Tên phật của bạn là gì năm 2024

Các tên Phật và Bồ-tát nói riêng và nhiều danh từ Phật giáo nói chung phần lớn là phiên âm, dịch nghĩa từ Phạn ngữ và nhất là từ Hán ngữ (do các cao tăng Trung Quốc dịch từ Phạn ngữ qua Hán ngữ từ thế kỷ thứ 4) nên rất vất vả để thấu hiểu tường tận. Bài viết này ta thử tìm hiểu vài tên Phật và Bồ tát theo tầm nguyên nghĩa ngữ đối chiếu với tiếng nôm na thuần Việt xem có giúp ích gì cho việc học Phật không? Xin viết tên theo thứ tự ABC.

A

+ A Di Đà

Phật A Di Đà có hai khuôn mặt chính: Amitābha và Amitāyus.

1. Amitābha.

A Di Đà phiên âm của Phạn ngữ Amitābha có:

-A: ~ á: không như á khẩu, không nói được.

-miti, mâ+ti: có

mi- ~ bì (so, so sánh: khôn bì, không bì với ai được, so bì) (m = b), ~ ví (không ví với ai được) (m = v), đúng với nghĩa của (a)mi(ta):

1. measuring, đo lường, lượng định ~ Pháp ngữ mètre, Anh ngữ meter, mét (đơn vị đo lường).

2. determining, xác định, định rõ, quyết định, 3. knowledge, hiểu biết.

Từ kép (phức ngữ) Phạn amita: “without bound, infinite” (không giới hạn, không ranh giới, vô cùng, vô hạn, vô lượng, không bờ bến): ~ mịt mùng, mịt mờ, mênh mông, mênh mang, mung lung.

–ābhā (“light, splendor”) ~ ánh: ánh sáng, ánh mặt trời chói lọi, rực rỡ.

Amitābha: Ánh sáng rực rỡ chan hòa không đo lường, không định lượng, hiểu biết được.

Tóm lại tên có nghĩa là “Ngài có ánh sáng vô cùng tận, vô bờ bến, có ánh quang rực rỡ vô biên. Hán Việt dịch nghĩa là Vô Lượng Quang.

2. Khuôn mặt thứ hai dưới tên là Amitāyus đặc biệt là liên hệ với sống lâu. Tại sao lại có khuôn mặt sự sống thứ hai này? Điều này dễ hiểu, mặt trời và ánh sáng từ mặt trời là nguồn sống của vạn vật. Không có ánh sáng mặt trời không có sự sống.

Amitāyus = amita (vô cùng tận, vô lượng) + ayus (sự sống). Ayus ~ Phạn ngữ an-, ana- thở, aw, to blow (thổi), ~ air, Trung cổ Anh ngữ eir, Latin aer, hơi, thở, gió, ~ Việt ngữ à là thở ra, hà hơi ra, thở ra. Nín hơi uống một hơi rồi thở ra ‘à” một tiếng, ~ ào, ào ào: thở ào ào vì mệt, gió thổi ào ào ~ à ơi là hà hơi (à ơi là hai tiếng khởi đầu của lời mẹ ru con: mẹ hà hơi sự sống cho con giống như thượng đế làm hình người đất sét rồi hà hơi vào ban sự sống cho thành người.

Ngài thường ngồi cầm một bình mật hoa (nectar) bất tử. Trong Phật giáo Tây Tạng, Amitāyus là một trong ba vị về trường thọ (Amitāyus, Tara Trắng và Usnisavijaya).

Ngài sống vô cùng tận cùng với vô lượng ánh sáng, Hán Việt dịch nghĩa là Vô Lượng Thọ.

Như vậy Amitaba, A Di Đà hiểu theo nghĩa nôm na là Phật Ánh sáng chan hòa không bờ bến, Phật sống đời đời.

Phật A Di Đà là vị Phật quan trọng nhất trong Đại Thừa, tượng trưng cho từ bi và trí huệ. Ngài là giáo chủ của cõi Cực lạc ở phương Tây: Tây phương cực lạc. Hình tượng thường có mầu hoàng hôn: vàng-đo đỏ của mặt trời ở phương Tây. Tay với thủ ấn thiền định giữ bát mật hoa bất tử hay đựng hoa quả tượng trưng cho trí huệ phong phú của Ngài.

Phật A Di Đà với nghĩa vô lượng ánh sáng, sống thọ khôn lường rất quan trọng nên tôn xưng A Di Đà Phật trở thành một lời chào gặp trong Phật giáo: A Di Đà Phật hay Nam Mô A Di Đà Phật.

B

+ Bất Không Thành Tựu Phật.

Một trong năm vị Phật Trí Huệ của Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Ngài liên quan tới sự hoàn thành Phật đạo và sự hủy diệt được sư độc hại của ham muốn.

Tên Phạn ngữ Amoghasiddhi có:

-A: á, không như thấy trong tên Phật Amita A Di Đà.

-mogha: có mô ~ mô, phương ngữ Huế mô là không (mô có = không có, mô biết), ~ mựa (không), Quảng Đông ngữ mụ, mậu: không (mậu lúi = không có tiền)…

~ vô (không) (m = v):

mogha: vô ích, vô dụng, vô bổ.

-siddhi: tất đạt, tất đạt được, đạt thành. Thấy rõ qua tên thái tử Siddharta: Tất Đạt Đa.

Amoghasiddhi: Đạt Thành Không Vô Ích. Dịch qua Hán ngữ: Bất Không Thành Tựu và qua Anh ngữ: Unfailing Accomplishment.

Phật Di Lặc được coi là hóa thân của vị Phật này.

