo dục thông qua quá trình giáo dục.-Giáo dưỡng : là quá trình cung cấp kiến thức khoa học, hìnhthành phương pháp nhận thức và kĩ năng thực hành sáng tạo chohọc sinh thông qua con đường dạy học, vậy giáo dưỡng là qua trìnhbồi dưỡng học vấn cho học sinh.-Dạy học : đây là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thểvới một nội dung khoa học, được thực hiện thao một phương phápsư phạm đặc biệt. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạtđông học diễn ra song song do nhà trường tổ chức, thầy giáo thựchiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học vàhình thành lỹ năng hoạt động, vận dụng tri thức vào cuộc sống,nâng cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cáchcho người học.+Day và học là hai quá trình tương tác lẫn nhau, cái này cho sựxuất hiện, vận động phát triển của hoạt động kia, chúng chế ước bổsung cho nhau bắt đầu từ việc dạy. Trong đó vai trò quan trọng, tínhchất chủ thể của học sinh dưới tác động của người thầy làm chohoạt động học diễn ra năng động, sáng tạo, giúp học sinh có thểchuyển hóa từ những kiến thức chung thành vốn riêng của mình.+ Day học khác với giáo dục đó là việc đánh giá hiệu quả phảikết hợp chặt chẽ giữa kiến thức – tình cảm – niềm tin và biểu lộ ra ởthói quen và hành vi, lối sống của con người trong các mối quan hệxã hội.Dạy học là con đường cơ bản để thực hiên mục đích giáo dục xãhội. Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi các nhân phát triển,thành đạt.II.Vị trí giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dục1) Vị trí của giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dụcKhoa học giáo dục là hệ thống bao gồm các khoa học bộ phậncùng nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của hoạt động giáo dục.trong cấu trúc của hệ thống khoa học giáo dục, trong các tài liệutổng kết về lịch sử phát triển của nó thường được trình bày như sau:-Lịch sử giáo dục+Nội dung trình bày tổng quát về sự phát triển giáo dục ở cácgiai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh các kinh nghiệmgiáo dục, các tư tưởng giáo dục tiến bộ, giúp cho các nhà nghiên cứu,các nhà giáo dục kế thừa và phát huy được những tinh hoa, nhữngtư tưởng và xu hướng tiến bộ về giáo dục từ trước tới nay.+Trong lịch sử giáo dục(và trong khoa học giáo dục nói chung)nguyên tắc lịch sử được áp dụng triệt để, đặc biệt trong việc đánhgiá , chọn lọc các hiện tượng giáo dục, tìm ra bản chất giáo dục ởtừng giai đoan lịch sử, xu hướng phát triển và tiến bộ của giáo dụclàm cơ sở cho viêc xây dựng và phát triển những vấn đề mới tronggiáo dục.-Các ngành giáo dụcGồm có giáo dục học đại cương, trong đó trình bày cơ sở lí luậnchung, những vấn đề cơ bản về lí luận giáo dục và dạy học. cung cấpcho các nhà nghiên cứu giáo dục các quan điểm phương pháp luận,những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức thưc hiện và quản lícác quá trình giáo dục phù hợp với khoa học giáo dục đáp ứng yêucầu khách quan của kinh tế- xã hội đối với giáo dục.2) Quan hệ với tâm lí học-Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các quá trình, các trạng tháivà các phẩm chất tâm lí muôn vẻ của con người Là những cái đượchình thành và nảy sinh trong cuộc sống, là sự phản ánh của conngười trước hiện thực khách quan. Tâm lí học trang bị cho giáo dụchọc cơ sở khoa học về việc xây dựng lí luận và tổ chức hoạt độngthực tiễn cho trẻ em theo các thời kì với những đặc điểm phát triểntâm lí theo lứa tuổi ,thậm chí theo cá nhân trong từng hoạt độnglàm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức quá trình sư phạm.-Tâm lí học hiện đại đã khẳng định, trẻ em phát triển qua cácthời kì, mỗi giai đoạn sau là sự tiếp nối cuả giai đoạn trước và chuẩnbị cho các bước phát triển tiếp theo. Mỗi thời kì lứa tuổi có cónhững đặc điểm phát triển riêng thể hiển ở hoạt động chủ đạo.-Từ tâm lí học đại cương phát triển thành các bộ môn tâm líhọc các lứa tuổi. ví dụ : tâm lí học vườn trẻ, tâm lí học mẫu giáo,Tâm lí học phổ thông và tâm lí học người lớn ; tâm lí học chuyênngành.Vd: tuổi nhà trẻ 12- 36 tháng có hoạt động chủ đạo là hoạtđộng với đồ vật, vì thế các giáo viên mầm non thông qua viêc chotrẻ tiếp xúc với đồ vật mà hình thành phát triển chức năng của trẻ.