Tay lái trợ lực điện là gì

Trợ lực tay lái ô tô là hệ thống hỗ trợ cho các tài xế có thể vận hành xe dễ dàng, mượt mà. Nếu không có trợ lực lái, bạn khó có thể vần được chiếc vô lăng trên chiếc xe của mình. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời vì sao chúng tôi lại nói như vậy và chia sẻ để bạn biết xe của mình đang sử dụng trợ lực lái nào. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu về hệ thống trợ lực lái ô tô ngay dưới đây.

Trợ lực tay lái ô tô là hệ thống bổ sung thêm lực cho việc đánh vô lăng để giúp việc vần tay lái nhẹ nhàng hơn. Vì các bạn biết rằng vô lăng ô tô rất nặng khi 4 bánh xe tiếp cận với mặt đường và để đánh lái thì cần lực rất lớn.

Trợ lực lái sẽ giúp lực tác động của người lái lên vô lăng nhẹ đi, việc điều khiển xe trở nên dễ dàng. Đặc biệt là ở dài tốc độ thấp, người lái không bị mỏi tay hay bất quá nhiều sức.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực tay lái ô tô là hệ thống bổ sung thêm lực cho đánh lái dễ dàng hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hệ thống trợ lực lái ra đời mà người lái không cần dùng nhiều sức để vần vô lăng, thậm chí có thể dùng một tay để điều khiển. Vậy hệ thống này tạo ra lực hỗ trợ như thế nào?

Phân loại hệ thống trợ lực tay lái ô tô

Trợ lực tay lái sẽ được phân loại dựa trên vật liệu để tạo ra lực, bao gồm: Trợ lực lái điện, trợ lực lái dầu và trợ lực lái điện kết hợp dầu. Trong đó điện và dầu đang là những nguồn nguyên liệu chính để hỗ trợ cho việc đánh lái vô lăng. Ngoài ra với sự phát triển của công nghệ, dầu và điện đã được kết hợp với nhau để phát huy hết ưu điểm, hạn chế các nhược điểm của 2 loại vật liệu này. Các bạn sẽ được khám phá chi tiết từng loại trợ lực ở nội dung phía dưới bài viết.

Tổng quan hệ thống trợ lực lái dầu

Dầu được sử dụng để tạo ra hệ thống trợ lực lái bởi tính bôi trơn, chịu được áp suất lớn, giá thành rẻ. Vì thế hệ thống này được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Trợ lực lái thủy lực là gì?

Trợ lực lái dầu hay thủy lực – Hydraulic Power Steering – viết tắt HPS là loại trợ lực lái sử dụng áp suất dầu hỗ trợ cho việc đánh lái. Vô lăng sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống gồm có bơm trợ lực, bình dầu, pít tông gắn với thanh răng và van phân phối.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực lái dầu cho cảm giác chân thật, hiện nay xuất hiện nhiều trên xe tải (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ truyền lực đến bơm trợ lực qua dây đai, vô lăng nhận được lực từ người lái thì van phân phối sẽ đưa dầu qua đường cấp cao áp và chảy xuống pít tông. Sự chênh lệch giữa áp suất dầu ở 2 đầu pít tông tạo ra một lực đẩy và hỗ trợ đẩy thanh răng xoay theo hướng mà người lái vừa vần vô lăng.

Đánh giá

Hệ thống trợ lực dầu sở hữu các ưu điểm rất rõ ràng để được áp dụng khá phổ biến trước đây. Cụ thể là ô tô tải sẽ thường áp dụng hệ thống này vì: :

  • Cho cảm giác lái rất chân thực, người lái có thể cảm nhận vô lăng tốt hơn.
  • Chi phí bảo dưỡng loại trợ lực này thấp nhất, sửa chữa dễ dàng.

Tuy nhiên khi sử dụng dầu làm trợ lực thì cảm giác đánh lái vẫn còn khá nặng, nhất là khi chạy xe tốc độ thấp. Ngoài ra nhược điểm của nó còn là trọng lượng hệ thống khá lớn, chiếm nhiều không gian và tiêu hao nhiên liệu nhiều vì luôn trong trạng thái hoạt động.

Trợ lực lái ô tô bằng điện

Điện được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh lái thay cho dầu trở nên phổ biến hơn trên thị trường xe hiện nay. Các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hệ thống trợ lực lái này hay theo dõi nội dung phía dưới.