Phật Đạt Thành Không Vô Ích tượng trưng cho không sợ hãi (vô úy) có thủ ấn vô úy và thường cầm kim cương chùy kép (hình chữ thập) có một khuôn mặt là búa thiên lôi, sấm sét diệt trừ ác tà (tương tự như trời đánh). Có chim biểu là chim garuda (ca-lâu-la) theo thiếu âm có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Ngài có bạn đời, bạn đường là Tara (Thần mẫu giải thoát).

Phật Đạt Thành Không Vô Ích là giáo chủ của Bắc phương Tịnh Độ. Phương Bắc là một trong bốn vị Phật Thiền tứ phương trong vũ trụ ứng với tượng khí gió, phổi (Đoài vũ trụ khí gió) trong Mạn-đà-la (ta có từ gió bấc, gió lạnh là gió thổi từ phương Bắc, từ bắc cực thổi xuống).

Trong nghệ thuật thường vẽ mầu xanh. Như đã biết trong bài Sự Tương Đồng Giữa Tín Ngưỡng Đông Sơn và Phật giáo,

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Phật Amoghasiddhi ngồi trên bệ cây vũ trụ hình lọng mang hình ảnh Trống Lọng Ống Tượng Gió Thiếu Âm Đoài Nguyễn Xuân Quang III (Heger III).

Và ngồi trên vòm nóc cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) có hình lọng gió.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Ở đây ngồi trên bệ hình cây vũ trụ hình lọng có vòm lọng là vòm cây và cán lọng là thân cây mang hình ảnh Trống Lọng Ống Tượng Gió Thiếu Âm Đoài Nguyễn Xuân Quang III (Heger III).

Vì gió thiếu âm thuộc dòng nòng Khôn (Khôn dương) nên theo thái âm Ngài đôi khi có một khuôn mặt liên hệ với thái âm nước (Khôn âm). Vì thế liên hệ với mặt trăng [biểu tượng tượng của ngài trong khái niệm luận (conceptualism)]. Ta thấy rõ hai khuôn mặt trời gió mưa này qua biểu tượng kim cương dóng sấm (búa thiên lôi) của Ngài. Theo Khôn dương thiếu âm biểu tượng cho sấm dông gió và theo Khôn âm thái âm biểu tượng cho sấm mưa.

Vì vậy ở Nepal thường cầu cứu ngài khi cần cầu mưa và ở nhiều nơi lại cầu ngài trị lụt bằng cách nhờ Ngài thả ra chim garuda ra để giết rắn Naga gây ra lũ lụt. Và trong tranh của Ngài đôi khi có hình rắn Nước bao quanh.

Tóm lại Bất Không Thành Tựu Phật hiểu theo gốc nghĩa ngữ là Phật Đạt Thành Không Vô Ích.

C

+ Cồ Đàm Gotama.

Cồ Đàm Gautama/Gotama là dòng họ của Đức Phật Thích Ca.

Như đã biết ba ngày sau khi thái tử ra đời hoàng cung mời đạo sĩ A-tư-đà đến xem tướng cho thái tử. Hai ngày sau đó một toán 8 vị Bà-la-môn tới làm lễ đặt tên. Tương truyền tên Tất-đạt-đa là do Kiều-trần-như và 4 đạo sĩ Bà-la-môn khác trong toán đó đặt. Thái tử được đặt tên là Siddharta Gautama. Siddharta (Phạn ngữ và Nam Phạn ngữ Pali: Siddhattha) phiên âm theo âm thuần túy là Sĩ Đạt Ta hay theo âm và nghĩa là Tất Đạt Đa có nghĩa là Tất Thành Đạt, kiên tâm, trì chí tất thành đạt (“He Who Achieves His Goal”). Còn Gautama (Pali: Gotama) là tên dòng tộc có nghĩa là “con cháu dòng dõi Gotama”.

. Gautama có gốc “gŐ(गः)” và “tama (तम)”.

–gŐ : “bright light” (sáng chói lọi), mặt trời. Go biến âm với Việt ngữ Cồ, Cầu, Kiều (cầu = Hán Việt kiều) thấy rõ qua tên dì kế mẫu của Phật Thích Ca là Prajapati Gotami (gotami là giống cái của gotama). Gotami = Cồ Đàm Nữ = Cầu Đàm Nữ biến thành Kiều Đàm Di. Như thế tên Việt Kiều Đàm Di chỉ phiên âm họ còn tên Prajapati bỏ qua.

Kiều biến âm với chiếu (k = ch như kết = chết), ~ shine, chiếu sáng, ~ gốc tái tạo PIE *skai, to shine, sáng, chiếu sáng: có skai = chiếu.

Như vậy Go- = Chiếu.

–tama: ‘darkness’, tối đen’ chính là Việt ngữ tăm (từ đôi đồng nghĩa Tối tăm

Tên phật của bạn là gì năm 2024
tăm = tối) = đậm (t =d), thâm (đen), đêm (đen).

Tóm lại Gotama có nghĩa là ‘one, who dispels darkness (i.e., ignorance) by his brilliance (i.e., spiritual knowledge) [người xua tan tăm tối (nghĩa là ngu tối, vô minh) bởi sự sáng chói của người đó (tức là hiểu biết tâm linh, giác ngộ, enlightenment)].

Gotama phiên âm là Cồ Đàm, Kiều Đàm, người Chiếu Sáng Tăm Tối (ngu tối, vô minh) bằng sự hiểu biết sáng suốt (tức là hiểu biết tâm linh, giác ngộ).

Phật Cồ Đàm là Người Chiếu Sáng Tăm Tối, vô minh bằng giác ngộ.

