Các đơn vị trực thuộc sở y tế thanh hóa năm 2024

Theo Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BYT-BNV đang được áp dụng hiện nay, Sở Y tế có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 4 Phó Giám đốc.

Theo Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV (Thông tư) vừa ban hành, Sở Y tế có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.

Sở Y tế không quá 7 phòng

Thông tư cũng nêu rõ, các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế gồm: 1- Văn phòng; 2- Thanh tra; 3- Phòng Tổ chức cán bộ; 4- Phòng Nghiệp vụ Y; 5- Phòng Nghiệp vụ Dược; 6- Phòng Kế hoạch - Tài chính.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân hoặc tổ chức có tên gọi khác, bảo đảm bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Số lượng tổ chức thuộc Sở Y tế không quá 7 phòng.

Theo Thông tư, các cơ quan trực thuộc Sở Y tế gồm: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Các Chi cục này có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Cơ cấu tổ chức của Chi cục không quá 3 phòng.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở

Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật. Cụ thể:

Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành, thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm có cùng chức năng; các Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm có giường bệnh chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập Bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực.

Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm: Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực, Bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ thành lập Bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là Bệnh viện Hạng II trở lên do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lĩnh vực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y; lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa; lĩnh vực đào tạo: Trường Cao đẳng hoặc Trung cấp y tế.

Trung tâm Y tế huyện được tổ chức thống nhất trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; các Phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện.

Cũng theo Thông tư, Phòng Y tế có Trưởng phòng, không quá 2 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Đơn vị chủ quản: Sở y tế tỉnh Hà Tĩnh

Địa chỉ: 09 - Nguyễn Huy Oánh – P. Nguyễn Du - TP.Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: 02393 856661

Đường dây nóng: 0965341616

Email: [email protected]

Trên cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thanh Hóa về trang thiết bị y tế, công trình y tế thì Sở Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế Thanh Hóa về trang thiết bị và công trình y tế trên cổng thông tin điện tử theo tiết 2.10 khoản 2 Điều 1 Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định như sau:

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế và công trình y tế trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp nhận hồ sơ, đăng tải công khai thông tin và hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán trang thiết bị y tế; số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng; danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành trên địa bàn tỉnh trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị trực thuộc sở y tế thanh hóa năm 2024

Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thanh Hóa (Hình từ Internet)

Sở Y tế Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của ai?

Sở Y tế Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của ai quy định ở khoản 1 Điều 1 Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định như sau:

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
1. Vị trí và chức năng.
1.1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
...

Theo đó, Sở Y tế Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Y tế Thanh Hóa được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 2 Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định như sau:

(1) Lãnh đạo Sở.

Sở Y tế có Giám đốc sở và các Phó Giám đốc sở; số lượng Phó Giám đốc sở thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giám đốc Sở Y tế là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phó Giám đốc sở giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và của pháp luật.

(2) Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc sở:

- Văn phòng.

- Thanh tra.

- Phòng Tổ chức cán bộ.

- Phòng Nghiệp vụ Y.

- Phòng Nghiệp vụ Dược.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính.

- Phòng Quản lý hành nghề Y dược tư nhân.

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Văn phòng có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Thanh tra có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra; Phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Chi cục có Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng; số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở thực hiện theo quy định.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở do Giám đốc sở quyết định theo quy định của Đảng, của pháp luật và quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(3) Đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Y tế có các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc được thành lập, tổ chức lại, giải thể theo các quyết định riêng của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(4) Biên chế công chức và số lượng người làm việc.

Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt hàng năm.