Theo Bộ luật hình sự thì mức phạt tiền tội đã đối với tổ chức khi phạm tội rửa tiền la bao nhiêu

Tội phạm rửa tiền đang trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy rửa tiền là gì ? Tội rửa tiền bị xử lý hình sự như thế nào theo quy định của pháp luật ? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Rửa tiền là gì ?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), các hành vi được quy định là rửa tiền bao gồm:

– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

– Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

– Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Trong đó: 

Theo  khoản 1, 2 Điều 1 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP

– Tiền sử dụng trong hoạt động rửa tiền bao gồm Việt Nam đồng, ngoại tệ; có thể là tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản.

– Tài sản trong hoạt động rửa tiền bao gồm vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.

Tội rửa tiền bị xử lý hình sự như thế nào ?

Tại điều 324 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về “Tội rửa tiền” như sau:

Đối với cá nhân phạm tội

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

>>Xem thêm: Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị xử lý như thế nào ?

Trên đây là quy định của luật hình sự về Tội rửa tiền LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về tội rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga
  • 2. Chủ thể tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga
  • 3. Mặt Chủ quan của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga
  • 4. Mặt khách thể của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga
  • 5. Mặt khách quan của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga
  • 6. Quy định về chế tài đối với tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

1. Quy định về tội rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Tội phạm rửa tiền lần đầu tiên được quy định tại điều 174 trong luật hình sự Nga có hiệu lực từ 01/01/1997. Đến năm 2001, luật hình sự Liên bang Nga có sửa đổi điều 174 thành hai cấu thành tội phạm mới, đó là:Hợp pháp hóa các khoản tiền hoặc tài sản khác do người khác phạm tội mà có (điều 174); hợp pháp hóa các khoản tiền hoặc tài sản khác có được do tự mình phạm tội mà có (điều 174-1).

Đến năm 2003 các điều luật trên được sữa đổi và hoàn thiện, theo đó hành vi rửa tiền được hiểu là việc hợp pháp hóa các khoản thu nhập do phạm tội mà có, nghĩa là tạo một vỏ bọc hợp pháp trong việc chiếm hữu, sử dụng và định các khoản tiền hoặc tài sản có được từ phạm tội.

Trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao Liên bang Nga số 23 ngày 18/11/2004 “về thực tiễn xét xử các vụ án về kinh doanh trái phép và rửa tiền” đã phân chia cấu thành tội phạm rửa tiền trước đây thành 2 cấu thành mới mà tiêu chí phân chia chính là chủ thể tội phạm, khẳng định rõ tội rửa tiền như là tội bổ sung, tức là dựa trên cơ sở đã chứng minh theo thủ tục tố tụng hình sự việc có được tiền, tài sản do phạm tội chính mà có. Nếu trong quá trình xét xử, bị cáo được tuyên bố không có tội trong việc thực hiên tội phạm chính thì không thể truy cứu về tội rửa tiền

Cấu thành tội phạm quy định tại điều 174 và 174-1 Bộ luật hình sự Liên Bang Nga là cấu thành hình thức, vì thế chỉ cần giao dịch đầu tiên với tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh hợp pháp nhằm mục đích tạo cho nó vỏ bọc hợp pháp là đã hoàn thành tội phạm rửa tiền.

2. Chủ thể tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Chủ thể tội phạm quy định tại điều 174-1 Bộ luật hình sự Nga là người có năng lực hành vi, đủ 16 tuổi, tự mình thực hiện tội phạm hoặc là đồng phạm trong việc phạm tội.

Tội phạm, quy định tại điều 174-1 khác với tội phạm quy định tại điều 174 ở chỗ trong trường hợp chủ thể phạm tội chính cũng chính là chủ thể hành vi rửa tiền. Khi đó, cần định tội danh độc lập đối với hành vi phạm tội mà kết quả có được tiền hoặc tài sản (tội phạm chính).

Như vậy là, đặc điểm chủ thể tội phạm, quy định tại điều 174-1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, cấu thành từ 2 bộ phận đó là phạm tội mà nhờ đó có được tiền, tài sản và thực hiện các giao dịch có tính chất kinh tế đối với tiền, tài sản có được.

Chủ thể thực hiện hợp pháp hóa khoản tiền, tài sản do chính người đó phạm tội mà có là người thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích nhận được tiền, tài sản để sau đó hợp pháp hóa chúng.

Trong cả hai cấu thành tội phạm đang phân tích, chủ thể tội phạm đều là chủ thể đặc biệt về dấu hiệu nguồn gốc khoản tiền, tài sản được hợp pháp hóa.