D

+ Di Lặc

Maitreya (Sanskrit: मैत्रेय) hay Metteyya (Pali: मेत्तेय्य), Phật Tương Lai ở thế giới này. Dịch âm dịch nghĩa là Di Lặc có nghĩa là Từ Thị “người có lòng từ”, phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa.

Cũng gọi là Vô Năng Thắng (Ajita).

Là một vị Bồ tát và cũng là vị Phật thứ 5 và cuối cùng xuất hiện trên trái đất. Hiện ngài thay thế Phật Thích Ca cai quản cõi trời Đâu Suất và sẽ giáng thế khoảng 30.000 năm nữa. Trong mọi ngành Phật giáo Ngài được coi là người thừa kế trực tiếp của Đức Phật Thích Ca. Vì vậy ngài cũng có thủ ấn chuyển pháp luân như Phật Thích Ca có nghĩa là khi xuất hiện ở thế gian Ngài cũng sẽ phải hoàn tất giác ngộ, thành đạo và quay bánh xe pháp một lần nữa (như Phật Thích Ca) để độ chứng sinh.

Tên Maitreya phát xuất từ Phạn ngữ maitrī “friendship”, tình bằng hữu, bạn bè có gốc mitra, “friend”, bạn.

~ Mitra

Trong Phạn ngữ hiện kim có nghĩa là “friend,” one of the aspects of bonding and alliance (bạn, một hình thái nối kết và liên hiệp).

~ gốc tái tạo PIE *mei: “to bind,” buộc, cột, trói, kết thân. Pokorny’s cũng giải thích là “to fasten, strengthen”, cột chặt, làm vững mạnh thêm (hữu nghị),

~ gốc Ấn-Âu ngữ *mey- “to exchange” , trao đổi, ~ mại, mãi (bán mua, một hình thức trao đổi).

~ New Persian mihr : “love” or “friendship”, “yêu” hay tình bạn.

Như vậy đối chiếu với Việt ngữ mitra ~ ~ mến (yêu), mộ (ái mộ), mê (mết), mối (nhện chờ mối ai), (nối kết, liên lạc).

~ bạn, bầu (bạn), bồ, bịch, bằng (hữu) (m =b).

~ phái, phe phái, bè phái (m = b = ph maitreya có mai- = phái).

~ mate, bạn, bạn cùng chí hướng, cùng phòng, cùng học, bạn đời…, ~ pal, bạn, ~ bind, kế thân…

Như vậy Bồ tát/Phật Maitreya là vị mến yêu, ái mộ, bạn bè, bằng hữu, thân tình, thân hữu, thân thiện… đầy lòng từ, từ tâm, từ bi vì thế mới dịch nghĩa là Từ Thị.

Vì vậy ở Trung Quốc và Đông Nam Á Ngài có một hóa thân là Bố Đại hòa thượng ở thế kỷ thứ 10 ở dạng Phật Cười, Phật Hạnh Phúc với thân hình béo tốt, miệng cười toe toét thường có các trẻ em vui đùa chung quanh.

Ngài là hình bóng của Phật Thích Ca còn ở lại cõi trên cai quản cõi trời Đâu Suất sẽ giáng thế thành vị Phật thứ năm, Phật Tương Lai ở thế gian này. Ngài sẽ tu tập, thành đạo, hoằng Pháp rập khuôn giống như Phật Thích Ca.

Ngài thường được diễn tả chưa ngồi hẳn trên tòa sen thật sự (vì chưa thành Phật thật sự) mà ngồi trên bệ đất hai chân để trên đất sẵn sàng đứng lên đi để giáo hóa chúng sanh.

Như đã nói ở trên tay có thủ ấn Chuyển Pháp Luân như Phật Thích Ca có ẩn ý nói ngài sẽ thực hiện hoằng pháp như Phật Thích Ca khi hạ thế.

Bùa nhớ (mnemonics)

Maitreya có Mai- giúp ta nhớ là Ngài là vị Phật Mai sau (Tương Lai).

+ Dalai Lama Gyatso, Phật Sống Tây Tạng.

tiếng Mông Cổ.

-Dalai là Biển có gốc Da- là nước cùng nghĩa với gốc Việt ngữ đa-, nước [như đá (nước đá), đác là nước], đà-, nước [như Đà (sông), Đà Lạt (Darlac), Đà Rằng (sông), Đà Nẵng…], với Ba Tư ngữ darya là biển…

~ dam, đập.

~ damp, ướt, ẩm.

~ dike /đai/: đê, ngăn nước lụt.

-Lama (Bla-ma: “superior one”) là thầy, sư phụ… Dalai Lama là bậc thầy, sư phụ có lòng từ bi như biển cả.

Đ

+ Địa Tạng (Bồ tát).

Một trong bốn vị Bồ tát nổi tiếng của Phật giáo Đại Thừa.

Phạn ngữ ksitigarbha, Hán ngữ dicáng, dizang 地藏, Nhật ngữ Jizō. Ksitigarbha có:

-Ksiti-, ground: ksi- ~ kì (đất: núi Kì, tam kỳ: ba vùng đất).

~ Ai Cập ngữ Keb, Thần Đất, ~ Sumer ngữ Ki, hay Gi hay Kia, đất.

-garbha: dạ con, gar- ~ giạ, dạ (túi, bao: dạ dầy, túi đựng thức ăn), ~ gốc Hy Lạp gastro-, dạ dầy. Hán ngữ 藏 tạng, tàng có một nghĩa là chứa, cất dấu (tàng trữ): dạ con chứa thai nhi, dạ dầy chứa thức ăn.

Ksitigarbha: “dạ con của đất”, Hán Việt dịch nghĩa Địa Tạng (“tàng trữ trong đất”).