Giới thiệu về trợ lực lái điện – EPS/EPAS

Trợ lực tay lái điện – EPS/EPAS hoặc Motor Driven Power Steering – MDPS là loại trợ lực lái sử dụng mô tơ điện hỗ trợ đánh lái. Cấu tạo của hệ thống này gồm có cảm biến đặt ở trục lái và mô tơ điện đóng vai trò hoạt động chính.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực tay lái điện hiện nay đang được áp dụng rộng rãi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động trợ lực lái điện đó là khi đánh vô lăng, một cảm biến mô men xoắn ở vị trí trục lái gửi tín hiệu đến trung tâm xử lý ECU. Chip ECU sẽ tính toán cho truyền dòng điện phù hợp đến mô tơ điện để mô tơ đẩy thanh răng lắp ở thước lái tạo ra lực xoay vô lăng hỗ trợ theo hướng người lái điều khiển.

Đánh giá

Với rất nhiều ưu điểm nên hệ thống trợ lực tay lái điện hiện đã dần thay thế dầu trên xe ô tô con.

  • Cảm giác đánh lái nhẹ và không cần dùng nhiều sức như trợ lực dầu
  • Tiết kiệm nhiên liệu vì sử dụng điện để hỗ trợ
  • Trọng lượng của cả hệ thống nhẹ

Tuy nhiên cảm giác lái sẽ thiếu chân thật và có chi phí bảo dưỡng cao là nhược điểm của hệ thống này.

Hệ thống trợ lực lái điện kết hợp dầu

Trợ lực lái thủy lực hay dầu kết hợp trợ lực điện hay còn gọi là hệ thống trợ lực Hybrid. Một hệ thống sở hữu công nghệ hiện đại, khắc phục được mọi nhược điểm của 2 hệ thống phía trên.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực hybrid – Điện kết hợp dầu rất ưu việt (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giới thiệu

EHPS – Electro-hydraulic Power Steering hay còn gọi là hệ thống trợ lực Hybrid có cấu tạo giống hệt hệ thống trợ lực lái thủy lực – dầu. Nhưng áp suất dầu sẽ được dẫn động bởi mô-tơ điện kết nối với ECU điều khiển thay vì năng lượng vận hành bởi động cơ giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Nguyên lý hoạt động

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động trợ lực hybrid tương tự trợ lực lái thủy lực và kết hợp với mô-tơ điện để đem lại khả năng hỗ trợ lực cho vô lăng. Trong đó mô-tơ điện được dẫn động thông qua bộ điều khiển điện tử ECU tạo ra lực đẩy thanh răng điều chỉnh linh hoạt đảm bảo độ nặng nhẹ của tay lái tùy theo điều kiện trọng lượng và vận tốc xe.

Đánh giá

Tất nhiên sự kết hợp của cả điện và đầu sẽ giúp hệ thống này phát huy được mọi ưu điểm và khắc phục mọi nhược điểm của dầu và điện. Cụ thể trợ lực hybrid sẽ có những điểm đáng chú ý sau:

  • Cho khả năng điều chỉnh lực quay vô lăng linh hoạt theo điều kiện xe vận hành. Các thông số góc đánh lái, độ nhạy, tốc độ phản hồi vô lăng hoàn toàn được điều chỉnh theo thói quen người lái.
  • Cho cảm giác lái chân thực, đặc biệt là ở chế độ off-road hay điều kiện địa hình sỏi đá.
  • Tiết kiệm nhiên liệu tối đa lên tới 20% so với trợ lực dầu.

Dễ thấy, nhược điểm duy nhất của hệ thống này đó là giá thành trên thị trường cao nên không phù hợp cho các xe bình dân. Trên xe ô tô con hiện nay cũng chỉ số ít được áp dụng hệ thống trợ lực lái này.

Loại trợ lực tay lái nào an toàn hơn?

Sau khi các bạn tham khảo cách phân loại trợ lực lái trong nội dung phía trên. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng trợ lực điện sử dụng điện năng do động cơ sinh ra nên hoạt động theo cơ cấu đơn giản hơn so với tay lái trợ lực dầu. Ngoài ra trợ lực điện dễ sử dụng và nhẹ nhàng hơn so với trợ lực đầu.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực dầu an toàn hơn điện, trợ lực hybrid an toàn và vượt trội nhất (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nhưng do tay lái trợ lực điện thường dùng cơ cấu bánh răng – trục vít nên khi không có điện thì hệ thống này bị khóa, trong trường hợp bất thường như lỗi cảm biến hay mất nguồn điện thì lại không hoạt động. Đặc biệt nguy hiểm nếu xe đang lưu thông tên đường nên xét về góc độ an toàn thì trợ lực dầu an toàn hơn điện.