=> Tóm lại, tâm lí học là cơ sở khoa học của giáo dục học. Chỉ cóhiểu biết tâm lí mới có thể tổ chức khoa học quá trình giáo dục mớituân theo quy luật phát triển tâm lí và tránh được sự áp đặt giáodục.3) Quan hệ với phương pháp giảng dạy bộ môn-Xuất phát từ lí luận giáo dục học đại cương, người ta đi sâuvận dụng nó trong quá trình giáo dục thông qua các môn học cụ thểdo đó đươc gọi là giáo dục học bộ môn (toán, lí, hóa, văn,.. ) hoặctheo thói quen ta vẫn gọi pháp bộ môn. Vậy là phương pháp giảngdạy bộ môn là một ngành hẹp của khoa học giáo dục, chuyên nghiêncứu đặc điểm ứng dụng cơ sở lí luận chung về giáo dục, tính quy luậtcủa việc giáo dục trong một môn học cụ thể ở nhà trường.-Dù mức độ nghiên cứu ứng dụng rộng hay hẹp có khác nhau nhưngtất cả các môn học giáo dục học bộ phận kể trên đều là các bộ phận hợpthành của khoa học giáo dục. Mỗi bộ phận chỉ có thể phát triển dựa trênquan điểm phương pháp luận, cơ sở lí luận chung, của toàn hệ thống (kể cảviêc xác lập đối tượng, nội dung cấu trúc và phương pháp vận dụng trongnghiên cứu …), thực chất mối quan hệ ở đây là mối quan hệ tương hỗ, biệnchứng giũa cái toàn thể và cái bộ phận, cái chung nhất và cái riêng biệt cótính đặc thù.4) Quan hệ với các khoa học khác-Giáo dục là hiện tượng xã hội, giáo dục do xã hội quy định vìthế giáo dụchọc - khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người được coi là mộtkhoa học ứng dụng vì nó phải dựa vào thành tựu nghiên cứu của cáckhoa học khác nhau về con người để xây dựng lí luận và tổ chứckhoa học quá trình sư phạm . nếu thoát li khỏi các khoa học khácnhau thì giáo dục học sẽ mất cơ sở khoa học của mình . nhữngnhành khoa học có liên hệ mật thiết với giáo dục học là : triết họcsinh lí học, tâm lí học xã hội học, mĩ học, đạo đức học, điều khiểnhọc…a) Với triết học-Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất củathé gioiwsveef sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của conngười-Đứng trên quan điểm triết học khác nhau( duy tâm, duy vật,duy vật biện chứng) sẽ có cách hiểu về con người ,về sự hình thànhvà phát triển nhân cách của con người khác nhau. Vì thế giáo dụchọc phải lấy triêt học làm cở sở phương pháp luận của mình. Ví dụ :các vấ đề giáo dục con người về hình thành và phát triển nhân cách,mối quan hệ qua lại giũa tồn tại và ý thức, nguồn gốc của ý thức…chỉ có thể giải quyết đúng để xây dựng lí luận khoa học giáo dục họclà dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và sẽ là sai lầm nếubắt nguồn từ các dòng triết học không phải là duy vật biệnchứng( như duy tâm và duy vật siêu hình)b) Sinh lí học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học-Dựa vào các dữ kiện của sinh lí học (thông số phát triển củacon người )về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, về đăc điểmcủa các loại hình thần kinh, về đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ nhấtvà thứ hai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác vàvận động, về hệ thống tim mạch và hô hấp, về nhu cầu cơ thể, vềđặc điểm phát triển của hệ thống cơ thể … VD: từ đặc điểm pháttriển của trẻ từ 0-6 tuổi mà chúng ta quy định chế độ sinh hoạt, dinhdưỡng, học tập và vận đông của trẻ một cách khoa họcc) Với tâm lí học(như trên)d) Với điều khiển học-Điều khiển học là khoa học hiện đại nảy sinh vào thời kì pháttriển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kĩ thuật. là khoa học điềukhiển tối ưu các hệ thống động phức tạp. Là khoa học nghiên cứulôgic của những quá trình trong tự nhiên và xã hội, xác định nhữngcái chung quy định những điều kiện vận hành các quá trình đó. Cáichung chính là sưc có mặt của trung t6aam điều khiển và sự thưchiện điều khiển thông qua thông qua các kênh liên hệ thuận nghịchvà môi trường điều khiển.-Quá trình giáo dục học chính là một hệ thống phức tạp màtrung tâm điều khiển là giáo viên và đối tường điều khiển là học sinh. Muốn điều khiển tối ưu quá trình sư phạm đòi hỏi phải đảm bảođược mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên và học sinh . Thông tinphát ra từ giaops viên đến học sinh (đường liên hệ thuận)và thôngtin thu từ học sinh (đường liên hệ nghịch) phải luôn thông suốt gíaoviên mới có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình tác động sư phạmnày. Quá trình giáo dục được diễn ra trong một môi trường vì thếphải làm sao cho môi trường truyền thông không bị nhiễu tín hiệunghịch.