Bồ tát Địa Tạng của trái đất và được coi là vị cứu độ sinh linh nơi địa ngục và trẻ con yểu tử và cũng được xem là vị bảo vệ người du hành, du lịch đi xa.

Ngài thường mặc trang phục của một tu sĩ Phật giáo đơn giản không trang sức. Là vị Bồ tát duy nhất có xoáy lông trắng (Phạn ngữ uyna, Hán Việt bạch hào) ở giữa hai mắt, một trong 32 tướng tốt của một vị Phật. Tượng đứng thường có chân phải bước tới như đang đi trên thế gian hiện tại này. Tay phải cầm tích trượng có 6 vòng tròn khakkhara khi đi rung kêu dùng báo hiệu cho côn trùng biết có sự hiện diện của ngài. Cũng giải nghĩa là biểu tượng cho sự cứu độ của ngài qua lục đạo (sáu đường tái sinh). Có nơi giải thích là dùng để mở cửa địa ngục. Tay trái cầm như ý châu (cintamani) để rọi sáng bóng tối và ban phước cho những cầu xin.

Có một điểm thú vị dù là riêng biệt hay ảnh hưởng của nhau là Địa Tạng chia nhiều điểm tương đồng với giáo lý Harrowing of Hell của Thiên Chúa giáo: Chúa Jesus xuống địa ngục trước khi được phục sinh để cứu rỗi các kẻ ở địa ngục (nguồn: Wikipedia).

N

+ Nhật Quang Phật

Cũng nói là Đại Nhật Quang Phật, Đại Nhật Như Lai, là một vị Thiền Phật (Dhyani Buddha). Ngài thường thấy trong Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Theo Mật Tông Ngài là Phật nguyên thủy (primordial Buddha) bao gồm và thay thế tất cả các chư Phật. Đức Phật Thích Ca coi như là một với Đức Đại Nhật Như Lai. Phật Vũ Trụ Vairocana được coi như là Pháp thân (“thực thể”) của Phật hiện tại, lịch sử, thế gian Thích Ca (tôi thường viết Phật Thích Ca có cốt hay đội lốt Phật Vũ Trụ Vairocana).

Vì vậy Ngài có hai khuôn mặt: theo duy dương là Phật Mặt Trời Rạng Ngời Đại Nhật Như Lai và theo lưỡng ngành là Phật Vũ Trụ (Cosmic Buddha).

Vì vậy Ngài thường được nhắc tới nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm (kinh nói nhiều về vũ trụ tạo sinh, vũ trụ luận). Vairocana cũng được xem như là hiện thân của tính Không (Sunyata) (đối chiếu với vũ trụ giáo liên hệ với hư không).

Phạn ngữ Vairocana (वैरोचन) chỉ mặt trời”. Vairocana có viro- và Pali vero-, mặt trời: vi-rocana, phát ra hay thuộc về mặt trời. Nghĩa rộng là “người chiếu sáng” (“Illuminator”).

Ta thấy Vairocana có Vairo là mặt trời: Vai = mai (là sáng: ban mai, sớm mai) = mày = mặt (mặt mày). Mặt là vật sáng, chiếu sáng như mặt trăng, mặt trời, mặt gương. Và -chana, cana: liên hệ với Phạn ngữ chanda, ‘sun, having hot rays’ (mặt trời, tia sáng nóng bỏng, nắng gay gắt), Phạn ngữ chand, to shine, chiếu sáng và candra, mặt chăng, mặt trăng (mặt trắng, mặt sáng), ~ Việt ngữ chang (chói chang), chang chang (nắng) và chang chang (con cào cào mặt trời) (1).

~ candle (nến), vật tỏa ra ánh sáng (đèn nến), ~ chandelier: đèn trần nhà.

Như vậy Vairochana, Vairocana: mặt trời sáng chói chang, Hán ngữ dịch nghĩa: Đại Nhật Quang.

Phật vũ trụ thường được diễn đạt với nhiều loại thủ ấn: đại trí quyền (Mahavairochana mudra) hoặc trí huệ vô thượng (bodhyagri mudra) hay lục đại và ấn tối thượng Bồ-đề (uttarabodhi mudra).

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Phật Vũ Trụ, Mặt Trời Chói Chang (nguồn: wikipedia).

Lưu ý: bệ Phật có hình trống đồng Đông Sơn: trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) xác thực khuôn mặt vũ trụ của Phật Vairocana.

Hai bàn tay để trước ngực, năm ngón tay của bàn tay phải bao ngón tay trỏ của bàn tay trái. Ấn này có nhiều cách giải thích, nhất là trong Mật tông. Chẳng hạn năm ngón tay làm bao của bàn tay phải cho rằng diễn đạt cho 5 đại: là lửa, nước, gió, đất (tứ đại) và không (hư không) và ngón trỏ bàn tay trái là đại thứ 6 (nên gọi là lục đại). Nhưng nhìn chung thì một ngón tay chỉ sự Nhất Thể của vạn vật, vạn sự và năm ngón tay chỉ tướng trạng vô cùng của thế giới hiện tượng.

Thật ra muốn hiểu rõ minh bạch ta phải nhìn dưới lăng kính vũ trụ giáo. Bàn tay phải bao lại mang hình ảnh bọc, túi ứng với nường (trong thần giáo), yoni trong Ấn giáo và nòng (âm) trong vũ trụ giáo. Ngón tay trỏ dựng đứng diễn đạt nõ (thần giáo), linga (Ấn giáo) và nọc, dương (vũ trụ giáo). Nõ nường, linga yoni, nòng nọc, âm dương là nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học (thích hợp, diễn đạt khuôn mặt Vũ Trụ của Phật Vũ Trụ).