Khi phân tích chủ thể tội phạm quy định tại điều 174-1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, cần chú ý đến yếu tố sau: Nếu như chủ thể trong độ tuổi 14 tuổi hoặc 15 tuổi thực hiện tội phạm mà luật quy định trách nhiệm hình sự từ 14 tuổi và sau đó, khi đủ 16 tuổi, thực hiện hợp pháp hóa tiền, tài sản đó, thì trong trường hợp này có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về rửa tiền do phạm tội mà có. Bởi vì, chủ thể đã thực hiện tội phạm trong độ tuổi mà không bị trách nhiệm, nhưng khi đủ 16 tuổi người đó quyết định “rửa” khoản tiền trước đây phạm tội mà có thì trong tình huống này phải xem họ là chủ thể tội phạm rửa tiền.

Về chủ chủ thể giúp sức thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến rửa tiền được giải thích điều 174, 174-1 Bộ luật hình sự. Chủ thể giúp sức rửa tiền có thể là: cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thuế, cơ quan công chứng, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và địa phương. Ở đây cần có tội phạm được thực hiện bởi những người này sử dụng vai trò, vị trí công tác của mình, tức là nhờ có quyền và thẩm quyền đó nắm giữ chức vụ đó mà có. Vấn đề này được nói rõ trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao, Công chứng viên sử dụng vai trò công vụ của mình để chứng thực các giao dịch mà biết rõ là nhằm rửa tiền thì bị truy cứu về hành vi giúp sức theo quy định tại khoản 5 điều 33 Bộ luật hình sự Liên bang Nga và điều tương ứng (174 hoặc 174-1).

3. Mặt Chủ quan của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Tội phạm phải được thực hiện bằng lỗi cố ý, tức là người phạm tội luôn nhận thức được tính chất bất hợp pháp của tiền và tài sản có được và mong muốn hợp pháp hóa chúng.

Điều 174 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội rửa tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có phải là người có lỗi. Họ phải nhận thức rõ rằng tiền, tài sản này kiếm được, chính bằng cách phạm tội, tức là có được từ kết quả thực hiện hành vi phạm pháp hình sự. Trong hồ sơ vụ án phải xác định yếu tố, người thực hiện rửa tiền biết, chứ không phải phỏng đoán về nguồn gốc phi pháp của tiền, tài sản. Vấn đề cần chứng minh chỉ là người đó biết chính xác về nguồn gốc phi pháp của khoản tiền, tài sản đó.

Nếu như không có mục đích tạo cho các khoản tiền hoặc tài sản có được do phạm tội mà có một vỏ bọc hợp pháp trong việc chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt thì không thể nói đó là rửa tiền.

Khi có mục đích tạo vỏ bọc hợp pháp cho việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các khoản tiền, tài sản có được từ kinh doanh trái phép (điều 171) thì bị truy cứu trách nhiệm theo 2 điều 171 (kinh doanh trái phép) và 174-1 (rửa tiền) khi chuyển tiền này vào hoạt động kinh doanh hợp pháp. Còn như nếu tiếp tục sử dụng khoản tiền có được này (từ kinh doanh trái phép) sử dụng vào kinh doanh trái phép thì không truy cứu thêm tội quy định tại điều 174-1.

Khi chứng minh mặt chủ quan của tội rửa tiền, cần tính đến nhận thức của người phạm tội liên quan đến tính chất, nguồn gốc tội phạm của tiền, tài sản mà người phạm tội sử dụng để giao dịch.

Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao Liên bang Nga đã lưu ý rằng, nếu không có mục đích như đã nói thì các giao dịch tài chính với tiền, tài sản đó không cấu thành rửa tiền, nếu có thể đánh giá như là tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì tùy thuộc vào tình tiết cụ thể của vụ án có thể có dấu hiệu tôi phạm chiếm đoạt với tư cách người giúp sức hoặc cấu thành tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có (điều 175).

Cũng cần lưu ý thêm một tình tiết quan trọng, thời hiệu đối với tội phạm mà nhờ đó thu được tiền, tài sản mà về sau được hợp pháp hóa, không phải là căn cứ để không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có lỗi. Chẳng hạn như tài sản do một người phạm tội mà có, tại thời điểm này chuyển sang một người khác sở hữu ngay tình, nhưng sau một thời gian người này biết được rằng tài sản đó có nguồn gốc phạm tội. Sau đó, người này thực hiện bán tài sản đó, như thế đã thực hiện mặt khách quan của tội phạm quy định tại điều 174. Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì người sở hữu ngay tình phải hoàn trả cho người sở hữu.

