Thiên đàng và địa ngục là gì

Vị thiền sư già ngồi bên cạnh một con đường nhỏ, hai mắt nhắm nghiền, chân xếp bằng, hai tay đặt lên gối và thả tâm hồn lặng trôi theo dòng suy tưởng.

Bất thình lình những suy tư của ông bị quấy rầy bởi một giọng nói khàn khàn với vẻ thiếu kiên nhẫn của một kiếm sĩ Samurai: “Ông già! Hãy nói cho ta biết thế nào là Thiên đàng và địa ngục!”.

Ban đầu, như thể không hề nghe thấy lời nói của người võ sĩ đạo, vị thiền sư cứ thản nhiên như không, nhưng dần dần đôi mắt ông từ từ mở ra và thoáng hiện một nụ cười từ vành môi, trong khi người võ sĩ đạo đứng đó, chờ đợi một cách thiếu kiên nhẫn. Sự bực bội của người võ sĩ cứ tăng dần, tăng dần, tăng dần theo từng giây từng giây trôi qua.

  • “Ngươi muốn biết một điều bí mật thế nào là Thiên đàng, thế nào là địa ngục ư?”, vị thiền sư trả lời.
  • Một kẻ lôi thôi lếch thếch, tay chân bẩn thỉu, đầu óc bù xù không chải chuốt, hơi thở thì sặc mùi hôi, lê theo một thanh gươm còn rỉ sét. Một kẻ ngu ngốc mà lại muốn hỏi ta về Thiên đàng và địa ngục ư”.

Võ sĩ đạo sau khi nghe những lời ấy liền nổi cơn tam bành, rút gươm ra và vung lên quá đầu. Gương mặt anh ta đầy giận dữ và dòng máu trong huyết quản sôi lên ngay khi sắp chém đầu vị thiền sư.

  • “Đấy là địa ngục”. Vị thiền sư ôn tồn nói khi thanh gươm vừa tới cổ. Chỉ trong tích tắc, người võ sĩ đạo dừng nhát chém trong sự kinh ngạc tột đỉnh. Anh ta cảm thấy hối hận và cảm phục vị thiền sư, người dám đánh đổi cả mạng sống mình chỉ để dạy cho anh một bài học. Anh ta buông thanh gươm và những giọt nước mắt ăn năn rơi trên khóe mắt.
  • “Còn đây là Thiên đàng”, vị thiền sư nói và chỉ vào giọt nước mắt.

Thiên đàng và địa ngục là hai thực tại, hai cuộc sống đối nghịch nhau. Tất cả các tôn giáo đều tin có Thiên đàng, nơi thưởng kẻ lành và địa ngục là nơi phạt kẻ dữ và ma qủy, nơi khóc lóc, nghiến răng.

Con người có lúc sinh, lúc tử. Đó là một chân lý. Người ta sinh ra ở đời, sống một thời gian, thọ lắm là được một trăm tuổi, bình thường tuổi đời là bảy mươi, “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Thánh vịnh 98 có câu: “Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi. Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 89,10).

Thời gian sống trên đời, ai nấy phải làm việc vất vả để mưu sinh, phục vụ gia đình, xã hội. Cuộc đời đầy gian nan, thử thách, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, tai ương, hoạn nạn … Đời người nước mắt nhiều hơn nụ cười, đau khổ nhiều hơn niềm vui. Đức Phật khi xưa chứng kiến kiếp sống con người trên dương gian, ngài đã nói: “Đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh, tử đều khổ!”.

Con người sinh ra để làm gì? Sống để lảm chi? Chết đi đâu? Chết có phải là hết không? Đó là những vấn nạn muôn thuở với mọi thời đại.

Ai cũng phải chết. Theo quan niệm dân gian, chết là kết thúc cuộc đời trần thế. Chết là sự kiện hết sức bình thường. Người Việt Nam thường nói: “Sinh ký tử quy”, sống gởi thác về. Sống là sống tạm, chết là đi về cội nguồn. Đi về đâu tùy quan niệm và tín ngưỡng của mỗi người. Điều chắc chắn chết là về bên kia thế giới, nơi chín suối. Con người có linh hồn và thân xác. Linh hồn thì bất tử. Chết không phải là hết, là kết thúc, mà là bước sang một cuộc sống mới.

Các tôn giáo đều có cùng quan điểm: sống lành, chết lành. Ở đời, sống lương thiện, không tham sân si, chết sẽ được hạnh phúc, thanh thản, an bình nơi chín suối. Ngược lại, sống bất lương, tội lỗi, sẽ bị phạt ở kiếp sau.

Như thế, ngoài cuộc sống trần gian, còn có cuộc sống đời sau nơi thế giới linh thiêng. Có tín ngưỡng, tôn giáo hay không, người ta đều tin có cuộc sống đời sau bên kia thế giới sau khi chết. Họ cúng kiếng vong hồn, nhang khói, cúng cơm. Tổ chức lễ giỗ, lập bàn thờ tổ tiên để kính nhớ người chết.

Giáo lý Công giáo có cái nhìn lạc quan về cuộc đời con người. Khi nêu lên câu hỏi: người ta sống ở đời này để làm gì? – Người ta sống ở đời này để nhận biết, yêu mến, tôn thờ Thiên Chúa và để làm việc lành theo ý Chúa, hầu ngày sau được hưởng hạnh phúc Thiên đàng (Youcat 1, trang 29).

