Dưa muối bị khú là như thế nào năm 2024

Dưa muối nổi váng trắng là hiện tượng gì? Vào mùa hè nóng nực, trong lọ dưa muối dễ nổi váng trắng, nguyên nhân là do lọ không được bảo quản tốt, khiến một số vi khuẩn khác xâm nhập vào lọ và phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời, dưa muối bên trong sẽ có mùi vị không ngon, thậm chí là ôi thiu, hư hỏng.

Lợi ích của dưa muối với sức khỏe?

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dua_muoi_noi_vang_trang_la_hien_tuong_gi_meo_muoi_dua_khong_noi_vang_1_927dfa4823.png) Dưa muối chua là thực phẩm kích thích vị giác, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt

Dưa muối được làm từ phương pháp lên men để làm chín thức ăn bằng các nguyên liệu có khả năng tạo ra men, kết hợp dùng thêm một số gia vị phổ biến như muối, đường, giấm…

Vị chua mặn của dưa muối đã kích thích vị giác, giúp chúng ta có cảm giác ăn ngon miệng hơn, hơn nữa dưa muối có lợi cho hệ tiêu hóa nên được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

Điểm qua một số lợi ích của dưa muối với sức khỏe con người gồm:

  • Bổ sung khoáng chất, vitamin: Phần lớn nguyên liệu được dùng muối chua là các loại rau củ, trái cây vốn giàu vitamin và khoáng chất.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Đồ chua ngâm có sử dụng giấm sẽ giúp bảo vệ cơ thể tránh cảm cúm, viêm họng.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Men của dưa chua ngâm sẽ góp phần phát triển các lợi khuẩn probiotics trong đường ruột, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi.

Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ dưa muối với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì sẽ có tác dụng xấu đối với sức khỏe.

Một điều cần lưu ý khi ăn dưa muối chua là nếu trong lọ dưa ngâm bị nổi váng trắng, bạn không nên sử dụng vì có thể trong quá trình muối dưa đã xảy ra sai sót khiến dưa bị hư, nổi váng.

Dưa muối nổi váng trắng là gì? Xử lý ra sao?

Vì sao dưa muối nổi váng trắng?

Dưa cải muối bị nổi váng trắng là do nước muối bị lạt hay hộp, lọ được dùng để muối dưa bị dính nước lạnh. Nguyên nhân khác có thể là do dùng đôi đũa ướt có dính nước lạnh hoặc đũa bẩn có khuẩn để gắp dưa. Đi kèm với nổi váng là tình trạng dưa bị nhớt do rửa dưa không sạch, nồng độ ngọt – mặn không đủ để bảo quản dưa hoặc khi đã muối xong, nếm thấy vị nước ngâm ngọt hay mặn hơn nên cho thêm nước lạnh vào.

Tùy theo màu sắc của lớp váng nổi mà bạn quyết định sử dụng tiếp sản phẩm hay là bỏ đi.

Lớp váng nổi màu trắng: Chỉ cần hớt bỏ váng đi, dùng nước ấm đã được đun sôi rửa sạch dưa để tiếp tục sử dụng, như vậy vẫn có thể ăn được.

Lớp váng nổi màu vàng, đen: Váng màu vàng hay đen là dấu hiệu cho thấy các vi nấm độc hại đã phát triển. Thường là loại nấm aspergilus flavor sẽ sản sinh ra độc tố với tên gọi là aflatocin, trở thành nguyên nhân gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi, gan… Gặp tình trạng này thì bạn nên bỏ đồ chua ngâm đi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dua_muoi_noi_vang_trang_la_hien_tuong_gi_meo_muoi_dua_khong_noi_vang_2_3f948c06c2.png) Dưa muối nổi váng trắng do nước muối bị lạt hay lọ dưa bị dính nước lạnh

Mẹo xử lý dưa muối nổi váng trắng

Nếu nước ngâm đã bị nhớt, vớt dưa ra, dùng nước đun sôi đến khoảng 80 độ C rửa sạch nhớt. Sau đó, dùng khăn khô, sạch vắt dưa ráo nước và ngâm bằng nước muối mới.

Nếu dưa đã bị lên váng trắng thì không nên ăn dưa sống nữa. Khi đó nên vớt bỏ lớp váng, xả dưa sạch, vắt dưa ráo nước và dùng dưa để nấu canh, xào hay chế biến thành món khác.

Khi dùng đũa để gắp dưa, chúng ta phải dùng đũa sạch, không dính nước, dính dầu, tốt nhất là nên dùng đũa riêng để gắp, nếu không rất dễ mang một số vi khuẩn vào lọ dưa.

Vào mùa hè nóng nực, mép lọ dưa rất dễ bị bám dính chất dơ, chúng ta có thể dùng vòi nước chảy để rửa sạch mép lọ, không chỉ làm sạch một số bụi bẩn vi khuẩn mà còn có tác dụng làm mát sau khi vệ sinh, có thể rắc một ít muối lên chỗ đó. Muối có tác dụng khử trùng giúp bảo vệ lọ dưa.

Để gạn lớp váng trắng trong lọ, hãy dùng thìa sạch không dính nước và dầu rồi cho một củ hành tây vào lọ dưa vì hành tây có tác dụng khử trùng rất tốt, cuối cùng, bảo quản lọ dưa ở nơi thoáng mát.

Nguy hiểm đồ chua ngâm bán ở ngoài

Muốn ăn đồ muối chua ngâm, tốt nhất bạn nên tự làm ở nhà hoặc mua các sản phẩm nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của thương hiệu uy tín.

Bởi vì đồ muối chua được bán ở ngoài không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, người bán có thể dùng hóa chất để bảo quản như:

  • Muối của axit sorbic (sorbat kali, sorbat natri…) giúp cho thực phẩm được bảo quản lâu dài, có tác dụng sát trùng mạnh với nấm men, nấm mốc làm ức chế hoạt động của vi khuẩn.
  • Để tẩy trắng cũng như giúp cho thực phẩm được tươi, người bán dùng chất tẩy đường là một dạng hợp chất có chứa sunfua dioxit.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vnp_dua_chua_cay_ngot_55604506ce.jpg) Không nên mua dưa muối được làm sẵn do có nhiều chất phụ gia và không vệ sinh

Mẹo ngâm đồ chua không bị nổi váng

  • Để muối dưa không bị hiện tượng nổi váng trắng hay dễ bị hư, bạn nên điều chỉnh tỉ lệ nước – muối cho phù hợp. Chần lọ, hộp dùng để muối dưa vào nước sôi, để cho ráo và dùng khăn sạch lau khô.
  • Dùng đũa khô, sạch, không dính bẩn để xếp dưa vào lọ hoặc dùng mỗi khi lấy dưa ra ăn.
  • Rửa sạch thật kỹ dưa trước khi chế biến.
  • Việc sử dụng giấm không chất lượng sẽ làm cho giấm dễ bị biến chất, do đó bạn nên chọn giấm có thương hiệu, uy tín trên thị trường để biết được nồng độ giấm ghi trên nhãn sản phẩm.
  • Lọ, hũ đựng không được ướt nước lạnh, dơ.
  • Cần sơ chế dưa đúng cách, nhất là khâu rửa sạch, nước muối và phải đảm bảo dưa ráo nước trước khi ngâm hoặc phơi khô khi muối đồ chua làm bằng rau củ.
  • Đảm bảo dưa chua được ngâm hoàn toàn trong nước ngâm, bằng cách dùng bịch túi nước nặng hay đồ gạc đè phía trên hũ.

Nhìn chung, chỉ cần kỹ ở khâu sơ chế, ngâm dưa và bảo quản, bạn sẽ có lọ dưa muối ngon lành, an toàn khi dùng. Để kiểm soát được chất lượng dưa muối, chỉ có cách là bạn phải tự muối dưa ở nhà.