=>Tóm lại , các thành tựu khoa học về con người của các ngànhkhoa học có liên quan, giáo dục học đã hoàn thiện từng bước lí luậnkhoa học của mình và ngày càng đem dến hiệu quả cao của công tácchăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ. Sẽ là sai lầm và xa lạ với khoa họcnếu giáo dục học tách biệt vói các khoa học chuyên ngành khác cũngđồng thời nghiên cứu con người : triết học, sinh lí học, tâm lí học,giáo dục học, đạo đức học, xã hội học,điều khiển học…Chuyên đề 2III. Giáo dục là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt1. Nguồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dụcNgay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạtđộng lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hànhnhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệmphong phú bao gồm các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cùng những giá trị văn hóa xã hộinhư các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của conngười trong xã hội Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội lòai người, conngười có nhu cầu trao đổi và truyền thụ lại những kinh nghiệm đã tích lũy ấy chonhau.Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là hiện tựơng giá́odục. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có trong xã hội loài ngườigiáo dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Lúc đầu giáo dục xuất hiệnnhư một hiện tượng tự phát, diễn ra theo lối quan sát, bắt chước ngay trong qúatrình lao động (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt ). Về sau giáo dục trở thànhmột hoạt động tự giác có tổ chức, có mục đích, nội dung và phương pháp của conngười. Xã hội loài người ngày càng biến đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển vàtrở thành một hoạt động được tổ chức chuyên biệt: có chương trình, kế hoạch, cónội dung, phương pháp khoa họcNhư vậy, giáo dục là họat động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xãhội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao độngsản xuất và đời sống xã hội. Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phảitruyền lại cho thế hệ sau những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộcsống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thế hệ sau không chỉ lĩnh hội, kế thừacác tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị mà còn phải tìm tòi, sáng tạo và làm phong phúhơn những giá trị đó.Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân hìnhthành và phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗi người được phát triển ngàycàng đầy đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về tinh thần và thể chất của mỗi conngừơi được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực cơ bản đáp ứng các yêu cầu phát triển xãhội trong những giai đọan lịch sử cụ thể.Như vậy, sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm được tích lũy trong quátrình phát triển xã hội lòai người chính là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tưcách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo dục là họat động có ý thức, có mụcđích của con người, là hệ thống các tác động nhằm làm cho người học nắm được hệthống các giá trị văn hoá của loài người và tổ chức cho người học sáng tạo thêmnhững giá trị văn hoá đó. Giáo dục làm nhiệm vụ chuyển giao những tinh hoa vănhoá, đạo đức, thẩm mỹ của nhân loại cho thế hệ sau, là cơ sở giúp các thế hệ saunối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà nhân loại đã học được. Cho nên cóthể coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội – giáo dục thực hiện cơ chế di sản xãhội: là cơ chế truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trìnhphát triển của xã hội loài người. Chúng ta có thể thấy nếu không có cơ chế di sản xãhội - không có giáo dục thì loài người không tồn tại với tư cách loài người, khôngcó tiến bộ xã hội, không có học vấn, không có văn hoá, văn minh.=>Vì vậy, bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức vàthực hiện họat động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhucầu tất yếu của xã hội lòai người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hộilà một tất yếu lịch sử. Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ cótrong xã hội loài người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự nàysinh, biến đổi và phát triển của xã hội lòai người. Bản chất của hiện tượng giáo dụclà sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người,chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhâncách con người. Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu không thể thiếu được cho sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người.2.Tính chất đặc trưng của giáo dụca.Tính lịch sử :Giáo dục luôn biến đổi trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, giáodục phát triển qua từng phương thức sản xuất và qua từng giai đoạn của mộtphương thức sản xuất.b. Tính giai cấp:Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công cụ của giai cấp cầmquyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phươngpháp giáo dụcc. Tính vĩnh hằng :Ở đâu có con người là có giáo dục và tồn tại cùng xã hội loài người.d. Tính dân tộc :Nền giáo dục của mỗi quốc gia đều phải có trách nhiệm giữ gìn, phát triểntruyền thống văn hóa của dân tộc bên cạnh đó cũng tiếp thu, có chọn lọc những cảitiến của thế giới.e. Tính nhân văn :Quá trình giáo dục giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáodục giá trị nói chung. Có mối quan hệ chặt chẽ với giá trị giáo dục đạo đức, quátrình giáo dục giá trị văn hóa và là bộ phận thiết yếu của quá trình giáo dục quốc tế.Quá trình giáo dục giá trị nhân văn mang bản sắc dân tộc trong diều kiện đấynước ta đổi mới đang tiến lên theo con dduoongwd công nghiệp hóa- hiện đại hóađất nước và đang mở rộng chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với mọi dân tộc,mọi quốc gia trên thế giới.Quá trình giáo dục giá trị nhân văn là một quá trình lâu dài,có khả năng thựchiện trên cơ sở kết hợp các hoạt động nội khóa với các hoạt động ngoại khóa.Trong đó hai môn đạo đức ở tiểu học, giáo dục công dân ở trung học có nhiều khảnăng giáo dục nhân vănQuá trình giáo dục giá trị nhân văn là một quá trình trong đó dưới tác động chủđạo của nhà giáo dục, người dược giáo dục tích cực, tự giác độc lập chiếm lĩnhnhững giá trị nhân văn thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng mà họ là chủthể.IV. Chức năng của giáo dục1. Chức năng văn hóa xã hội :Giáo dục có tác dụng to lớn trog việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toànxã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hóa cho toànxã hội thông qua việc phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao dần .Qua đó màtạo nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài .Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thốnggia trị XH, xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mựcXH cho thế hệ trẻ.2. Chức năng chính trị tư tưởng :Chế độ của chúng ta là ‘ Tất cả của dân, do dân và vì dân’ do đó giáo dục tạođiều kiện cho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản líxã hội, với tư cách chủ nhân của đất nước.Ý thức rõ ràng được quyền lợi và nghĩavụ của người công dân.Trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn XH lý tưởng phấn đấu vì một nước VN“Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”;Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để xóa đói giảm nghèo, tạosự bình đẳng trong các tầng lớp dân cư;Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân.3. Chức năng kinh tế :Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở 1 trình độ mới,cao hơn,khéo léo hơn,hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy,Giáo dục tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn , có tác dụng đẩy mạnh sảnxuất và phát triển kinh tế.Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn laođộng có trình độ) cho cho XH.Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD & ĐT cần quan tâm đến nhữngvấn đề:+ Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế - XH trong từng giai đoạn phát triển của đấtnước (đào tạo gắn với nhu cầu của XH)+Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - XHcủa đất nước, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.+Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạynghề, THCN, cao đẳng, đại học.+ Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tấtcả các cơ sở GD & ĐT.CHƯƠNG 2:GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH1) Khái niệm nhân cách :- Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được cácnhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu.Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giaiđoạn phát triển khác nhau.- Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khácbiệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể.- Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý(nhân cách).Con người có thể được xem xét trên nhiều bình diện:- Khi được xem trên bình diện là đại diện cho loài người thì con người được xemlà cá thể.- Khi được xem là thành viên xã hội thì con người được xem là cá nhân.-Khi được xem là chủ thể của hoạt động thì con người được coi là có nhân cách.=> Nhân cách là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân, với tổ hợp những phẩmchất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận.2) Khái niệm sự phát triển nhân cách:- Sự phát tiển nhân cách bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, mặt tâm lý, mặt xãhội của cá nhân:• Về mặt thể chất: đây là sự phát triển về thể lực, như sự tăng trưởng về chiềucao, trọng lượng, hoàn thiện về giác quan, hệ tuần hoàn, thần kinh,... ở trẻ.