Thời gian được nghỉ ngoài xin nghỉ việc riêng của giáo viên là bao lâu?

Những vấn đề nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng nguyên lương,… giáo viên quan tâm đã được thể hiện trong các bài viết gần đây được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thời gian qua.

Một trong những vấn đề được giáo viên hết sức quan tâm đó là nghỉ việc riêng không hưởng lương.

Nhiều giáo viên do bận công việc đột xuất, quan trọng thì có thể làm đơn xin phép nghỉ việc dài ngày không lương hay không? Thủ tục như thế nào? Quyền lợi ra sao?... Các vấn đề đó sẽ được người viết trình bày rõ trong phạm vi bài viết này.

Thời gian được nghỉ ngoài xin nghỉ việc riêng của giáo viên là bao lâu?

Ảnh minh họa: Thuvienphapluat.vn

Giáo viên có quyền được nghỉ việc không lương

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức Số: 26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

"Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập."

Như vậy, nếu giáo viên đó có nguyện vọng xin nghỉ không hưởng lương và được hiệu trưởng đồng ý thì giáo viên hoàn toàn có quyền được nghỉ việc riêng không hưởng hương.

Quy định về nghỉ việc không lương cho người lao động

Cụ thể, tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, cũng giống như quy định tại Luật Viên chức, người lao động (giáo viên) có quyền được nghỉ việc không lương với điều kiện là có lý do chính đáng, phải thông báo với người sử dụng lao động (hiệu trưởng) và được hiệu trưởng đồng ý bằng văn bản.

Giáo viên được nghỉ việc riêng không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Như quy định trên, giáo viên có thể được nghỉ việc riêng không hưởng lương.

Do đó, giáo viên có thể thỏa thuận với hiệu trưởng về thời gian nghỉ việc không hưởng lương của mình.

Pháp luật không giới hạn và cũng không quy định về thời gian xin nghỉ không hưởng lương đối đa của giáo viên.

Như vậy có nghĩa là giáo viên nếu muốn nghỉ việc không hưởng lương thì chỉ cần thương lượng, thỏa thuận rõ ràng với hiệu trưởng và đạt được sự thống nhất giữa hai bên về thời gian nghỉ của mình là được.

Tuy nhiên, trong trường hợp này thì hiệu trưởng có thể đồng ý hoặc không đồng ý với thỏa thuận này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Nếu xét thấy lý do xin nghỉ việc không lương không cấp thiết, không chính đáng hoặc do thiếu biên chế thì hiệu trưởng cũng có thể không đồng ý cho nghỉ việc không lương mà không coi là vi phạm pháp luật.

Giáo viên cũng cần lưu ý rõ ràng về vấn đề này để không vi phạm pháp luật về nghỉ việc không lương.

Cũng có lưu ý rằng để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ việc không lương giáo viên phải liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tránh thiệt thòi về quyền lợi.

Cụ thể theo căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định khi người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Do đó, nếu giáo viên nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì giáo viên lẫn cơ quan quản lý đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.

Giáo viên nghỉ việc không lương trùng với thời gian nghỉ hè, tết,… có được hưởng lương, phụ cấp?

Một vấn đề mà giáo viên rất thắc mắc là trong thời gian giáo viên xin nghỉ việc không lương dài ngày, có thể 1 năm trở lên thì sẽ có thời gian trùng với thời gian nghỉ hè, các ngày nghỉ lễ, tết,… thì những ngày đó giáo viên có được nhận lương không?

Tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về số ngày nghỉ không lương.

Như vậy, giáo viên hoàn toàn có thể nghỉ không lương dài ngày, tùy vào thỏa thuận của giáo viên và hiệu trưởng.

Bên cạnh đó, Khoản 3 điều 5 Thông tư Số: 03/VBHN-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông có quy định:

“ […] 3. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”

Như vậy, giáo viên khi nghỉ việc không lương dài ngày nhưng các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo quy định thì giáo viên vẫn được nhận không ảnh hưởng gì đến quyền lợi này của giáo viên.

Giáo viên xin nghỉ không hưởng lương dài ngày thì trong những ngày hè, lễ, tết kể trên người lao động vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp, vì đây đương nhiên là ngày được nghỉ làm mà vẫn có lương của họ.

Về thủ tục xin nghỉ việc không lương thì tương đối đơn giản chỉ cần đơn xin nghỉ việc không lương và hiệu trưởng đồng ý.

Trên đây là các thông tin về nghỉ việc riêng không hưởng lương mà giáo viên quan tâm.

Tài liệu tham khảo:

Luật Viên chức 2010;

Luật Lao động 2019;

Thông tư Số: 03/VBHN-BGDĐT.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

Khi làm việc, chế độ nghỉ phép là một trong những vấn đề rất được giáo viên quan tâm. Vậy giáo viên được nghỉ phép bao nhiêu ngày? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Thời gian được nghỉ ngoài xin nghỉ việc riêng của giáo viên là bao lâu?

Giáo viên có bao nhiêu kì nghỉ một năm?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác

Đồng thời, căn cứ tại Điều 1 Thông tư 15/2017: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác.

Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?

Khác với các người lao động khác, giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè. Với giáo viên mầm non, căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: Nghỉ hè và các ngày nghỉ khác

Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có). Đồng thời, căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hè của giáo viên một cách phù hợp.

Ngoài ra, với giáo viên phổ thông gồm các cấp học tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường chuyên, trường/lớp cho người khuyết tật, thời gian nghỉ hè được quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

Như vậy, cũng như giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông được nghỉ hè 02 tháng và thời gian này đã bao gồm cả nghỉ hằng năm, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Riêng giảng viên đại học, Thông tư 20/2020 chỉ quy định thời gian làm việc của đối tượng này là 44 tuần để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng… và thời gian này trừ đi số ngày nghỉ Tết, lễ… theo quy định của Bộ luật Lao động.

Khi nào giáo viên nghỉ được hưởng nguyên lương?

Giáo viên được nghỉ hưởng nguyên lương vào các dịp sau đây:

– Nghỉ lễ, Tết (theo Điều 112 Bộ luật Lao động):

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

– Nghỉ hằng năm (theo Điều 113 Bộ luật Lao động):

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Chính phủ quy định chi tiết điều này.

– Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương (theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động): Kết hôn được nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 01 ngày; Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ, con nuôi chết được nghỉ 03 ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp này giáo viên sẽ phải báo với người sử dụng lao động.

Giáo viên nghỉ việc riêng không hưởng lương?

Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động,

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Khoản 1, khoản 2 Điều 115:

 Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Trên đây là những quy định của pháp luật về chế độ nghỉ phép của giáo viên Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email:  để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.