Thế nào là đa dạng hóa

Khái niệm đa dạng hóa đầu tư với một nhà đầu tư chuyên nghiệp không còn là điều xa lạ nữa tuy nhiên với một nhà đầu tư không chuyên hay mới đầu tư thì đây là một câu hỏi đáng để suy ngẫm, tại sao không nên tập trung vào 1 kênh đầu tư để mang lại hiệu quả tối ưu mà lại cần phải đa dạng hóa các kênh đầu tư. Đọc thêm bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trang bị cho mình khi đi đầu tư.

Khái niệm về Đa dạng hóa đầu tư

Đa dạng hoá đầu tư là giải pháp mà nhà đầu tư phân bổ tiền vốn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hóa trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một giỏ”.

Thông thường những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thì có rủi ro cao và ngược lại những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp thì rủi ro thấp. Nhà đầu tư có thể giảm được rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều nơi khác nhau hay vào nhiều dự án khác nhau.

Sự cần thiết phải đa dạng hóa đầu tư

Hoạt động đầu tư dù diễn ra dưới hình thức nào cũng gắn với nhiều loại rủi ro khác nhau. Trong khi đó, mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi ích, vì thế, việc tìm kiếm các biện pháp để tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi ích trở thành một nhu cầu thiết thực.

Nếu trứng của bạn để trong một giỏ và giỏ rơi xuống đất, bạn sẽ chỉ còn trứng vỡ. Đa dạng hóa gần giống như là một dạng bảo hiểm, phòng khi cả giỏ bị rơi. Chẳng hạn nếu bạn chỉ đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, nếu công ty đó hoạt động không hiệu quả và cổ phiếu bị hủy niêm yết thì bạn sẽ bị thua lỗ hết.

Do vậy, một trong các biện pháp tối thiểu hóa rủi ro đối với nhà đầu tư là đa dạng hóa đầu tư, vì việc mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, lĩnh vực không có nhiều liên kết với nhau, bạn có thể kiềm chế được biến động giá cả với danh mục của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp tất cả các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ. Do đó, đa dạng hóa sẽ đảm bảo sự hoạt động ổn định hơn, ít rủi ro hơn cho các nhà đầu tư.

Làm thế nào để đa dạng hoá?

Đa dạng hóa đầu tư có nhiều cách và việc cần làm trước khi quyết định phân bổ các khoản tiền vốn, bạn cần tìm hiểu loại hình phù hợp với khả năng tài chính và cơ hội có lợi nhuận cao. 

Đa dạng hóa với một loại tài sản: khi chúng ta đầu tư vào trái phiếu thì bạn có thể mua nhiều loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu kho bạc với các kỳ hạn ngắn – dài khác nhau.

Đa dạng hóa với nhiều loại tài sản: Bạn có thể đầu tư vào nhiều loại tài sản bao gồm quỹ mở, cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, hàng hóa…

Đa dạng hóa ngành nghề: Cùng là đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu nhưng nếu bạn đầu tư vào các ngành nghề khác nhau cũng giúp hạn chế rủi ro.

Đa dạng hóa theo vốn hóa thị trường: Phân bổ danh mục đầu tư vào các cổ phiếu của công ty có quy mô khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Quỹ mở: Cách dễ nhất để đa dạng hóa

Nếu bạn không có đủ mạnh về tài chính để đầu tư vào nhiều cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác cùng một lúc. Hơn nữa, bạn cũng không có nhiều thời gian và kiến thức tài chính chuyên sâu để phân tích và theo dõi thị trường thường xuyên. Trong trường hợp này, đầu tư với các quỹ mở là lựa chọn tối ưu nhất. Đầu tư vào quỹ mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Thay vì bạn tự đầu tư chứng khoán trực tiếp thì bạn bỏ tiền vào quỹ mở. Quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu. Nếu đầu tư vào các công ty thì bạn sẽ nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ mở thì sẽ nhận được chứng chỉ quỹ. Nếu quỹ đầu tư thành công thì giá trị tài sản của quỹ tăng lên tức là giá trị chứng chỉ quỹ tăng lên và đem lại lợi nhuận cho bạn.

Lưu ý:

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi NĐT. Nếu khả năng tài chính hạn chế, NĐT chỉ nên tập trung vào một vài loại chứng khoán để giúp vòng quay của đồng vốn linh hoạt hơn.

- Cho dù danh mục đầu tư được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ nguy cơ rủi ro bằng không. NĐT có thể giảm thiểu rủi ro gắn liền với các chứng khoán đơn lẻ (rủi ro không có tính hệ thống), thế nhưng luôn có rủi ro thuộc về bản chất của thị trường (rủi ro hệ thống). Rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các chứng khoán và sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được chúng.

