Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối năm 2024

  1. Trong 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó?

- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.

  1. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
  1. Miêu tả một loài cây có điểm gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?

- GV nhận xét và chốt lại:

- GV chốt lại trình tự quan sát và các giác quan vận dụng để quan sát, việc sử dụng các biện pháp NT trong khi miêu tả, cách miêu tả một loài cây, một cây cụ thể

Bài tập 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em…

- GV giao việc: Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.

(GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).

- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và khen ngợi một số bài ghi tốt.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi được những gì quan sát dược

- HS M3+M4 cần lập được dàn ý chi tiết.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).

  1. Trình tự quan sát cây.

- Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây.

- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của cây.

- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).

  1. Tác giả quan sát cây bằng các giác quan:

- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).

- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.

- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.

- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).

  1. So sánh: Bài Sầu riêng:

- Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, hương bưởi.

- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài Bãi ngô:

- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ non.

- Búp như kết bằng nhung và phấn.

- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

Bài Cây gạo:

- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

- Quả hai đầu thon vút như con thoi.

- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

* Nhân hoá: Bài Bãi ngô:

  1. Hai bài Sầu riêng và bái Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một loài cây cụ thể.

+ Điểm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

+ Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Còn tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Soạn bài Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 38 CTST gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền thuộc về VnDoc Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Câu 1 trang 38 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Cây gạo

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Theo Vũ Tú Nam

Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối năm 2024

  1. Tác giả tả cây gạo vào những thời điểm nào?
  1. Vào mỗi thời điểm, tác giả tả những đặc điểm nào của cây gạo? Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để tả mỗi đặc điểm ấy?

Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối năm 2024

  1. Tìm và nêu các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ ba.

Trả lời:

  1. Tác giả tả cây gạo vào những thời điểm:
  • Mùa hoa (mùa xuân đến)
  • Hết mùa hoa
  • Mùa quả
  1. Vào mỗi thời điểm, tác giả tả những đặc điểm sau của cây gạo:

Thời điểmĐặc điểm của cây gạoTừ ngữ, hình ảnh dùng để tảVào mùa hoaHoa

  • đỏ mọng
  • rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống
  • những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp Chim
  • đầy tiếng chim hót Hết mùa hoaChim
  • vãn Cây gạo
  • chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã
  • trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư
  • đứng im cao lớn, hiền lành Vào mùa quảQuả
  • múp míp, hai đầu thon múp như con thoi
  • sợi bông trong quả đầy dần, căng lên
  • những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa Cây gạo
  • như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới
  1. Các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn thứ 3 là:
  • những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi
  • các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa
  • Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới

Câu 2 trang 39 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Quan sát một cây hoa em thích và ghi chép lại những điều em quan sát được dựa vào gợi ý.

  • Cách 1:

Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối năm 2024

  • Cách 2:

Tập làm văn luyện tập quan sát cây cối năm 2024

Vận dụng

Tìm hiểu và chia sẻ thông tin, hình ảnh về phố cổ Hội An theo gợi ý:

Cảnh thiên nhiênCon ngườiHoạt động nổi bậtẨm thực?

-------

\>> Tiếp theo: Đọc: Sự tích bánh chưng bánh giầy

Ngoài Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 38 Chân trời sáng tạo Tập 2 ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .