Tại sao phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói

.

Cập nhật lúc: 13:55, 14/04/2015 (GMT+7)

Ông bà mình dạy: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Lời dạy này hàm nghĩa: Cẩn trọng khi phát ngôn. Vì sao phải dạy như vậy? Theo quan niệm của ông bà, trong ứng xử hàng ngày, việc phát ngôn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến người khác.

Nói, là một trong những kỹ năng phải học từ lúc vỡ lòng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Phát ngôn không chỉ là việc truyền tin, còn là nghệ thuật giao tiếp: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Tối kỵ việc buông lời xấu cho người khác: “Ngậm máu phun người trước dơ miệng mình”. Nói sai có thể gây hậu quả nghiêm trọng: “Lời nói đọi máu”. Khi nói, phải có trách nhiệm rõ ràng, trong sáng, tránh nói lửng lơ dẫn người ta đến tâm lý lo âu, hiểu sai lạc: “Trách ai ăn nói lưng chừng. Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo”. Có lẽ, đó là lý do vì sao con người ta có hai con mắt để nhìn cho kỹ, hai cái tai để nghe cho rõ, hai lỗ mũi để cảm nhận cho đúng mà chỉ có một cái miệng để nói.

Ngày xưa, việc nói năng bằng truyền khẩu là chính. Lời nói gió bay mà còn phải cẩn trọng như vậy, huống hồ ngày nay công nghệ nói năng mở rộng, nào nét, nào blog, nào face thuận tiện cho các “anh hùng bàn phím” xuất chiêu.

Các chiêu bài của anh hùng bàn phím thường mặc áo “tự do ngôn luận”. Tự do ngôn luận là phẩm chất của nền dân chủ thời nay. Nhưng phải hiểu cho đúng, “ngôn luận” đi liền với “tự do” phải theo tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền Liên hiệp quốc: Tự do của người này không được xúc phạm, xâm hại tự do của cộng đồng và của người khác.

Vậy nên, khi nói cần phải cẩn trọng uốn lưỡi bảy lần. Khi buông ngón bấm phím lướt web, ắt cũng phải như vậy.

Trực Tử

Uốn Lưỡi 7 Lần Trước Khi Nói

Nhà xuất bản: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Tác giả: Bill McFarlan

Dịch giả: Trịnh Thanh Thủy

Năm xuất bản: 2012

Số trang: 188 trang

Khổ sách: 13 x 20.5 cm

Dạng bìa:


 

Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói - Bill McFarlan

Khổng Tử từng nói: “Nếu bạn không hiểu được sức mạnh của ngôn từ, bạn chưa thể hiểu được sức mạnh của con người“. Vì vậy, trước khi muốn nói gì, làm gì đều phải suy nghĩ thật kĩ mới được nói. Vì ngôn từ cũng được coi là thứ vũ khí sắc bén có thể giúp một mối quan hệ tốt lên mà cũng có thể khiến cho mối quan hệ đó tan vỡ.  Ông bà ta thì nhẹ nhàng hơn: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngôn từ có sức mạnh rất to lớn và khó lường. Sử dụng hợp lý và uyển chuyển sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn trên đường đời, còn cẩu thả và bất cẩn sẽ khiến lời nói quay lại làm khó chính chủ nhân của nó. Việc kiểm soát lời nói của mình cũng cần phải học hỏi. Bạn có thể đến Baza.vn và tìm đọc cuốn  sách kỹ năng làm việc   "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" nhé.

Giao tiếp tốt giống việc bạn sở hữu chiếc chìa khóa mở ra thành công trong công việc, mối quan hệ với gia đình, bạn bè…Trong giao tiếp, ngôn từ chiếm 7% khả năng thuyết phục của bạn. Dù chỉ chiếm 7% nhưng ngôn từ được ví như nền móng cho tòa tháp giao tiếp. Hiển nhiên nếu nền móng yếu việc bạn mơ tưởng về một công trình kiến trúc thành công là điều không thể. Tôi tìm đến cuốn sách này sau một lần phạm sai lầm về giao tiếp và làm lung lay mối quan hệ của bản thân. Những bài học trong  “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”   thực sự đem lại những giá trị hữu ích và hiệu quả để bạn cải thiện kĩ năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ.

Đã bao nhiêu lần bạn ước ao rút lại điều gì đó mình đã nói ra? Một câu nói gây khó chịu, thiếu chính xác, gây tổn thương, hay một phát biểu ngớ ngẩn? Rủi thay, điều bạn lỡ miệng nói ra trong một phút chốc nào đó không dễ gì có thể biến mất được ngay. Đấy là chưa nói đến việc những câu nói lỡ miệng ấy nó không bao giờ mất đi, nhưng nằm yên đó, đợi dịp để hủy hoại hình ảnh và danh tiếng bạn.

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình…Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào. Vậy bạn nên đọc cuốn sách “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” của tác giả Bill McFarlan.

Bạn là ai không quan trọng, chỉ cần bạn mong muốn loại bỏ những sai lầm trong ngôn ngữ và giao tiếp, “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” rất xứng đáng để bạn bổ sung trong bộ sưu tập sách của mình. Qua từng bài học, cuốn sách giúp bạn cẩn trọng hơn với những sai lầm tương tự, trong ngôn ngữ của chính mình cũng như bạn bè, người thân. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm, cẩn thận hơn để từng lời nói có sức nặng và ảnh hưởng đúng với mong muốn.

Chúng ta vò đầu bứt tai lựa chọn câu chữ cho một bức thư quan trọng. Soạn thảo một văn bản báo cáo có thể khiến chúng ta lâm vào cảnh bí từ không biết viết gì. Thậm chí viết một tấm bưu thiếp cũng buộc đầu óc chúng ta phải tập trung để chọn từ cẩn thận.