- Nhiều NĐT có quan điểm sai lầm rằng, rủi ro tỷ lệ nghịch với số lượng cổ phiếu thêm vào danh mục đầu tư, trong khi trên thực tế điều này không hề đúng. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy, NĐT chỉ có thể giảm rủi ro đến một điểm nhất định mà tại đó, việc đa dạng hoá hơn nữa không đem lại lợi ích gì.

Đa dạng hoá đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm bớt mức độ rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”. Bạn cần nắm rõ các phương pháp đầu tư đa dạng hóa. Có như vậy, hoạt động đầu tư mới trở nên thuận lợi và an toàn ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất.

Kết luận

Bạn cần luôn nhớ rằng cho dù danh mục đầu tư có được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ nguy cơ rủi ro là không. Bạn có thể giảm thiểu được những rủi ro gắn liền với các cổ phiếu đơn lẻ ( rủi ro phi hệ thống), thế nhưng luôn có những rủi ro thuộc về bản chất của thị trường rủi ro hệ thống). Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các cổ phiếu và sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được chúng

Giảm rủi ro kinh doanh và mở rộng quy mô thị trường.

Đối với nhiều người, đa dạng hóa nghĩa là tăng doanh thu.

Hầu như mỗi ngày, khi thời điểm tốt, đều có tin tức về việc một công ty mua lại công ty khác.

Một số tổ chức lớn trên thế giới như GE, Honeywell và Siemens – điều hành một loạt doanh nghiệp đa dạng ngành nghề kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau.

Đối với một số khác, đa dạng hoá nghĩa là giảm rủi ro. Nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để nếu lỗ trong một lĩnh vực thì sẽ không vướng phải thảm hoạ tài chính. Và một trong những lý do khiến người nông dân đa dạng hoá cây trồng là thời điểm thu hoạch khác nhau sẽ làm giảm khả năng thời tiết xấu phá huỷ công sức cả năm.

Một số tập đoàn sử dụng đa dạng hóa làm chiến lược giảm rủi ro vì nó có thể khiến lợi nhuận của công ty ít bị tổn thương trước những thay đổi của một ngành cụ thể. Ví dụ, khi giá năng lượng tăng, chi phí của nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng. Nếu công việc kinh doanh chính của bạn là vận tải/ giao hàng thì theo suy nghĩ này, công ty có thể muốn mua lại một công ty trong ngành dầu khí – điều này có thể giúp bảo vệ lợi nhuận tổng thể.

Tuy đa dạng hóa là một chiến lược có thể giảm thiểu rủi ro nhưng nó cũng có thể gây ra những rủi ro mới đáng kể vì đưa tập đoàn ra khỏi năng lực cốt lõi của nó.

Bài viết này nhằm tìm hiểu về đa dạng hóa, những loại hình đa dạng khác nhau và lý do tại sao các công ty và nhà đầu tư đa dạng hóa ngay từ đầu.

Đa dạng hoá là gì?

Nhìn từ một góc độ, đa dạng hoá có nghĩa là nhóm một loạt các khoản đầu tư hoặc đơn vị kinh doanh lại với nhau để hạn chế tổn thất tổng thể nếu một ngành công nghiệp, khu vực hoặc kinh doanh cụ thể gặp khó khăn.

Nhìn từ góc độ khác, đa dạng hóa là một công ty bước chân vào ngành kinh doanh nằm ngoài khu vực nó đang hoạt động hiện tại.

Thật không may, điều này có nghĩa là công ty chuyển sang lĩnh vực bị giới hạn về chuyên môn. Đây thường là một nỗ lực có rủi ro cao và cần được chú ý nhiều.

Có bốn loại đa dạng hoá chính:

1. Đa dạng hóa đồng tâm

Ở đây, chiếc lược kinh doanh mới liên quan đến ngành hiện tại, công ty mẹ có thể sử dụng công nghệ và năng lực của mình đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh mới. Ví dụ, Coca-Cola đã sử dụng đa dạng hoá đồng tâm khi tung ra dòng nước giải khát đóng chai. Tuy nhiên, mặc dù sản phẩm sử dụng công nghệ liên quan nhưng cách tiếp thị lại khác nhau.

Bạn cũng có thể sử dụng năng lực hoạt động để đạt được đa dạng hóa đồng tâm. Ví dụ, nếu công ty có hệ thống bán hàng và phân phối xuất sắc thì việc sản xuất thêm sản phẩm mới là một cách hay để tận dụng năng lực hiện có và theo đuổi chiến lược tăng trưởng.

