Tập thể hoá nông nghiệp là gì

NÔNG DÂN ĐANG KHỔ
VÌ LÀM ĂN RIÊNG LẺ

Phóng viên: Phải hợp tác, liên kết để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, nhưng hoạt động của các HTX hiện nay có vẻ như đang gặp nhiều vấn đề nan giải, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sản xuất nhỏ lẻ thì người nông dân sẽ có tư duy cạnh tranh lẫn nhau. Bởi vì làm riêng thì ai cũng muốn bán trước, mua trước. Muốn mua trước người khác thì phải mua giá cao lên, muốn bán trước người khác thì giá bán phải giảm xuống. Mà người này giảm được thì người kia cũng giảm, thành ra đều bị thiệt. Đó là cái bẫy do sản xuất nhỏ lẻ tạo ra và người nông dân đang khổ vì chính cái bẫy của mình.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm nông trường trồng mía tại Tây Ninh. Ảnh: TTC Sugar

Muốn khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, nông dân phải hợp tác, liên kết với nhau. Tuy nhiên, chung quanh câu chuyện hợp tác xã đang còn rất nhiều vấn đề cần bàn. Chúng ta hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã, nhưng số hợp tác xã hoạt động đúng vai trò, thật sự hiệu quả thì chưa nhiều. Trước hết là vấn đề nhận thức. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ đạo về phát triển kinh tế tập thể, nhưng nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chưa nhận thức đúng đắn vấn đề này. Nhiều nơi vẫn coi HTX cũng chỉ như một tổ chức kinh doanh, một doanh nghiệp, có cũng được, không có cũng được, nên chưa chú trọng phát triển, thích thì để, không thích thì giải thể.

Bản thân các HTX hiện nay cũng đang hoạt động một cách rời rạc, tự phát, thiếu tính liên kết, hợp tác. Vừa rồi đi Hưng Yên, tôi có ghé thăm một số HTX, trong đó có nghe 7 HTX trong một huyện đều là HTX trồng rau để cung cấp cho Hà Nội và đều cần máy để rửa rau, máy để đóng gói rau. Vậy tại sao không có một HTX làm riêng khâu rửa, đóng gói, đỡ lãng phí được bao nhiêu.

Ngoài ra, một cái khó mà cả doanh nghiệp thu mua và HTX phải đối mặt là đất canh tác, chi phí đầu tư sản xuất đều do nông dân làm chủ, dẫn tới khó thay đổi thói quen canh tác của bà con, việc tiêu thụ nông dân mạnh ai nấy bán.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân.

Tôi cứ trăn trở mãi về câu chuyện giữa đại lý vật tư nông nghiệp và người nông dân. Nhiều nông dân hiện nay đang bị các đại lý vật tư nông nghiệp, phân bón "kẹp" chặt. Đại lý cung cấp, bán chịu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, rồi đến mùa vụ xuống thu mua, thậm chí ép giá. Trong khi đó, nếu nông dân chung nhau mua qua HTX với giá bán sỉ có thể rẻ hơn. Tại sao nông dân vẫn chạy đến đại lý, lấy hàng của đại lý? Vì họ mua chịu, đến mùa mới trả còn HTX thì không bán chịu được. Vô tình giữa đại lý và nông dân có một sự ràng buộc như một "khế ước ngầm", không thể giãy ra được.

Phóng viên: Vậy làm thế nào để tăng cường vai trò của HTX và thu hút được nông dân tham gia vào HTX, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trong chiến lược này phải giải quyết được câu chuyện về hợp tác, tất nhiên đây là vấn đề không đơn giản. HTX là hình thức tự nguyện, chúng ta không thể dùng mệnh lệnh hành chính để bắt họ vào HTX, mà phải kiên trì vận động, tuyên truyền để thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức của người nông dân.

Để chiến lược này thành công thì phải cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bởi để tổ chức lại sản xuất thì mình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng không đủ quyền năng để làm được mà cần có sự phối hợp, vào cuộc của các ngành, các địa phương, từ tỉnh đến huyện đến cơ sở.

Cả nước hiện có hơn 10 nghìn xã, mọi hoạt động nông nghiệp nông thôn diễn biến hàng ngày ở đó. Trong thời gian vừa qua, những địa phương thành công trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thành công trong kết nối tiêu nông sản đều nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất một cách tương đối nề nếp, đồng thời biết phát huy vai trò của HTX.

Tại Sơn La, nhờ sự phát triển các HTX xoài, HTX na... đã giúp Sơn La trở thành một điểm sáng về phát triển cây ăn quả. Ảnh: Thành Đạt

Tại Sơn La, nhờ sự phát triển các HTX xoài, HTX na... đã giúp Sơn La trở thành một điểm sáng về phát triển cây ăn quả. Ảnh: Thành Đạt

Thí dụ như ở Gia Lai, khi Công ty Đồng Giao đầu tư vào, địa phương đã chuẩn bị được các HTX làm vệ tinh, giúp nông dân liên kết với Công ty rất thuận lợi.

Tại Sơn La, nhờ sự phát triển các HTX xoài, HTX na... đã giúp Sơn La trở thành một điểm sáng về phát triển cây ăn quả. Câu chuyện về tiêu thụ vải thiều của Hải Dương, Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên cũng vậy. Qua đó để thấy rằng, mặc dù là chiến lược về nông nghiệp nhưng phải có sự vào cuộc của cả hệ thống, từ trung ương xuống đến địa phương mới thực hiện được.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai 9 giải pháp, giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tập thể hoá nông nghiệp là gì
Thủ tướng yêu cầu triển khai 9 giải pháp để phát triên nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: TL

Mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, văn minh

Trưa 29.5, kết thúc Hội nghị "Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam" lần thứ tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung, quán triệt một số quan điểm đã được thống nhất tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2045. Cụ thể:  Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội.

"Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị" -Thủ tướng nhấn mạnh.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển, mục tiêu cao nhất là lợi ích của người dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn;

Xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với đô thị, môi trường xanh, sạch đẹp.

9 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Để thực hiện các nội dung trên, Thủ tướng đề nghị triển khai, thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Một là, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến và thống nhất ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới về đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kinh tế tập thể: Nghị quyết tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; (Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn 2045; Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. 

"Tôi đề nghị chúng ta quán triệt nghiêm túc và triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng sau khi ban hành"- Thủ tướng nói.

Hai là, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của người nông dân, nhất là trình độ theo hướng “tri thức hóa nông dân” để làm chủ công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và có thể làm giàu từ nông nghiệp. 

Ba là, phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, gắn với chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Bốn là, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; có giải pháp giảm nhanh tỉ lệ nghèo ở khu vực nông thôn. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển, các dịch vụ cơ bản, nhất là văn hóa, giáo dục, y tế cho nông thôn.

Năm là, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất; tăng đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn; tín dụng ưu đãi và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công tư...

Các bộ ngành, cơ quan, nhất là Hội Nông dân Việt Nam và các đơn vị cơ sở trực tiếp làm việc hàng ngày với người dân quán triệt tinh thần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân và người dân nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị...

Sáu là, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đẩy mạnh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nông dân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khu vực nông thôn.

Bảy là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực, đổi mới đào tạo nghề. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử, góp phần giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực cung cấp thông tin, dự báo thị trường, qua đó góp phần điều chỉnh sản xuất phù hợp.

Tám là, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường, giảm phát thải khí nhà kính gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.

Chín là, tăng cường đối thoại với nông dân, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội nông dân các cấp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ bà con, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.