• Về mặt xã hội: thể hiện ở những biến đổi trong quan hệ ứng xử với ngườixung quanh, gia đình,...• Về mặt tâm lí: thể hiện ở biến đổi cơ bản của quá trình nhận thức, xúc cảmvới người xung quanh, gia đình, cộng đồng,.....• => Sự phát triển nhân cách là một quá trình biến đổi tổng thể, là một thểthống nhất toàn vẹn những mặt riêng của nó, đồng thời cũng là quá trình tựvận động theo những quy luật bên trong nó.• - Trong quá trình phát triển này có sự tăng trưởng về số lượng và biến đổi vềchất lượng, nhưng sự biến đổi về chất lượng là được quan tâm hơn cả.ll)Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách:Sự phát triển nhân cách con người bị chi phối bởi các yếu tố sau đây:a) Di truyền:- Di truyền là sự tái tạo thuộc tính sinh học nhất định giống với cha mẹ, là sự truyềnlại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất, đặc điểm nhất định đã ghi lại đượctrong hệ gen.Ví dụ : cấu trúc giải phẫu, sinh lí ơ thể, màu mắt, màu da,màu tóc, vóc dáng thểtrạng, những đặc điểm của hệ thần kinh...- Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sốngđảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thểhệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theomột cơ chếđịnh sẵn.- Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh vàcác cơ quan cảm giác, vận động. Đối với một số cá thể khi ra đời đã nhận được mộtsố đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể của các thể hệ trước thông qua conđường di truyền.- Trong đó có các đặc điểm và chức năng của các cơ quan giác quan và não.Những biểu hiện của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ nhữngngày đầu của cá thể.- Tuy nhiên không thể khẳng định vai trò quyết định của yếu tố di truyền trongsự hình thành và phát triển của nhân cách.Tóm lại, bẩm sinh di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và pháttriển của tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất củacác hiện tượng tâm lý. Từ đó khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố ditruyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhưng không phải là yếu tốquyết định cho sự phát triển nhân cách.-  Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ trước là điều kiện thuận lợicho sự phát triển toàn diện của một nhân cách.- Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát triểnđỉnh cao.Liên hệ thực tế: Moza là nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một nghệ sĩ xuất sắcxuất thân trong một gia đình đã có truyền thống âm nhạc lâu đời, đó là một cơ sở ditruyền bẩm sinh giúp tạo một tiền đề để nhân cách của Moza phát triển mạnh mẽ.b) Môi trường :- Môi trường là hệ thống phối hợp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiênvà xã hội xung quanh trẻ.- Môi trường gồm hai loại:+ Môi trường tự nhiên : là những điều kiện tự nhiên - sinh thái như : khí hậu, đất,sinh vật ....+Môi trường xã hội :MT chính trị: MT kinh tế sản xuất: MT sinh hoạt xã hội:- Con người bao giờ cũng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh,điều kiệncụ thể của một môi trường sống cá nhân và môi trường sống có mối quan hệmật thiết với nhau. Cá nhân chỉ tồn tại khi nó có mối quan hệ qua lại với môitrường sống.- Môi trường sống là toàn bộ những điều kiện bên ngoài quan hệ đến sựsống và hoạt động của cá nhân.- Môi trường sống bao gồm cả môi trường sống tự nhiên và môi trườngsống xã hội:đất đai, khí hậu ,song ngòi... quan hệ xã hội,chế độ chính trị,truyền thống văn hóa .Mỗi cá nhân có môi trường sống riêng không ai giốngai.Vai trò: môi trường sống có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triểntâm lí của cá nhân chủ yếu là môi trường xã hội,còn môi trường tự nhiên chỉảnh hưởng một cách tự phát đến sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân vàsự ảnh hưởng thông qua môi trường xã hội. Cá nhân khi lớn lên không sốngtrong môi trường xã hội và phát triển trong trạng thái động vật và không cótâm lí người.Tất cả những vấn đề về phân hóa chính trị- xã hội đều tác động đến vàquan trọng nhất là giáo dục là sự tác động tự giác của môi trường sống đếncá nhân theo mục đích,kế hoạch, biện pháp định trước nhằm phát triển thểchất và hình thành cá nhân theo những đặc điểm tâm lí nhất định.• c) Giáo dục:- Một yếu tố cực kì quan trọng, nhân tố chủ đạo giúp định hướng cho sự pháttriển nhân cách con người chính là giáo dục.