Nhưng trong các cuộc đàm thoại, từ ngữ có thể ra khỏi miệng trong khi chúng ta không hề nghĩ tới tác động của chúng lên người nghe. Chúng ta dành nhiều thời gian để nói chuyện với nguời khác hơn là để víết cho họ, thế nhưng hiếm khi chúng ta dành đủ thời gian để suy nghĩ về những hậu quả từ việc lựa chọn từ ngữ của mình.

Cuốn sách dạy kỹ năng sống “ uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” này giúp ta hoàn thiện bản thân mình hơn

 Những câu nói hớ nổi tiếng nhất thế giới:

"Tôi không hề có quan hệ tình ái với người phụ nữ đó, cô Lewinsky."

Tổng thống Mỹ Bill Clinton phát biểu vào tháng 01 năm 1998 về mối quan hệ của mình với cô thực tập sinh tại Nhà Trắng. 10 tháng sau, ông phải xin lỗi vì đã lừa dối người dân Mỹ về lời phát biểu của mình.

"Không thể có sự che đậy nào tại Nhà Trắng."

Tổng thống Mỹ Richard Nixon, người đã phải từ chức vì một... vụ che đậy tại Nhà Trắng.

"Đây không phải là một cuộc chiến chống Hồi giáo."

Tony Blair nói về cuộc chiến chống... chủ nghĩa khủng bố.

"Tôi không xài ma túy. Tôi không lái xe khi đã uống say và tôi không có năm đứa con với ba người phụ nữ khác nhau."

Cựu thủ quân đội tuyển Scotland Colin Hendry, vốn chỉ bị buộc tội đánh cùi chỏ vào một đối thủ.

"Nhìn môi tôi đây. Sẽ không có thuế mới."

Tổng thống Mỹ George Bush... trước khi tăng thuế.

Hãy đón đọc những cuốn  sách kinh doanh quản trị  hay tại Baza bạn nhé!

Tại sao phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói

Skip to content

Bài làm

Trong cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp, đôi khi chỉ một lời nói vô tình của ta cũng có thể khiến người khác phải chịu những tổn thương không đáng có. Do đó ông cha ta đã có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để khuyên răn con cháu cần cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Ở đây, ông cha ta đã dùng một cách nói giàu hình ảnh mà đặc sắc. Cử chỉ “uốn lưỡi bảy lần” nó như một khoảng thời gian để con người ta im lặng trước khi cất lời nói, nhưng sâu xa hơn là suy nghĩ thận trọng về nội dung, chuẩn bị , sắp xếp câu chữ và xem xét sự đúng đắn, tác động của lời nói trước khi để nó phát ra thành tiếng. Vì “lời nói gói vàng”, mỗi lời ta nói ra đều phải được trau chuốt và suy nghĩ một cách cẩn thận trước đó. Câu tục ngữ đơn giản, ngắn gọn mà đúng đắn làm sao. Vậy tại sao cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”? Trước hết cần phải hiểu, lời nói cũng là một cách khác để phản ánh con người mỗi chúng ta. Một người có học thức, đứng đắn thì luôn nói những lời lịch sự, chuẩn mực, một người thiếu văn hóa , vô đạo đức thì lại thường ăn nói bốp chát, chợ búa. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, mỗi lời nói của ta cũng sẽ có tác động trực tiếp đối với người đối diện chẳng hạn như một lời khích lệ, động viên họ lúc khó khăn, buồn bã sẽ khiến họ cảm thấy ổn hơn, một lời khen ngợi khi họ đạt được thành công sẽ khiến người đó cảm thấy vui vẻ và có động lực. Lời nói được coi như là phương tiện để truyền tải những suy nghĩ, tình cảm , cảm xúc của bản thân, nó đôi khi mang tính quyết định và có sức nặng. Người có địa vị càng cao thì lời nói sẽ càng có giá trị chẳng hạn như một công trình hay một dự án có được thực hiện hay không phụ thuộc vào lời nói đưa ra quyết định của người lãnh đạo. Nó có sức ảnh hưởng đến tính chất của một công việc hay một sự kiện nào đó. Tuy nhiên, lời nói của bạn cần đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh vì mỗi lời một khi đã nói ra thì không thể rút lại được. Có những khi một câu nói mà bạn cho rằng khá bình thường hay chỉ là đùa vui thì trong mắt người khác lại mang ý nghĩa khác thậm chí là tiêu cực, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử và ấn tượng của người ấy với bạn. Có những khi một quyết định phán quyết đã đưa ra thì buộc phải được thi hành chứ không thể sửa lại được nữa. Vậy nên cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi nói vì điều đó sẽ khiến cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, tránh vô tình làm tổn thương, ảnh hưởng đến người khác hay một tập thể, và họ cũng sẽ dành một sự tôn trọng nhất định cho bạn. Tránh nói những lời khó nghe, nói dối, vì nó sẽ khiến những người xung quanh chán ghét và mất niềm tin ở bạn như câu chuyện về cậu bé chăn cừu đã nói dối quá nhiều lần để lừa gạt lòng tin của mọi người và đến cuối cùng khi đàn sói thật sự xuất hiện thì cậu kêu giúp nhưng cũng chẳng có ai đến giúp đỡ cậu vì họ vẫn cho rằng cậu nói dối, và kết cục là đàn cừu của cậu đã bị lũ sói ăn thịt. Đừng để lời nói của mình làm tổn thương hay có tác động xấu đến người khác do đó việc suy nghĩ , xem xét trước khi nói rất quan trọng . Vì lời nói của bạn chính là con người bạn trong mắt người khác.

Xem thêm:  Thuyết minh về sự gia tăng dân số