Năm ngón tay làm bao túi có một khuôn mặt biểu tượng cho bọc hư không, tính Không của Phật Vairocana. Bao năm ngón tay nường, yoni, nòng, âm ôm ngón tay trỏ phải nõ, linga, nọc, dương nhìn dưới dạng nhất thể là khuôn mặt Nhất-Thể, Vũ Trụ của Phật Vairocana, là thái cực. Nhìn dưới dạng riêng rẽ là lưỡng cực, lưỡng nghi.

Hiển nhiên thủ ấn này diễn tả trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo, dịch học. Ta thấy rõ trong Ngũ Phương Phật, Phật Vũ Trụ Vairocana ở trung tâm được xem là ở tâm vũ trụ có biểu tượng là hư không (tính Không), nhất thể (thái cực), lưỡng nghi và bốn vị Phật còn lại ở tứ phương ứng với tứ tượng. Phật Vũ Trụ mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh.

Mặt khác nhiều khi Phật Đại Nhật Quang được diễn tả với thủ ấn tối thượng Bồ đề (uttarabodhi mudra).

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Tượng Đức Đại Nhật Quang, Bắc Việt với thủ ấn tối thượng Bồ đề. Lưu ý bệ Phật ở đây diễn đạt có ba bậc tam thế ở trên tòa sen. Như đã biết vũ trụ chia ra tam thế. Bệ tam thế xác thực khuôn mặt vũ trụ của Phật Vũ Trụ Vairocana.

Hai bàn tay chắp trước ngực, hai ngón trỏ duỗi thẳng chập lại như mũi nhọn của một kim cương chử. Các ngón khác lồng vào nhau. Hai ngón cái chạm nhau hay để lên nhau (trông giống trẻ em chắp hai bàn tay làm súng bắn lên trời!).

Như đã biết kim cương chùy có một khuôn mặt biểu tượng cho sấm, tên thông thường gọi là dóng sấm, búa thiên lôi. Sấm là do lửa nước (nòng nọc, âm dương) cõi trên liên tác tạo ra. Tiếng nổ big bang là tiếng sấm khai thiên lập địa tạo ra vũ trụ trời đất. Thủ ấn này hiển nhiên diễn đạt khuôn mặt vũ trụ tạo sinh, khuôn mặt vũ trụ của Đại Nhật Quang Như Lai.

Một lần nữa ở đây ta thấy rõ vũ trụ giáo hiện diện trong Phật giáo.

Ph

+ Phổ Hiền, Samantabhadra.

Một trong những vị Bồ tát quan trọng của Đại Thừa.

Phạn ngữ Samantabhadra gồm có hai phần:

–samanta: “universally moving toward completeness”, “di chuyển một cách toàn thể tới hoàn tất”

–bhadra: “great virtue,” ‘đại đức hạnh’.

Như vậy Bồ tát Samantabhadra có nghĩa là “Universal Worthy”, “All Good” “hoàn toàn hướng tới hoàn tất “Toàn Thiện”, Đại Hạnh”.

Trung Quốc dịch nghĩa là Phổ Hiền (Puxian) với Phổ là phổ thông, phổ quát, phổ cập và Hiền là Hiền Đức.

Đức Đại Hạnh Phổ Hiền thường đi với Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) cùng với Phật Thích Ca tạo thành một bộ ba. Ngài là người bảo hộ kinh Liên Hoa.

Tượng ngài thường ngồi trên một bệ ba con voi 6 ngà hay một con voi 6 ngà biểu tượng cho sức mạnh để chống lại những cám dỗ và ràng buộc của lục dục. Ngoài ra 6 ngà còn tượng trưng cho lục độ là 6 nền đại hạnh của các vị Bố tát (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ).

Tại Trung Quốc Ngài rất được sùng bái và được thờ ở một trong Tứ Đại Linh Sơn. Đó là núi Nga Mi.

Trong Kim Cương thừa Ngài là biểu hiện của Phật Vũ Trụ Vairocana.

Trong giáo phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng Samantabhadra (tên Tây tạng là Kuntu Zangpo) được coi là Phật Nguyên Khởi (primordial Buddha), tức là khuôn mặt Phật Nguyên Khởi/Vũ Trụ của Phật Thích Ca và Đại Nhật Quang. Như đã biết Phật nguyên khởi, vũ trụ có một khuôn mặt Nhất Thể ứng với trứng vũ trụ, thái cực, là ở giai đoạn nòng nọc (âm dương) còn quyện vào nhau chưa tách riêng ra. Vì thế Phổ Hiền Samantabhadra Kuntu Zangpo Tây Tạng dưới khuôn mặt nhất thể được diễn tả ở dạng nõ nường trong nhau theo phong thái tín ngưỡng Bon Tây Tạng mang đậm mầu sắc thần giáo:

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Phổ Hiền Samantabhadra Kuntu Zangpo Tây Tạng (kỷ vật của tác giả mua ở Tây Tạng).

Q

  • Quán Thế Âm

Một vị Bồ tát quan trọng vào bậc nhất của Phật giáo Đại thừa.

Có nhiều cắt nghĩa về tên Ngài. Có ba luận giải chính.

1. Tên Avalokiteshvara kết hợp bởi: tiền tố Ava-, chủ ngữ -lokit- và hậu tố -eshvara.

-tiền tố Ava-, down, xuống.

-chủ ngữ lokita được hiểu theo nhiều nghĩa:

  1. quá khứ phân từ của lok, ‘to look’, nhìn, ‘notice’, nhận, nhận thấy, ‘behold’, thấy, trông thấy, mục kích, ‘observe’, quan sát’.

