Theo luật doanh nghiệp 2022, công ty tnhh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách nào?

Thủ tục Tăng vốn điều lệ công ty là một trong những thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh được nhiều doanh nghiệp thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, đây là một trong nhưng thủ tục tương đối phức tạp, đòi hỏi cá nhân, tổ chức thực hiện phải am hiểu những quy định pháp luật, có kinh nghiệm và chuyên môn. Khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ, các cá nhân, tổ chức không chỉ giải quyết những vấn đề trong nội bộ mà còn phải gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Show

Vốn điều lệ là gì?

Khoản 29, Điều 4, Chương 1, Luật Doanh nghiệp đã giải thích sơ bộ về thuật ngữ vốn điều lệ. Tuy nhiên, vì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp vốn điều lệ sẽ có những khác nhau nhất định, nên mọi người khi đọc có thể chưa hiểu rõ vấn đề. Luật Hoàng Phi sẽ lần lượt định nghĩa vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp.

– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong Điều lệ công ty

– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty

– Đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà các thành viên đã bán hoặc đã mua khi thành lập doanh nghiệp

– Đối với công ty hợp danh: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên hợp danh góp hoặc cam kết góp

Tăng vốn điều lệ có lợi ích gì?

Tăng vốn điều lệ công ty là hoạt động của doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Thủ tục tăng vốn điều lệ được thực hiện thông qua bởi các hình thức cơ bản sau:

– Thực hiện kêu gọi vốn từ các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp;

– Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn;

– Chủ sở hữu chuyển đổi tiền cá nhân vào vốn góp công ty;

Hoạt động tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là quyền của chủ sở hữu trong quá trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, hoạt động này sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất định, cụ thể như sau:

– Tăng vốn điều lệ công ty phục vụ tốt nhu cầu tăng quy mô hoạt động.

– Tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp giúp tăng mức vốn vay tại các ngân hàng;

– Tạo độ tin cậy từ phía các đối tác với doanh nghiệp. Thông thường với mức tăng vốn điều lệ sẽ tăng khả năng chịu trách nhiệm đối với tài sản, cũng như các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện. Từ đó tạo niềm tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đối tác trong các hoạt động giao dịch.

– Tạo danh tiếng cho doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến quá trình tiếp cận người tiêu dùng ngày càng lớn. Các chi nhánh phát triển, cùng với các hoạt động được mở rộng sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

– Việc tăng vốn điều lệ nhờ gia tăng số lượng thành viên góp vốn có thể giảm đi rủi ro tài chính giữa các thành viên.

Theo luật doanh nghiệp 2022, công ty tnhh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách nào?

Hình thức Tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH

– Hình thức tăng vốn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Khoản 1, 2 Điều 68 Mục 1, Chương 3 Luật Doanh nghiệp 2014 đã trình bày rất chi tiết về việc tăng vốn điều lệ đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Theo đó, Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức như sau:

+ Tăng vốn góp của thành viên;

+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

– Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ngoài việc tăng vốn điều lệ, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có thể giảm vốn điều lệ nếu: Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên khi thành viên đó không tán thành việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên hoặc tổ chức lại công ty; Sau khi doanh nghiệp hoạt động liên tục trong 2 năm, công ty có thể giảm vốn điều lệ để hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên; Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn, số tiền đã cam kết.

– Hình thức Tăng vốn điều lệ với Công ty TNHH 1 thành viên

Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên vẫn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:

+ Chủ sở hữu tự đầu tư thêm vốn;

+ Huy động vốn góp từ người khác.

Trong trường hợp huy động vốn góp từ đối tượng khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thay đổi tổ chức quản lý theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên (tùy theo nhu cầu phát triển của công ty). Khi thay đổi tổ chức quản lý, chủ sở hữu cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đăng ký thành lập trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm thay đổi.

– Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên

Quy định pháp luật về việc giảm vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên được trình bày trong Khoản 1, Điều 87, Mục 2, Chương 3, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở hữu không góp đủ hoặc quá thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi công ty hoạt động liên tục trong 2 năm, có thể hoàn trả một phần vốn góp.

Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

– Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Các cá nhân, tổ chức có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách:

+ Phát hành cổ phiếu mới;

+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; trả cổ tức bằng cổ phiếu;

+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn.

Mỗi hình thức đều có những quy định khác nhau. Vì thế khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty cổ phần các cá nhân, tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

– Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Cũng giống như hai loại hình doanh nghiệp trước, công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp khi hoạt động liên tục trong hơn hai năm và đã thanh toán đầy đủ những khoản nợ. Các cổ đông đăng ký mua cổ phần nhưng trong thời hạn 90 ngày không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trên, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ công ty.

Quy trình tăng vốn điều lệ công ty năm 2022 như thế nào?

Thủ tục Tăng vốn điều lệ công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc tăng vốn điều lệ công ty

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cần thiết để tăng vốn điều lệ như số vốn tăng thêm, hình thức tăng vốn, tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên/cổ đông sau khi tăng.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ tăng vốn công ty theo quy định

Sau khi chuẩn bị xong thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp. Hồ sơ tăng vốn điều lệ chúng tôi đã tư vấn chi tiết theo nội dung bên dưới.

Bước 3: Nộp hồ sơ tăng vốn tới Phòng Đăng ký kinh doanh để tăng vốn

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tăng vốn tới phòng đăng ký kinh doanh bằng hình thức trực tuyến (online) trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra và xử lý hồ sơ thay đổi vốn điều lệ

Hồ sơ tăng vốn điều lệ sau khi được nộp sẽ được chuyên viên thẩm định về tính hợp lệ của hồ sơ trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi

Bước 5: Cấp đăng ký kinh doanh mới với nội dung vốn điều lệ mới sau khi tăng

– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy đăng ký kinh doanh mới

– Trường hợp hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ không được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại thông báo lý do

Theo luật doanh nghiệp 2022, công ty tnhh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách nào?

Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm những tài liệu sau đây:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên

– Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)

Hồ sơ giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của Hội đồng thành viên

– Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)

– Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác

Hồ sơ tăng giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên gồm những tài liệu sau đây:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của chủ sở hữu công ty

– Biên bản cuộc họp của chủ sở hữu công ty liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)

Hồ sơ giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên gồm những tài liệu sau đây:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của chủ sở hữu công ty

– Biên bản cuộc họp của chủ sở hữu công ty liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)

– Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định tăng vốn điều lệ bằng văn bản của Đại hội cổ đông

– Biên bản cuộc họp của Đại hội cổ đông liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (Bản sao)

– Một số hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần khác

Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ (Nội dung thông báo yêu cầu đúng theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Chương 5, Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Mọi người không tìm thấy mẫu thông báo có thể yêu cầu Luật Hoàng Phi cung cấp

– Quyết định giảm vốn điều lệ bằng văn bản của Đại hội cổ đông

– Biên bản cuộc họp của Đại hội cổ đông liên quan đến việc giảm vốn điều lệ (Bản sao)

– Bản cam kết công ty đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và những khoản nợ tài sản khác

Dịch vụ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần của Luật Hoàng Phi

Với những cá nhân, tổ chức không am hiểu về pháp luật Việt Nam, cũng như không có nhiều thời gian để tìm hiểu, soạn thảo các tài liệu cần thiết hay đến cơ quan nhà nước để thực hiện đăng ký thay đổi thì việc sử dụng dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ nói chung và thủ tục tăng vốn điều lệ công ty nói riêng của Luật Hoàng Phi là vô cùng hữu ích. Bởi những gì cá nhân, tổ chức cần phải làm chỉ rút gọn trong việc cung cấp thông tin và ký vào giấy ủy quyền. Còn lại mọi công việc khác sẽ do các luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn của chúng tôi xử lý.

Đối với việc tăng giảm vốn điều lệ công ty, Luật Hoàng Phi có 2 gói dịch vụ bao gồm: tư vấn qua tổng đài 1900 6557 và thực hiện trọn gói công việc. Gói tư vấn qua tổng đài 1900 6557 phù hợp với những khách hàng muốn tự mình thực hiện những thủ tục thay đổi vốn điều lệ nhưng không biết bắt đầu tư đâu và phải làm những gì. Trong khi đó, gói dịch vụ thực hiện trọn gói công việc phù hợp với những khách hàng hạn chế về thời gian, muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, chính xác. Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà quý khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ, Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc:

– Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ công ty;

– Tư vấn việc tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh hoặc giảm vốn xuống mức cho phép theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc thay đổi vốn điều lệ công ty;

– Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh tại phòng đăng ký kinh doanh;

– Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đã ghi nhận vốn điều lệ mới của công ty

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi tăng giảm vốn điều lệ

Như vậy, trong bài viết này Luật Hoàng Phi đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về việc thủ tục tăng vốn điều lệ từ định nghĩa, quy định pháp luật, quy trình, thủ tục, hồ sơ đến dịch vụ. Nếu có vấn đề, nội dung nào chưa hiểu rõ, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Luật Hoàng Phi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng, quý bạn đọc!

Việc góp vốn để Tăng vốn điều lệ công ty có bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận mức vốn mới không?

Trả lời: Khi công ty tăng vốn điều lệ, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu có thể thực hiện việc góp vốn trước hoặc sau khi nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh. Do đó, không bắt buộc phải thực hiện góp vốn trước khi nộp hồ sơ.

Khi muốn sử dụng dịch vụ tăng vốn điều lệ công ty tại Luật Hoàng Phi, doanh nghiệp chúng tôi có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi qua hình thức nào?

Trả lời: Cá nhân, tổ chức sau khi tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp muốn được tư vấn chi tiết hơn nữa một vài vấn đề liên quan hoặc muốn yêu cầu báo giá, cung cấp dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:– Yêu cầu báo giá, cung cấp dịch vụ trong giờ hành chính: 0981.393.686 – 0981.393.868– Yêu cầu báo giá, cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Email: