Thế mạnh trọng ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ là

Bài 32. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày được đặc điểm phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng (công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng). Nêu được tên các trung tâm công nghiệp lớn. Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng. lĩ. KIẾN THỨC Cơ BẢN D. Tình hình phát triển kinh tế ỉ. Công nghiệp Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,... Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,3% cơ cấu kinh tế của vùng và 38,5% của cả nước. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu (trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí). Khó khăn: + Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. + Chất lượng môi trường đang bị suy giảm. Nông nghiệp Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: + Cây công nghiệp lâu năm: Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước. Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước. Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước. Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước. + Cây công nghiệp hàng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng công nghiệp. Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn. Phát triển thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu (hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An có vai trò to lớn trong cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của vùng). GỢI ý trả lời CÂU HỎI GIỮA BÀI Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước. Trả lời: Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm cao nhất (59,3%). So vớí tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ chiếm 38,5%. Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bô" sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Trả lời: Các trung tàm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu; trong đó, lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh. Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ỏ’ Đông Nam Bộ? Trả lời: Do Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt cho trồng cây cao su: Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm. ít bão và gió mạnh là thuận lợi cho cây cao su (cây không ưa gió mạnh). Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật. Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su. Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU. Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đô"i với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Trả lời: Hồ Dầu Tiếng: là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (thuộc TP. Hồ Chí Minh). Hồ thuỷ điện Trị An: bên cạnh chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (công suất 400 MW), hồ góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai. GỢl ý thực hiện CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thông nhát? Trả lời: Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng: + Công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài. + Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày nay: + Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. + Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao. + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. + Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,... + Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu. Nhờ những điều kiện thuận lợỉ nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? Trả lời: Vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: + Cây công nghiệp lâu năm: Cao su: chiếm 65,6% diện tích và 78,9% sản lượng so với cả nước. Cà phê: chiếm 8,1% diện tích và 11,7% sản lượng so với cả nước. Hồ tiêu: chiếm 56,1% diện tích và 62,0% sản lượng so với cả nước. Điều: chiếm 71,1% diện tích và 76,2% sản lượng so với cả nước. + Cây công nghiệp hằng năm: (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng. Các điều kiện thuận lợi: + Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn. + Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau. + Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp. + Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng. Dựa vào bảng số liệu 32.3 trang 120 SGK (Cơ cấu kỉnh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2002), vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tê của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét. lỉưổng dẫn: Vẽ biểu đồ tròn: vẽ một hình tròn có 3 nan quạt ứng với ba khu vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Biểu đồ có chú giải và tên là: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2002. Nhận xét: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu (46,7%). Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 50% (51,6%); nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (1,7%). CÂU HỎI Tự HỌC Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ tăng trưởng nhanh. cơ cấu sản xuất cân đối. đã hình thành một số ngành hiện đại. phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng là A. 59,1%. B. 59,2%. c. 59,3%. D. 59,4%. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một. c. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa. D. TP. HỒ Chí Minh, Biên Hoà, Tây Ninh. Cây công nghiệp lâu. năm có diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là A. cà phê. B. cao su. c. hồ tiêu. D. điều. Cây cao su phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. c. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. D. Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai.

Bài 33. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) ĩ. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày được: đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ (chiếm tĩ lệ cao trong cơ cấu GDP). Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. KIẾN THỨC Cơ BẢN Dịch vụ Đa dạng: thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông. Chiếm 33,1% tổng mức bán lẻ hàng hoá, 30,3% số lượng hành khách vận chuyển, 15,9% khôi lượng hàng hoá vận chuyển (năm 2002). TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước. Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (năm 2003: tỉ lệ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Đông Nam Bộ chiếm 50,1% số vốn đầu tư vào cả nước). Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là TP. Hồ Chí Minh. Các tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long,... diễn ra sôi động quanh năm. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Các trung tâm kinh tế lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP. Hồ Chí Minh và các tĩnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang) có vai trò quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng' Đông Nam Bộ so vó'i cả nước. Trả lời: Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển có chiều hướng giảm; tỉ trọng khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng không đáng kể. Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành dịch vụ cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển. Dựa vào hình 14.2, hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thế đi đến các thành phô khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào? Trả lời: đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Trả lời: Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ, chiếm 50,1% vôh đầu tư của nước ngoài năm 2003. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì: + Đây là vùng kinh tế năng động, kết quả của việc khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất. liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư và xã hội. + Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng giữ vai trò quan trọng. Dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng. Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dôi với cả nước. Trả lời: Vùng chiếm 35,1% tổng GDP, 56,6% GDP công nghiệp — xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. Các số liệu này nói lên tầm quan trọng đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đôi với cả nước. IV. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì đề phát triển các ngành dịch vụ? Trả lời: Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ. Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước. Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? Trả lời: Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam. Đông Nam Bộ, đặc biệt TP. Hồ Chí Minh có dân số đông, mức thu nhập của dân cư cao. Các thành phố Đà Lạt, Nha 'Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông. Dựa vào bảng 33.3 trang 123 {Diện tích, dân số, GDP của vùng kỉnh tê trọng điểm phía Nam và ba vùng kỉnh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002), hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nùớc năm 2002 và rút ra nhận xét. Hướng dẫn: Vẽ biểu đồ: + Tính toán, lập bảng số liệu %: DIỆN TÍCH, DÂN số, GDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐiỂM PHÍA NAM so VỚI BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%) Diện tích Dân số GDP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 39,3 65,0 Ba vùng kinh tế trọng điểm 100,0 100,0 100,0 + Vẽ biểu đồ: cột hoặc tròn. Nếu vẽ biểu đồ cột, có 3 cột ứng với diện tích, dân số, GDP. Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh cột ghi 100%). Trục hoành thể hiện các đại lượng diện tích, dân số, GDP. Nếu vẽ biểu đồ tròn, có 3 hình tròn thể hiện diện tích, dân số, GDP. Trong mỗi hình tròn có nan quạt thể hiện giá trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhận xét: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích lớn hơn 1/3, dân số chưa đầy 40%, nhưng chiếm đến 65% giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước. V. CÂU HỎI Tự HỌC So với cả nước (năm 2002), ti trọng của tổng mức bán lể hàng hoá ở Đông Nam Bộ là A. 33,1%. B. 33,2%. c. 33,3%. D. 33,4%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ là dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, máy móc thiết bị. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, nguyên liệu cho sản xuất. c. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ. D. dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, hàng tiêu dùng cao cấp. Điểm nào sau đây không đúng với TP. Hồ Chí Minh? Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của cả nước. Dẫn đầu về hoạt động xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ. c. Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. D. Giàu có tài nguyên khoáng sản nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, tỉ trọng của Đông Nam Bộ là A. 50,1%. B. 50,2%. c. 50,3%. D. 50,4%. Tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Bình Dương. B. Tây Ninh, c. Long An. D. Bến Tre.