Người tín hữu tuyên xưng đức tin trong kinh tin Kính: “Tôi tin hằng sống vậy”. Đức Giêsu cũng đã chết như mọi người và Ngài đã phục sinh. Cũng như Đức Giêsu Kitô đã thực sự sống lại từ cõi chết và sống muôn đời, thì cũng vậy, những người công chính sau cái chết của mình sẽ sống lại muôn đời với Đức Kitô phục sinh, Đấng sẽ làm cho họ sống lại vào ngày sau hết.

Như thế, tất cả mọi người đã chết sẽ được phục sinh: “Ai làm điều lành, thì sống lại để được sống. Ai làm điều dữ, thì sống lại để bị kết án” (Ga 5,29).

Sau khi chết, mỗi người sẽ bị xét xử trước tòa Chúa, đó là cuộc phán xét riêng. Ngày tận thế xảy ra cuộc phán xét chung. Thiên Chúa phán xét chúng ta về tội phúc, việc làm, đức bác ái đối với anh em trong thời gian sống ở trần gian (x. Mt 25,31-46). Sau cuộc phán xét là việc thưởng phạt công minh: được hưởng hạnh phúc Thiên đàng hoặc phải thanh luyện nơi luyện ngục, hoặc phải chịu hình phạt muôn đời trong địa ngục.

Thiên đàng là nơi Thiên Chúa thưởng những người lành thánh, công chính, những người được tháp nhập trọn vẹn với Đức Kitô. Ngày nay các nhà thần học định nghĩa: “Thiên đàng là nơi có Thiên Chúa”. Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu, ở đấy có Thiên Chúa, có hạnh phúc. Nơi nào có Thiên Chúa hiện diện, ở đó chính là Thiên đàng.

Niềm tin Kitô giáo xác tín có địa ngục, nơi Thiên Chúa phạt những kẻ dữ và ma quỷ. Thiên Chúa không tiền định cho ai xuống địa ngục, ngài muốn mọi người được hạnh phúc Thiên đàng. Địa ngục là một thực tại rõ ràng và có tính vĩnh cửu. Người chết trong tội trọng không thống hối, không đón nhận tình yêu thương xót của Thiên Chúa, có nghĩa là tách biệt khỏi Ngài đến muôn đời, xa lìa Thiên Chúa mãi mãi. Tình trạng chính mình tự loại trừ mình cách vĩnh viễn khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và với các thánh được gọi bằng từ “địa ngục”.

Các nhà thần học đã định nghĩa: Thiên đàng là nơi có Thiên Chúa, địa ngục là nơi vắng bóng Thiên Chúa. Ở dâu không có Thiên Chúa thì không có tình yêu, không có hạnh phúc, ở đó là địa ngục.

Thực vậy,Thiên đàng và địa ngục chẳng ở đâu xa, hiện diện ngay trong cuộc sống hằng ngày của ta, ở trong lòng ta. Khi sống yêu thương bác ái với anh chị em, đó là ta đang xây dựng Thiên đàng. Khi ta thù ghét, làm hại anh chị em, sống bất lương là ta đang tạo ra địa ngục.

Cuộc sống vĩnh hằng ở bên kia thế giới, và thực tại Thiên đàng – địa ngục là lời kêu gọi mọi người ăn năn, sám hối và hướng về tương lai với niềm tin yêu hy vọng được hưởng hạnh phúc Thiên đàng với Thiên Chúa. Cuộc đời người Kitô hữu chỉ có ý nghĩa khi hướng về cuộc sống đời sau bằng việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em ngay ở đời này để đời sau đạt được hạnh phúc quê trời.

Lạy Chúa, Chúa muốn tất cả mọi người được hưởng hạnh phúc Thiên đàng. Ai cũng ước mong được hưởng hạnh phúc quê trời với Chúa. Chúa còn ban cho chúng con tự do để chọn lựa Thiên đàng hay địa ngục. Xin cho chúng con biết luôn dứt khoát chọn Chúa và Thiên đàng bằng cuộc sống thánh thiện, bác ái yêu thương trong xã hội hôm nay. Amen.

Thiên đường và địa ngục là gì?

Kinh Phật nói: “Những người ở trên thế gian làm việc thiện, sau khi chết linh hồn được lên Thiên đường. Ngược lại, những người làm việc ác sau khi chết linh hồn sẽ bị đẩy xuống mười tám tầng địa ngục”.

Thiên đàng là gì hỏa ngục là gì?

Thiên đàng thường được hiểu là nơi chốn của phước hạnh, đôi khi được hiểu là chỗ ở phước hạnh vĩnh cửu. Những người tin vào thiên đàng cho rằng thiên đàng (hoặc Hoả ngục) là chỗ ở của nhiều người hoặc toàn thể nhân loại.

Thế nào là địa ngục?

Địa ngục (chữ Hán: 地獄, nghĩa: "lao ngục trong lòng đất"), cũng gọi là Hoả ngục (chữ Hán: 火獄, nghĩa: "lao ngục lửa") là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Theo đó, đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết.

A tỳ địa ngục là gì?

A Tỳ đại địa ngục A Tỳ là dịch âm từ tiếng Phạn Avicii, dịch ý là "vô gián", nghĩa là nỗi thống khổ kéo dài liên tục, không gián đoạn. Đây là nơi linh hồn của những kẻ phạm trọng tội sau khi chết phải chịu khổ ải vīnh viễn.