Tuy nhiên công nghệ cải tiến hơn trước rất nhiều nhờ sự phát triển của khoa học ô tô. Vì thế hiện nay tay lái trợ lực điện kết hợp dầu được đưa ra để khắc phục mọi nhược điểm kể trên. Có thể nói hệ thống hybrid sẽ là an toàn nhất và sẽ được áp dụng cho tương lai không xa.

Các lỗi thường gặp đối với hệ thống trợ lực lái ô tô

Có thể nói hệ thống trợ lực ngày nay đã không thể thiếu với bất kỳ xe ô tô nào. Hoạt động của hệ thống này tất nhiên vẫn sẽ lỗi mà các bạn có thể tham khảo để tìm ra cách tự khắc phục nếu chẳng may xế cưng của bạn gặp phải.

Trợ lực tay lại bị thiếu dầu

Trợ lực lái thiếu dầu là vấn đề hay gặp với những xe ít được kiểm tra, bảo dưỡng. Để trợ lực hoạt động thì cần dầu được bơm vào pít tông. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực đánh vô lăng ô tô sẽ cảm thấy không mượt, tay lái bị nặng và có tiếng kêu lạ nếu dầu quá khô. Để khắc phục điều này các bạn cần thay dầu trợ lực lái để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và tất nhiên cần mang ra gara để thực hiện công việc này.

Tay lái trợ lực điện là gì
Trợ lực lái thiếu dầu là vấn đề hay gặp với những xe ít được kiểm tra (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dây curoa của bơm trợ lực hỏng

Đây cũng là lỗi khá thường gặp ở hệ thống trợ lực dầu của ô tô. Dây curoa bơm trợ lực được thiết kế nối bơm trợ lực, có nhiệm vụ truyền lực từ động cơ đến bơm trợ lực. Nếu dây curoa bị mòn hay hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tay lái.

Để biết dây curoa lỗi hay không cần kiểm tra bơm trợ lực và nếu mặt dây có nhiều vết nứt có nghĩa là dây đã mòn, cần phải thay mới. Hoặc thấy vô lăng bị nặng vì tốc độ hoạt động của bơm quay bị yếu cũng là dấu hiệu cần phải thay.

Tay lái trợ lực điện là gì
Có một vài lỗi thường gặp của trợ lực dầu và điện chủ xe cần biết (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bơm trợ lực hoặc mô tơ điện hỏng

Bơm trợ lực cung cấp đủ áp lực dầu cần thiết đến hệ thống để hệ thống hoạt động. Vì thế bơm trợ lực có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình vận hành. Nếu bơm trợ lực ở trợ lực dầu hoặc mô tơ điện ở trợ lực điện hỏng thì sẽ không cung cấp áp lực dầu cần thiết khi đó tay lái thậm chí còn không thể đánh lái được vì quá nặng.

Tay lái trợ lực điện là gì
Bơm trợ lực hỏng sẽ không cung cấp áp lực cần thiết (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hỏng van phân phối dầu

Van phân phối dầu hỏng cũng là vấn đề rất thường thấy của trợ lực lái, đặc biệt là trợ lực dầu. Nếu không nghe thấy tiếng động nhẹ khi bánh được di chuyển lệch hẳn về một phía thì đó là biểu hiện của việc van phân phối dầu đã gặp vấn đề hỏng hóc.

Trợ lực lái là một hệ thống quan trọng của hệ thống lái xe ô tô, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì hãy kiểm tra để xử lý. Mọi vấn đề liên quan đến hệ thống lái cần sớm được khắc phục để đảm bảo có thể điều khiển vô lăng tốt nhất và lái xe an toàn.

Tay lái trợ lực điện là gì
Van phân phối dầu hỏng gặp vấn đề (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các hệ thống trợ lực tay lái ô tô và cách phân loại cũng như dấu hiệu nhận biết vấn đề để xử lý. Các mẫu xe hiện nay thường áp dụng hệ thống trợ lực lái hiện đại, quý khách hàng muốn trải nghiệm hãy đến với showroom của chúng tôi. Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn có trải nghiệm lái xe tuyệt vời nhất.