Thrombomodulin là gì

Quá trình đông máu, cầm máu ở người là một sự tự vệ nhằm giúp cơ thể có thể cầm máu, ngăn không cho máu chảy sau một tổn thương xuất hiện ở mạch máu của chúng ta, nhưng nó có thể để lại hậu quả là làm thuyên tắc mạch máu. Một số yếu tố đông máu trong quá trình này sẽ được pha loãng đi và đào thải qua gan, nhưng sẽ có những chất ức chế làm bất hoạt cũng như thoái hóa đi những yếu tố đông máu đã được hoạt hóa. Những chất ức chế này được sản xuất tại gan, trừ trường hợp thrombomodulin là từ tế bào nội mạc.

Quá trình đông máu, cầm máu này hoạt động dựa trên sự kết hợp của 3 yếu tố là thành mạch, những tế bào máu như tiểu cầu, và protein huyết tương hoạt động thông qua phản ứng men. Đông máu, cầm máu được cơ thể điều hòa thông qua các yếu tố thần kinh và thể dịch. Sự cân bằng giữa 2 quá trình là đông máu và chống đông máu sẽ giúp cơ thể chống chọi lại được với sự chảy máu và sự tắc mạch máu.

  • Co mạch: tổn thương mạch máu xuất hiện, sự điều khiển của những yếu tố thần kinh và thể dịch sẽ làm mạch co lại, giảm khẩu kính mạch và từ đó giảm được lưu lượng máu chảy ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết dính tiểu cầu ở dưới nội mạc.
  • Tế bào nội mạc: có vai trò rất quan trọng trong việc chống đông máu, tạo ra sự cân bằng giữa những yếu tố đông máu huyết tương và những chất hoạt hóa đông máu cầm máu.
  • Tổ chức dưới nội mạc: những tổ chức dưới nội mạc này sẽ được bộc lộ ra để tiểu cầu kết dính khi thành mạch máu xuất hiện những tổn thương, từ đó hoạt hóa quá trình đông máu, cầm máu.
  • Tiểu cầu: là một trong những thành phần cực kỳ quan trọng trong việc cầm máu nhờ vào những chức năng của nó như kết dính, giải phóng và ngưng tập. Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu sẽ kết dính với lớp dưới nội mạc, giải phóng ra những chất như ADP, serotonin... để hoạt hóa quá trình đông máu. Những chất mà tiểu cầu giải phóng ra sẽ làm những tiểu cầu kết dính với nhau, khuếch đại tạo nên khối tiểu cầu lớn hơn để lấp vào những vùng tổn thương của thành mạch.
  • Yếu tố đông máu huyết tương: các yếu tố đông máu này có bản chất là glycoprotein với những chức năng khác nhau và được chia làm 3 nhóm là nhóm yếu tố tiếp xúc, nhóm yếu tố phụ thuộc vitamin K, nhóm fibrinogen, có vai trò quan trọng trong cầm máu đông máu.

3.1 Xét nghiệm thăm dò cầm máu ban đầu

Những xét nghiệm thăm dò cầm máu ban đầu bao gồm:

  • Đếm số lượng tiểu cầu trong máu
  • Đo thời gian máu chảy theo phương pháp Duke hoặc Ivy
  • Nghiệm pháp co cục máu để theo dõi sự co cục máu trong cơ thể.
  • Dấu hiệu dây thắt để phát hiện tình trạng giảm số lượng tiểu cầu hay bất thường về chức năng tiểu cầu, bất thường cấu trúc của mạch máu.
  • Ngưng tập tiểu cầu để đánh giá chức năng tiểu cầu.
  • Định lượng yếu tố vWF nhằm xác định số lượng, chất lượng yếu tố vWF để phục vụ chẩn đoán Willebrand là bệnh lý rối loạn cầm máu di truyền.

3.2 Xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu

  • Thời gian đông máu
  • Thời gian prothrombin (PT) thể hiện hoạt tính đông máu ngoại sinh.
  • Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hóa (APTT) biểu hiện được hoạt tính đông máu nội sinh bao gồm APTT và APTTr
  • Thời gian thrombin (TT) biểu hiện được hoạt tính đông máu chung và tốc độ tạo thành fibrin, gồm TT và TTr
  • Thời gian Reptilase
  • Định lượng Fibrinogen
  • Định lượng yếu tố đông máu
  • Định lượng yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Protein C (PC), Protein S (PS).

3.3 Sinh sợi huyết là gì?

Vì đông máu là một quá trình mà vùng tổn thương của mạch máu được che lấp bởi cục máu đông chứa tế bào tiểu cầu và sợi huyết. Quá trình đông máu gồm giai đoạn cầm máu ban đầu là do tiểu cầu tạo thành nút tiểu cầu ban đầu, và đồng thời diễn ra là quá trình cầm máu thứ phát, những yếu tố đông máu huyết tương tạo ra sợi huyết hay còn gọi là sinh sợi huyết để củng cố cùng với nút tiểu cầu đã thiết lập.

Những xét nghiệm tiêu sợi huyết trong khảo sát quá trình đông máu cầm máu bao gồm:

Nghiệm pháp Von kaulla để xác định thời gian tan cục máu đông, từ đo khảo sát hoạt tính tiêu sợi huyết:

  • Bình thường: cục máu đông tan sau 3 giờ.
  • Tiêu sợi huyết cấp: từ 0 đến 15 phút.
  • Tiêu sợi huyết bán cấp: từ 15 đến 30 phút.
  • Tiêu sợi huyết vừa: từ 30 đến 45 phút.
  • Tiêu sợi huyết tiềm tàng: từ 45 đến 60 phút.

Định lượng những chất thoái giáng của fibrin và fibrinogen (FDP, D-Dimer). Giới hạn bình thường như sau:

  • FDP < 5000 ng/L.
  • D-Dimer > 500 ng/L.

Định lượng yếu tố tham gia vào quá trình tan sợi huyết bao gồm plasminogen, a2- antiplasmin, PAI-1. Giới hạn bình thường như sau:

  • Plasminogen huyết tương từ 80% đến 120%.
  • a2- antiplasmin từ 80% đến 120%.
  • PAI-1 < 10 AU/mL.

Trong những xét nghiệm yếu tố đông máu thì xét nghiệm sinh sợi huyết được xem là một trong những xét nghiệm quan trọng để góp phần khảo sát quá trình đông máu, cầm máu của cơ thể. Từ đó sẽ chẩn đoán cũng như xử lý kịp thời những bệnh lý liên quan đến đông máu cầm máu.