- Giáo dục là quá trình có mục đích được tổ chức có kế hoạch, phương phápnhằm phát triển nhân cách con người phù hợp với những yêu cầu xã hộitrong giai đoạn phát triển của nó.- Giáo dục có những tác động mang tính tự giác rõ rệt trong sự hình thành,phát triển nhân cách con người.  Mỗi con người đều sinh ra, lớn lên trong môi trường và chịu sự tác độngto lớn của môi trường. Giống như trồng cây, trước khi gieo hạt phải cuốc đất,nhổ cỏ dại, phải tạo ra môi trường tốt để những hạt mầm có thể bén rễ; việcgiáo dục con trẻ muốn thành công trước tiên phải tạo ra được môi trườnggiáo dục thuận lợi.Môi trường giáo dục là tổng hòa các mối quan hệ trong đó nhà giáo dụcvà người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dụcrất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhàtrường, gia đình, xã hội và tự nhiên.“Các phương tiện và điều kiện vật chất- kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác độngthường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cáchcó ý thức, để đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạthiệu quả cao. Đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”.Môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường gia đìnhvà môi trường nhà trường.   Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Gia đình là nơi sản sinh, nuôidưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên xã hội. Môi trường gia đình lànơi nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hysinh… là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách.Gia đình có nhiều chức năng, trong đó chức năng giáo dục được hình thành mộtcách tự phát như một hoạt động tự nhiên. Nhưng dần dần, các bậc cha mẹ đã ý thứcđược giáo dục con cái như một trách nhiệm xã hội của gia đình. Các gia đình đãthực hiện chức năng này một cách tự giác với một tình cảm tự nhiên. “Từ gia đình, trẻ em bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quenlao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với thế giới xung quanh”.Tất cảnhững gì ở trẻ được hình thành từ gia đình thường để lại trong tâm hồn các emnhững ấn tượng không bao giờ phai mờ và có ảnh hưởng quan trọng đến các emtrong suốt cuộc đời.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình gia đình VN đang có sự biếnđộng hết sức mạnh mẽ. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ đang bị phá vỡ,thay vào đó là mô hình gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và các con. Trong đó, sự tiếpxúc giữa các thành viên ngày càng hạn chế. Cha mẹ mải mê kiếm tiền, làm giầu,thăng tiến. con cái mải mê “chạy sô” các lớp học từ chính khóa đến học thêm.Truyền thống văn hóa gia đình, những kinh nghiệm sống… còn rất ít thời gian đểchuyển giao giữa các thế hệ, hoặc chuyển giao một cách lệch lạc hoặc sơ sài, maimột. Có một nghịch lý là: gia đình hiện nay ít con nhưng sự quan tâm dạy bảo củacác thế hệ cha ông lại không được nhiều và không thường xuyên như gia đình đôngcon ngày trước.   Phần lớn gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái. Các bậccha mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết về khoa học giáo dục, không rõ dạy cáigì và dạy con như thế nào? Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chấtlượng còn thấp.Việc định hướng mục đích học tập cho con cái của cha mẹ có nhiều bất cập.  Những tác động nêu trên đã tạo nên môi trường không thuận lợi cho sự pháttriển nhân cách của trẻ, gây áp lực xấu cho việc xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh trong nhà trường. Thầy cô giáo không thể thuyết phục trẻ đi học nghề để trởthành thợ giỏi nếu gia đình và xã hội chỉ đánh giá đứa trẻ tốt nghiệp đại học mới làthành đạt. Và như vậy, hai mục đích đặc biệt quan trọng của giáo dục là “Học đểlàm việc, học để làm người”không được quan tâm đúng mức.  Các phương tiện thông tin đại chúng như: sách báo, phim ảnh, truyền hình,internet… có ảnh hưởng rất tích cực hoặc tiêu cực tới trí tuệ, tình cảm trí tuệ, đạođức, tình cảm và thế giới tâm hồn của trẻ, nhà nước cần quản lý chặt chẽ và pháthuy có hiệu quả thế mạnh của các phương tiện thông tin này.Trong nhà trường, người gần gũi, sâu sát, thấu hiểu HS nhất là Giáo viên chủnhiệm(GVCN). Hầu hết thông tin và xử lý các thông tin trong quan hệ HS- nhàtrường- cha mẹ HS đều thông qua GVCN. Vì thế, đội ngũ này cần được tuyển lựa,bồi dưỡng một cách cẩn trọng, thường xuyên. Các cấp quản lý cần có sự quan tâmchỉ đạo sâu sát nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và dành cho họnhững ưu đãi về vật chất, tinh thần để họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc củamình.  Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường cóý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức HS. Ý nghĩa củacông tác Xã hội hóa giáo dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻđược cả gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm một cách đúng mức, kịp thời và khoahọc nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân tốt của xã hội, những ngườicon thành đạt (theo đúng nghĩa của từ này).- Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội, nhà trường thì có vai tròquan trọng nhất.+ Nhà trường: là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ sư phạm được đàotạo, có phương pháp, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho giáo dục.• Nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, chính môi trườngsư phạm này với việc tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễnlàm cho nhân cách, bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những tiêuchuẩn, giá trị xã hội thời đại.• Mục đích của giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xãhội và thời đại.• Nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, chính môi trườngsư phạm này với việc tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễnlàm cho nhân cách, bộ mặt tâm lý cá nhân phù hợp với những tiêuchuẩn, giá trị xã hội thời đại.• Mục đích của giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xãhội và thời đại.+ Xã hội:• Giáo dục là việc của toàn xã hội, ở mọi góc độ như: chính trị, pháp luật, đạođức,....được thể hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, bộ máy truyền thông tinđại chúng, qua hoạt động giáo dục đoàn thể quần chúng.... Góp phần cho sựphát triển nhân cách con người.->Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục to lớn, tuy khác nhau vềhình thức nhưng đều có chung một mục đích, yêu cầu, phương thức là đem lại kếtquả giáo dục tốt đẹp. Giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực vớinhau : Giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách, không chỉ vạch raphương hướng mà còn tổ chức, dẫn dắt cho sự phát triển nhân cách Giáo dục mang lại tiến bộ mà các nhân tố di truyền , bẩm sinh, môi trườngkhông mang lại được. Khắc phục khó khăn do khuyết tật của cơ thể mang lại Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu xa, làm cho nó pháttriển theo chiều hướng mong muốn của xã hộid) Hoạt động cá nhân :- Con người luôn hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại, giúp hình thànhvà phát triển nhân cách .Đó là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới( chủ thể và khách thể) nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía con người và thếgiới.Không chỉ có người lớn mà cả trẻ em cũng tham gia tích cực vào các hoạtđộng của mình như : học tập, vui chơi, văn nghệ ....mà qua đó trẻ dần dầnhình thành nhân cách cho bản thân mìnhCon đường tác động có mục đích tự giác của xã hội bằng giáo dục đến cánhân sẽ trở lên không có hiệu quả nếu cá nhân không có những hoạt độngtương ứng để tiếp thu, hưởng ứng tác động đó, cá nhân bao giờ cũng sốngtrong một môi trường hoàn cảnh nhất định và luôn luôn chịu sự tác động củanó, song cá nhân không chỉ chịu tác động của môi trường một cách thụ độngmà luôn có sự tác động trở lại môi trường bằng các hoạt động của mình.- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới biểu thịmối quan hệ qua lại tích cực giữa con người và hoàn cảnh , qua đó làm biếnđổi hoàn cảnh và biến đổi chính bản thân mình.- Hoạt động con người là hoạt động có đối tượng do chủ thể tiến hành.Gồm hai quá trình là đối tượng hóa và chủ thể hóa.Vai trò: hoạt động có vai trò rất quan trọng là nhân tố quyết định trực tiếp đếnsự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.Thông qua hoạt động ngoài việc con người tác động vào hoàn cảnh để tạo ranhững sản phẩm phù hợp cho mình và cho xã hội,hoạt động giúp cá nhân có thểphản ánh được quy luật của sự vật,hiện tượng trong hiện thực và tạo nên đời sốngtâm lí nhân cách của mình.III)Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.1) Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách.Giáo dục là quá trình hoạt động tự giác, chủ động đến con người nhằm thỏamãn nhu cầu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân và đáp ứng yêu càu của xãhội. Giáo dục là toàn bộ những tác động của nhà trường, gia đình và xã hội.Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủđạo. Điều đó được thể hiện như sau:+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và tổ chứccho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu kinh nghiệm lịch sử, xãhội để tạo ra sự phát triển nhân cách.