Ta thấy lokita ~ Việt ngữ lục (tìm kiếm: lục tìm, lục lọi, lục soát), liếc (nhìn thoáng nhanh), lom (nom)… ~ Anh ngữ look, nhìn, ngó, xem.

-hậu tố isvara, “lord”, chúa, “ruler”, người cai trị, “master”, thầy, sư phụ.

Như vậy toàn chữ nghĩa là “lord who gazes down (at the world)” ‘ đấng nhìn xuống’ (thế gian).

  1. Có người giải thích lokita liên hệ với loka (“world”), thế giới nên tên giải nghĩa là Lokesvarak, “Lord of the World”,‘ Chúa tể thế giới’, ví dụ như trong Phật giáo Cambodia gọi là Lokesvarak.
  1. Có người hiểu ‘svara’ là âm (thanh) giải thích là “who looked down upon sound”, i.e., the cries of sentient beings who need help (Đấng nhìn xuống thế giới bằng lắng nghe tiếng khóc than của chúng sinh hữu cảm, có tri giác cần giúp đỡ.

Dịch nghĩa sớm nhất là của Thầy Huyền Trang sang Hoa ngữ là Guānzìzài (觀自在), khác với ngày nay là Guanyin (觀音), Quan Âm.

Chúng ta dùng Hán Việt Quán Thế Âm 觀世音 Guānshìyīn.

Nhìn chung Quán Thế Âm thể hiện lòng Bi, một trong hai Phật tính vì vậy có khi gọi Ngài là Đại Bi. Dạng kia của Phật tính là Trí Huệ (bát nhã) do Bồ tát Văn Thù thể hiện vì vậy gọi là Đại Trí. Quán Thế Âm thể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và coi như là quyến thuộc của Phật A Di Đà.

Trong các loại tượng, tranh ảnh Ngài người ta thấy có 33 loại khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính khác. Tại sao lại là con số 33 mà không phải số khác liên hệ với Quán Thế Âm? Tôi đã giải thích rành rẽ về con số 33 trong bài Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Con Ba Ba. Ở đây chỉ xin nhắc lại chút ít.

Con số 33 có:

./33

Số 33 là số Chấn tầng 5 (1, 9, 17, 25, 33). Số Chấn 33 tương đương với số Chấn 1. Số 33 ở đầu nửa 32 quẻ dưới trong 64 quẻ dịch (số 32 là số 0 như thấy qua 32 độ F = 0 độ bách phân C nên 33 tương ứng với số 1 trong dịch học). Ta có 33 = 1 trong dịch học. Như đã biết số 1 có một khuôn mặt là Nhất Thể (Oneness) biểu tượng cho Vũ Trụ. Universe là quay về (verse) nhất thể Uni. Nhất thể có một khuôn mặt là thái cực.

./ 3 – 3 = 0. Số không 0 có một khuôn mặt là hư không, hư vô. 0 cũng có một khuôn mặt là trứng (học trò bị ăn zero là bị ăn trứng) ứng với thái cực.

./3 + 3 = 6. Con số 6 là số Tốn, OII tức âm O thái dương II, mặt trời đĩa tròn O thái dương II có một khuôn mặt là cực dương phía âm thái dương.

./3 x 3 = 9. Số 9 là số Chấn IOO tầng 2 tức dương I nước OO, nước dương I thái âm OO ngành nọc dương có một khuôn mặt là cực âm phía dương thái âm.

Như thế con số 33 diễn tả hư vô, thái cực, lưỡng nghi mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, dịch lý.

Con số 33 này mang trọn ý nghĩa vũ trụ thuyết, dịch lý, bao trùm cả vũ trụ, tam thế vì thế thấy trong nhiều nền văn hóa theo vũ trụ giáo hay bị ảnh hưởng của vũ trụ giáo. Xin đưa ra vài ba ví dụ.

-Việt Nam

Con rùa 33 (xem bài viết Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Con Ba Ba).

-Phật giáo

. 33 tầng trời, cõi trời 33, tam thập tam thiên là côi trời Đạo Lợi trên đỉnh núi Tu Di. Như đã biết núi Tu Di/Meru có một khuôn mặt là Núi Vũ Trụ, hiển nhiên con số 33 này mang nghĩa bao trùm cả vũ trụ.

.Chùa Tam Thập Tam Gian (33 gian) thờ 1.000 tượng Quán Thế Âm ở Kyoto Nhật Bản.

-Ấn giáo.

-/Tượng Shiva Cao 33 Mét.

Tại Ganga Talao thường gọi là Grand Bassin ở Đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương có một tượng Shiva cao 33 mét.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Tượng Shiva cao 33 m ở cổng vào Ganga Talao làm theo mẫu tượng Shiva ở Hồ Sursagar tại Vadodara, Gujarat, Ấn Độ.

/. 330 Triệu Vị Thần Ấn giáo.

Trong Ấn giáo có tới 330 triệu vị thần linh thiện và ác, không hơn không kém. 330 triệu có số 33 còn con số hàng trăm triệu chỉ có một nghĩa đơn giản là ‘rất nhiều như trăm nghìn triệu’. Như thế con số 330 triệu diễn tả tổng thể các vị thần ngự trị toàn thể vũ trụ, tam thế trong Ấn giáo.

Điều này cũng dễ hiểu vì Ấn giáo là di duệ của vũ trụ giáo mà cốt lõi văn hóa dựa trên linga và yoni giống văn hóa Việt Nam theo vũ trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương), Chim-Rắn, Tiên Rồng, nguyên lý căn bản của dịch, của dịch con ba ba.

-Mặt Trời 33 Tia Sáng.

Ở Pretoria, thủ đô hành pháp của Nam Phi có Đài Tưởng Niệm Voortrekkers được coi là một Địa Danh Di Sản Quốc Gia.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Đài Tưởng Niệm Voortrekker.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Đài ngai thờ hình tháp hình trụ Nọc cắm trong vòng tròn Nòng O bao quanh ở đáy mang tính lưỡng hợp nòng nọc, âm dương. Đài mang hình ảnh linga-yoni của Ấn giáo.

Sàn Phòng Anh Hùng của Đài Tưởng Niệm từ trên nhìn xuống có hình mặt trời có 32 nọc tia sáng hình nọc mũi tên (mũi mác, mũi răng cưa, răng sói) có một nghĩa là thái dương.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Phòng Anh Hùng

ttp://en.wikipedia.org/wiki/Voortrekker_Monument

Theo kiến trúc sư Moerdijk, người xây đài, 32 nọc tia sáng này cộng với tia sáng từ nóc vòm chiếu xuống thì mặt trời này có 33 tia sáng.

Như vậy mặt trời 33 nọc tia sáng mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, bao trùm cả vũ trụ, tam thế.

-Con Số 33 Của Hội Tam Điểm Freemasons.

Chủ đề chính của cuốn truyện The Lost Symbol của Dan Brown là Biểu Tượng Đã Mất (The Lost Symbol) được cho là còn khắc ghi trên tháp Masons ở Tượng Đài Washington. Hình bìa của cuốn The Lost Symbol in tại Hoa Kỳ có hình tam giác thiết diện đứng của tháp Mason trong có con số 33.

Tên phật của bạn là gì năm 2024

Hình tam giác tháp Mason trong có con số 33.

Số 33 cũng là đẳng cấp cao nhất của phái Scottish Rite của Freemasons. Dải băng ở dưới có hàng chữ Latin Ordo ab Chao (Order from Chaos, Trật Tự từ Hỗn Loạn). Dòng chữ này diễn tả giai đoạn khởi đầu của vũ trụ tạo sinh. Khởi đầu là thời hỗn mang Chaos rồi tiến hóa tới hư vô, thái cực … tức Order.

Peter Solomon, một nhà hảo tâm, một mạnh thường quân tỷ phú, có địa vị vào cấp bậc thứ 33, Tổng Giám Sát Viên của Masons theo hệ thống Scottish Rite, hiện là người đứng đầu Viện Smithsonian, mời nhà biểu tượng học (symbologist) Robert Langdon ở Đại Học Harvard tới Điện Capitol thuyết trình… Cấp bực 33 là đẳng cấp cao nhất.

Như đã biết con số 33 có nghĩa là bao trùm cả vũ trụ, tam thế chuyên chở trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ học, dịch học mà con số 33 này được dùng làm chủ thể của tháp Mason thì rõ như ban ngày chủ thuyết của Freemasons liên hệ mật thiết với vũ trụ học, vũ trụ tạo sinh, dịch học và các biểu tượng, dấu hiệu, hình tượng của Hội Freemasons ruột thịt với biểu tượng, chữ nòng nọc vòng tròn-que.

Đây cũng là lý do tại sao số 33 lại là số có cấp bậc cao nhất mà không phải là số1 là vậy. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì theo dịch học như đã biết thì 33 = 1 (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và The Lost Symbol).

…..

Dĩ nhiên còn thấy con số 33 trong nhiều nền văn hóa khác.

Trong Phật giáo con số 33 là số Ứng Hóa Thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Sự thị hiện của Đức Quán Thế Âm trong sắc tướng Đại Bồ Tát cứu khổ thường được ghi nhận qua 33 ứng hóa thân hay hình tướng. Trong số này có một số hình tướng được xây dựng trên nền tảng Kinh sách và một số được đưa vào theo sự tích cảm ứng gia trì cứu khổ cứu nạn của Ngài được lưu truyền ở dân gian theo Phật giáo.

Nhìn dưới diện vũ trụ tạo sinh con số 33 này cũng mang trọn, bao trùm cả vũ trụ, tam thế ăn khớp với tên Quán Thế của ngài.

Trong các tranh tượng thường Ngài có một ngàn tay, một ngàn mắt và đôi khi có 11 đầu. Một ngàn tay biểu hiện khả năng cứu độ và một ngàn mắt khả năng nhìn thấy chúng sinh trong mội tình huống. Tay cầm hoa sen hồng vì Ngài còn có tên là Người Cầm Hoa Sen, Liên Hoa Thủ (Padmapani) (xem Hang Đông Phật giáo Ajanta) (Sen có một nghĩa là nước như con sen là bé gái hầu nước nên Ngài hay cứu vớt, độ trì những người đi biển). Giải thích theo Phật giáo trong 11 đầu thì 9 đầu ứng với 9 đầu của 9 vị Bồ tát và đầu một vị Phật là 10, trên cùng là đầu của Phật A Di Đà. Như đã nói ở trên Quán Thế Âm thể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và coi như là quyến thuộc của Phật A Di Đà… Nhìn dưới lăng kính vũ trụ giáo thì con số 11 là số Đoài vũ trụ khí gió, Bầu trời lưỡng hợp Cấn Đất theo Tiên Thiên Bát Quái (Hùng Lang Đoài Trời lưỡng hợp với Lang Hậu Cấn Đất) dưới dạng Trời Đất. Đức Quán Thế Âm với 11 đầu thấy và nghe khắp Trời Đất (Ngài đã đắc đạo nhưng quyết định ở lại Trời Đất cõi thế gian để cứu độ chúng sinh).