Điều quan trọng cần phải nhớ là ngay cả khi hai doanh nghiệp có nhiều điểm chung thì vẫn tồn tại điểm khác biệt, đòi hỏi phát triển kỹ năng và kiến thức mới để hoạt động kinh doanh mới vận hành hiệu quả.

2. Đa dạng hóa theo chiều ngang

Với loại đa dạng hóa này, việc kinh doanh mới cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ không liên quan đến lĩnh vực chính của tổ chức nhưng có cùng cơ sở khách hàng. Thường được xem là kinh doanh song song.

Các siêu thị lớn thường sử dụng đa dạng hóa theo chiều ngang rất hiệu quả, khi họ không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn hàng tiêu dùng gia đình, những thiết bị nhỏ, quần áo, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ điện thoại …. Những doanh nghiệp này rất giỏi trong việc đưa người tiêu dùng vào cửa hàng của mình, nơi sau đó họ có thể bạn một dòng sản phẩm đa dạng.

3. Đa dạng hoá và tích hợp theo chiều dọc

Ở đây, toàn bộ mạng lưới kinh doanh – từ việc mua nguyên vật liệu thô đến việc bán thành phẩm – có thể được liên kết trong cùng công ty mẹ. Những loại hình cụ thể của chiến lược đa dạng hóa hội nhập kết hợp gồm:

Đa dạng hóa sản phẩm phụ – Công ty mẹ bán phụ phẩm cho các công ty khác. Một nhà máy sản xuất tạo ra một lượng lớn nhựa, kim loại, và phế thải các tông có thể chọn nhập vào doanh nghiệp tái chế và bán các sản phẩm phụ này. Sau đó họ có thể bắt đầu một cơ sở tái chế kim loại, lần lượt bán các sản phẩm của họ cho các công ty cần kim loại tái chế. Các công ty tiêu dùng này thậm chí có thể bao gồm cả công ty sản xuất mẹ.

Đa dạng hoá liên kết – Doanh nghiệp theo đuổi chuỗi hoạt động từ bất cứ hướng nào có thể. Giả sử một công ty sản xuất kem đánh răng có ý tưởng mới về cách đóng gói sản phẩm của mình. Họ phát hiện ra rằng không nhà cung cấp nào có thể đáp ứng chính xác những điều họ muốn, vì vậy họ bắt đầu xây dựng công ty nhựa và tự cung cấp những thứ họ cần. Để sử dụng công suất dư thừa của nhà máy nhựa, họ bắt đầu sản xuất những sản phẩm bằng nhựa khác. Họ mua lại một công ty vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tạo ra dòng chảy hiệu quả cho nguyên liệu. Áp lực môi trường trong ngành công nghiệp nhựa dẫn đến việc tạo lập cơ sở nghiên cứu phát triển những loại nhựa mới. Cuối cùng công ty đầu tư vào hoạt động tái chế nhựa. Tất cả đều đến từ kem đánh răng!

4. Đa dạng hóa tập đoàn

Với loại đa dạng hóa này, việc kinh doanh mới hoàn toàn không liên quan đến công ty mẹ và việc mua lại không dựa vào bất kỳ yếu tố công nghệ hay năng lực khác nào. Lý do phổ biến nhất để thực hiện chiến lược này là giảm nguy cơ, tăng lợi nhuận tổng thể, tiếp cận nguồn vốn mới, thu hút khách hàng mới hoặc trở thành lực lượng lớn hơn trên thị trường.

Nhiều nhà đầu tư phản đối đa dạng hóa doanh nghiệp, được thực hiện trên cơ sở rủi ro. Những người này tin rằng nhà đầu tư – chứ không phải doanh nghiệp – chịu trách nhiệm cho sự đa dạng hóa của họ và họ có thể làm điều đó bằng cách đầu tư vào nhiều ngành kinh doanh và công nghiệp.

Họ lập luận rằng các tập đoàn nên tập trung vào việc tối đa hóa giá trị của cổ đông bằng cách sử dụng tài sản hiện tại và năng lực cốt lõi của họ – tức là tiếp tục làm những việc thường làm từ trước đến nay. Rời xa khỏi năng lực cốt lõi có thể dẫn đến sai lầm, rủi ro không đáng có cho lợi tức của cổ đông.

Những điểm chính

Đa dạng hóa có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong hoạt động hiện tại nhưng vẫn tồn tại những rủi ro riêng.

Chiến lược này có thể được sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng công ty lớn hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, nhiều tổ chức bị tổn hại vì tiến hành đa dạng hóa mà không tìm hiểu đầy đủ về rủi ro và hậu quả của nó. Trước khi áp dụng bất cứ chiến lược đa dạng hóa nào, hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ về mong đợi của mình và đánh giá rủi ro một cách trung thực.