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách+ Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó làhoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học…+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục,bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố khác.VD: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho trẻ mù, thiểu năng trítuệ, người có hoàn cảnh khó khăn…+ Giáo dục còn có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợpvới yêu cầu của xã hội.Tuy vậy, chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáodục là vạn năng. Bởi vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tốkhác.2) Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách.Giáo dục muốn phát huy được đày đủ vai trò chủ đạo của mình thì cần cónhững điều kiện nhất định sau:•Một là, giáo dục phải diễn ra theo một quá trình,trong đó có sự vận độngvà phát triển đồng bộ của các thành tố của nó(mục đích và nhiệm vụ giáodục, nội dung giáo dục, phương pháp và phương tiện giáo dục, nhà giáo dục,người được giáo dục và kết quả giáo dục).•Hai là, giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người giáodục,nghĩa là giáo dục phải đưa ra nhưng yêu cầu cao,vừa sức đối với ngườiđược giáo dục mà họ có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất.•Ba là, giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lị lẫnnhau:giáo dục điịnh hướng và kích thích sự phát triển nhân cách; kết quảphát triển nhân cách lại lại tạo tiền đề và điều kiện cho giáo dục được tiếnhành ở điều kiện cao hơn•Bốn là, giáo dục một mặt quan tâm đến trình độ, đặc điểm tâm sinh líchung của những người được giáo dục, mặt khác cũng phải quan tâm đúngmức đến trình độ đặc điểm tâm sinh lí của từng cá nhân người được giáodục.=>Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.Giáodục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực đối với nhau; Giáodục muốn phát huy được đầy đủ vai trò của mình thì cần phải có những điều kiệnnhất định.IV) Giáo dục và các giai đoạn phát triển nhân cách theo lứa tuổi.Các mức độ phát triểnMontessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mớisinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi.- Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là cácphương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.Giai đoạn đầu tiênLà giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát củaMontessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lýkhông ngừng và nổi bật nhất.Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằngcác giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựngmang nét riêng của từng cá nhân.- Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ nàycủa trẻ, bao gồm khái niệm về ''trí tuệ tiếp thu, các thời kỳ nhạy cảm và sự bìnhthường hoá.''•Trí tuệ thấm hút: Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực khôngngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – cácgiác quan, ngôn ngữ, văn hóa, và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệthấm hút’.Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằmở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thấm Hút’.- Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấmhút nước vậy.- Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao họchỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duynhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6tuổi.•Thời kỳ nhạy cảm: Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặcbiệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh.- Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụvà hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻbộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ - từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng6 tuổi+ Tính trật tự - giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi+ Sự gọt giũa tinh tế của các giácquan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi+ Sự đam mê với các đồ vật nhỏ - khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi+ Sự phát triển của các hành vi xãhội - khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi••Sự bình thường hoá: Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vàohoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khảnăng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theokhuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông vàtham gia giúp đỡ những người khác.Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)