Một thuyết khác cho là lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu ngài vỡ ra nhiều mảnh và Phật A Di Đà ráp lại thành 11 đầu…

Quán Thế Âm mang lưỡng tính Nhất Thể, vũ trụ (như đã biết ở trên qua 33 ứng thân của Ngài, ta có 33 = 1, Nhất Thể). Nhìn dưới dạng lưỡng cực, lưỡng nghi ta có nhất thể phân cực tách ra hai cực nòng nọc (âm dương), nữ nam. Tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản thường là một người Nữ gọi là Quan Âm hay “Phật Bà”. Tại Ấn Độ xưa và Tây Tạng Quán Thế Âm là một người Nam. Các Đức Dalai Lama coi như là hiện thân của Ngài. Câu thần chú Om Ma-Ni Pad-Me Hum (Án Ma Ni Bát Mê Hồng, Ngọc Quí Trong Hoa Sen) chính là thuộc tính hoa sen của Ngài. Câu thần chú này thiêng liêng và được cầu niệm nhiều nhất ở Tây Tạng.

….

T

+ Thích Ca Mâu Ni.

Tên của Phật Cồ-Đàm (xem chữ này).

-Thích Ca (Phạn ngữ Sakya, Pali Sakka), phiên âm của Phạn ngữ Sakya.

Được cho là tên của một gia đình hay một tộc người có gốc từ đại tộc Ikswaku bị dồn vào ở tại một khu rừng cây Saka (nên có tên Pali là Sakka).

Phạn ngữ zAka, vegetable, rau cỏ và zAkhAbhRt शाखाभृत्, cây.

Có một điểm lý thú dù cho có thể là trùng hợp là có một loài cây xanh thường niên có hoa thấy ở Nhật Bản tên là sakaki (Cleyera japonica) có nguồn gốc ở vùng ấm như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Myanmar, Nepal và Bắc Ấn Độ (Min and Bartholomew 2015). Nhật Bản ngữ Sakaki 榊, có 木 (ki, “tree; wood”, mộc) và 神 (kami, “spirit; god”, thần), cây thần. Saka là cây thần. Trong truyền thuyết Thái dương Thần Nữ Amaterasu khi bà tức giận vì sự cứng đầu của em là thần Susanoo bà chui vào hang nên khiến cả nước Nhật chìm vào tăm tối. Để dụ Thần Nữ ra khỏi hang dân Nhật Bản đúc và đem treo chiếc gương ‘trí huệ’ (wisdom) trên cây Saka có 500 cành trước cửa hang (phụ nữ thích soi gương và gương cũng là vật biểu của Thái Dương Thần Nữ). Ở trong hang tối không biết nhan sắc mình ra sao, bà ra khỏi hang để soi gương. Dân Nhật lấp cửa hang và có mặt trời trở lại.

Phật Thích Ca còn được gọi là “Sư tử Thích Ca Śākyasiṃha (शाक्यसिंह) (epithets of Buddha, hình dung từ của Phật) đồng nghĩa với Śākyamuni (Cologne Digital Sanskrit Dictionaries: Edgerton Buddhist Hybrid Sanskrit Dictionary). Sư tử có một nghĩa là tù trưởng, lãnh tụ. Vì thế thỉnh thoảng ta thấy hình bóng sư tử đi cùng với Phật Thích Ca (sư tử để ở trước chùa có khi mang ý nghĩa biểu tượng cho Phật Thích Ca).

Dòng thích Ca là dòng cai trị một trong 16 quốc gia thời bấy giờ ở Ấn Độ có thủ đô là Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu). Nhưng chỉ là một tiểu quốc chư hầu của nước Kiều-tát-la (Kosala) về sau bị nước này tiêu diệt trước khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt không bao lâu.

-Mâu ni

Phiên âm Phạn ngữ Muni có một nghĩa là sage, hiền nhân, saint, thánh nhân.

Thích Ca Mâu Ni là bậc Thánh Nhân dòng Thích Ca về sau thành Phật lịch sử, hiện tại, thế gian lấy hiệu là họ Cồ Đàm đã nói ở trên.

V

+ Văn Thù Manjustri

Là một vị Bồ tát liên quan tới Trí huệ trong Đại thừa nên thường được mệnh danh là “Đại Trí”.

Tên có nghĩa là ” “gentle, or sweet glory” (‘vinh quang dịu ngọt’). Tên đầy đủ là Mañjuśrīkumārabhūta (मञ्जुश्रीकुमारभूत), có nghĩa là “Mañjuśrī, “Still a Youth” (Còn Thanh Xuân) hay ít nói hơn là “Prince Mañjuśrī” (Hoàng Tử Văn Thù Sư Lị). Một hai tên khác nữa là Mañjughoṣa (“Sweet Voice”, Diệu Âm), “Người với tiếng nói êm dịu”.

Mañju liên hệ với majju; lovely, mến yêu, pleasant, thoải mái, vui vẻ, êm đềm.

~ Việt ngữ mến, mái (thoải), mừng (vui).

Dịch âm Hán Việt là Văn Thù Sư Lị:

Man- = Văn (m = v), ju- = Thù và sri = sư lị. Sri có một nghĩa là “beauty”, đẹp, xinh (đặc biệt dùng cho thánh thần, vua chúa, anh hùng…) và là tiền tố tôn xưng trước tên riêng, có gốc tái tạo PIE * *kreie- “to be outstanding, brilliant, masterly, beautiful,” , trong Hy Lạp ngữ kreon “lord, master”, chúa, sư phụ.

Tóm lại Manjusri có nghĩa là Đẹp, Mến Yêu hay Sư phụ đại trí trìu mến.

Tượng tranh thường diễn tả với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đây là biểu tượng trí huệ phá tan vô minh.

Văn Thù Sư Lợi Đại Trí thường đi với Đức Phổ Hiền Đại Hạnh cùng với Phật Thích Ca tạo thành một bộ ba.