Thông tư hướng dẫn luật ngân sách nhà nước 2023 năm 2024

Ngày 08/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021NĐ-CP ngày 26/8/2021. Thông tư số 52/2023/TT-BTC gồm 4 Chương và 19 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 23/9/2023.

Thông tư hướng dẫn luật ngân sách nhà nước 2023 năm 2024

Theo đó, Thông tư số 52/2023/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng là:

Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định DNNVV.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.

Bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP; Lao động đang làm việc trong DNNVV; cơ sở đào tạo nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV.

Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí:

Đối với nguồn ngân sách nhà nước:

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV. Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP , hướng dẫn tại Thông tư 52/2023/TT-BTC và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.

Đối với nguồn đóng góp, tài trợ: việc huy động, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp có thỏa thuận với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc sử dụng khoản đóng góp, tài trợ chi trả cho phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Nguyên tắc xác định chi phí:

Đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành: xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.

Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng (nếu có) tính đến thời điểm xác định chi phí.

Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này; tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí; tính trung thực, chính xác, minh bạch, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan; thu, chi, hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định.

Ngoài ra, Thông tư số 52/2023/TT-BTC quy định hỗ trợ công nghệ, tư vấn, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên ngành, chuỗi giá trị (gồm các nội dung hỗ trợ; Hỗ trợ theo hợp đồng tư vấn; Hỗ trợ theo hợp đồng không có tư vấn); Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm Khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp; khởi sự kinh doanh; đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; đào tạo trực tuyến qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn; Đào tạo qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning; Đào tạo nghề cho lao động của DNNVV); Mạng lưới tư vấn viên, cổng thông tin, cơ sở dữ liệu và quản lý các hoạt động hỗ trợ DNNVV.

Thông tư số 52/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2023. Bãi bỏ Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV và Thông tư số 54/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.

Kể từ ngày Thông tư 52/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV đã được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 49/2019/TT-BTC và Thông tư số 54/2019/TT-BTC trước ngày Thông tư 52/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành mà chưa sử dụng thì được tiếp tục thực hiện theo dự toán đã phê duyệt; hoặc điều chỉnh lại theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư 52/2023/TT-BTC nhưng phải đảm bảo không vượt quá dự toán ngân sách đã giao./.

Thông tư 32/2023/TT-BTC hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân...

Thông tư 32/2023/TT-BTC hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

* Ngày ban hành: 29/05/2023.

* Ngày có hiệu lực: 14/07/2023.

* Văn bản quy phạm pháp luật bị thay thế:

* Nội dung chính:

Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân) để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 mà đến thời điểm Nghị quyết số 61/2022/QH15 có hiệu lực thi hành chưa được bố trí vốn để thực hiện, bao gồm: Các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.

Theo đó, việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, trong đó:

- Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:

Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán của Bộ, cơ quan Trung ương, gửi Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định.

Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên giao dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.