4. Mặt khách thể của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Khách thể tội phạm quy định tại điều 174, 174-1 là các quan hệ kinh tế, sự ổn định kinh tế của xã hội mà hoạt động rửa tiền xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm.

Khách thể trực tiếp của các tội phạm này là các quan hệ xã hội trong đảm bảo an ninh xã hội, còn khách thể gián tiếp là các quan hệ xã hội đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong việc làm rõ người phạm tội, cũng như các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế. Khách thể gián tiếp là không bắt buộc, nghĩa là thiệt hại có thể gây ra cho các mối quan hệ này, cũng có thể không gây ra khi phạm tội.

5. Mặt khách quan của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Hành vi khách quan của tội rửa tiền là một quá trình tạo thành từ nhiều thao tác nhằm đạt đến mục đích chung là tạo cho chúng vỏ bọc hợp pháp trong việc chiếm hữu.

Hành vi khách quan bao gồm hành vi của cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện các giao dịch tài chính hoặc các giao dịch khácvới tiền, tài sản của người khác kiếm được từ phạm tội mà có. Mục đích của các hành vi này là làm cho chúng có hình thức, vỏ bọc hợp pháp trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt (điều 174 Bộ luật hình sự).

Ngoài ra, hành vi khách quan còn bao gồm cả hành vi của những người có được tiền, tài sản trực tiếp từ kết quả thực hiện tội phạm và tiến hành các giao dịch tài chính, giao dịch khác hoặc sử dụng tiền, tài sản này để thực hiện kinh doanh, hoạt động kinh tế khác nhằm hợp pháp chúng.Nếu hành vi của những người có quyền hạn của các ngân hàng tín dụng hướng đến việc rửa tiền dưới dạng các giao dịch ngân hàng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 174.

Theo quy định của điều 174-1 thì rửa tiền chỉ có thể có khi thực hiện các giao dịch được luật quy định trong hoạt động thương mại hợp pháp, được đăng ký chính thức, tức là hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác. Lĩnh vực áp dụng điều luật này là hoạt động kinh tế, tài chính, kinh doanh hợp pháp, đưa tiền từ hoạt động kinh doanh trái phép vào tiếp tục và mở rộng kinh doanh cấu thành “kinh doanh trái phép”. Trách nhiệm hình sự về tội này quy định tại điều 171 Bộ luật hình sự Liên bang Nga và không cần định tội danh bổ sung theo điều 174 hoặc 174-1 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

Quá trình rửa tiền kết thúc, khi các giá trị vật chất không còn được xem là có được từ hành vi phạm pháp hình sự nữa và không còn liên quan đến tội phạm ban đầu hoặc là hoàn toàn không được các chuyên gia động đến. Chẳng hạn, khi chuyển tiền có được từ phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh, thời điểm tội phạm chấm dứt có thể xem là thời điểm hoạt động kinh doanh đối với tiền, tài sản đó chấm dứt hoặc từ thời điểm chấm dứt các hoạt động với nguồn tiền này nhằm đạt được lợi nhuận. Nếu người phạm tội tiếp tục sử dụng lợi nhuận ban đầu thu được từ nguồn vốn do phạm tội mà có vào trong hoạt động kinh doanh hợp pháp thì tội phạm được xem là chấm dứt chỉ khi người phạm tội chết, bởi vì lợi nhuận đến cùng vẫn luôn phi pháp.

6. Quy định về chế tài đối với tội phạm rửa tiền theo pháp luật Hình sự LB Nga

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, chế tài quy định trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga về hành vi rửa tiền không phản ánh được mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này.

Các nhà làm luật quy định chế tài phạt tiền đối với hành vi này chưa hoàn toàn tương xứng. Chế tài phạt tiền cần có mức bằng với lượng tiền được hợp pháp hóa thì việc đấu tranh chống tội phạm này mới có kết quả. Ở Mỹ, mức phạt có thể có tới 500.000 USD hoặc gấp 2 lần giá trị tài sản trong giao dịch; ở Ý từ 2 đến 30 triệu Lia, ở pháp từ 2.500.000 đến 5.000.000 frank. Tình tiết tăng nặng ở các nước này, đầu tiên là phạm tội có tổ chức, thứ hai là tái phạm, thứ ba là lượng tiền được rửa lớn hoặc thu lợi lớn.