Trái đất còn tồn tại bao lâu

Khoa học đang tiến gần tới khám phá cách thức và thời điểm con người có thể bị diệt vong. Kể từ khi sự sống hình thành trên trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Trên hành tinh của chúng ta, sự tuyệt chủng là một quy phạm trong đó có 4 tỷ loài đã tiến hóa và 99% số đó bị tuyệt chủng.

Thiên nhiên nổi giận chỉ là chuyện viễn tưởng

Trong những năm qua, khán giả đặc biệt quan tâm tới những bộ phim về thảm họa thiên nhiên liên quan tới ngày tàn của thế giới như trong “28 Days Later” (tạm dịch: 28 ngày sau) của đạo diễn Danny Boyle xoay quanh một loại virus gây ra căn bệnh truyền nhiễm bùng phát trên toàn nước Anh, đẩy nền văn minh nhân loại vào nguy cơ tuyệt diệt; hay một tiểu hành tinh đe dọa tới sự tồn tại của trái đất trong phim Deep Impact and Armageddon (tạm dịch: Thảm họa kinh hoàng) và cả hiện tượng biến đổi khí hậu trong The Day After Tomorrow (tạm dịch: Ngày tận thế).
Trái đất còn tồn tại bao lâu
Ngày tận thế với nguyên nhân là một vụ va chạm với thiên thạch gần như chỉ có trong tưởng tượng. (Ảnh minh họa)

Kể từ khi sự sống hình thành trên trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm trước, nguy cơ hủy diệt cũng đã bắt đầu xuất hiện. Trên hành tinh của chúng ta, sự tuyệt chủng là một quy phạm trong đó có 4 tỷ loài đã tiến hóa và 99% số đó bị tuyệt chủng.Trong thực tế, chúng ta sẽ không thể biết, bằng cách nào và khi nào trái đất (con người) sẽ biến mất hoàn toàn. Việc dự đoán cho sự kiện này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, khi nhìn qua ống kính của giới khoa học Ngày tận thế trở nên "thú vị" hơn rất nhiều.


Đặc biệt, trong 500 triệu năm qua, đã có 5 giai đoạn tốc độ tuyệt chủng của các loài đã tăng lên. Không ai biết chắc chắn cái gì đã biến trái đất không phải là sống lý tưởng cho sinh vật, khi mà hơn 75% các loài hiện hữu đã biến mất.


Theo kịch bản về ngày tận thế của Hollywood, một tiểu hành tinh đủ lớn sẽ đâm vào trái đất, gây ra các trận động đất và sóng thần lớn trên toàn thế giới. Lượng bụi trong không khí đủ lớn để che khuất ánh nắng mặt trời trong nhiều năm. Kết quả là nguồn thức ăn trên thế giới sẽ bị phá hủy, dẫn đến nạn đói. Trước đây, hiện tượng này đã xảy ra với loài khủng long (cùng với hơn một nửa các loài khác trên trái đất) bị xóa sổ từ 65 triệu năm trước bởi một tiểu hành tinh rộng 10km đã đâm vào khu vực quanh Mexico.


Monica Grady, chuyên gia nghiên cứu thiên thạch tại Đại học Mở (Anh) cho biết, câu hỏi đặt ra là khi nào một vật thể gần trái đất (NEO) sẽ va chạm với hành tinh của chúng ta bởi nhiều vật thể mang kích cỡ nhỏ hơn đã bị vỡ vụn khi tiến gần tới bầu khí quyển của trái đất, mà không tạo ra bất cứ ảnh hưởng nào.

Tuy nhiên, cứ vài trăm ngàn năm lại có một NEO rộng hơn 1km va chạm với trái đất. Và cứ hàng trăm triệu năm lại có một NEO rộng hơn 6km va chạm với trái đất, gây nạn tuyệt chủng hàng loạt.

Một nguy cơ khác đe dọa tới sự sống còn của trái đất chính là các thảm họa tự nhiên như sự thay đổi đột ngột của khí hậu hay các vụ phun trào núi lửa lớn. Tất cả những yếu tố này tạo ra thảm họa toàn cầu, quét sạch sự sống trên hành tinh.

Ngoài ra, những mối đe dọa từ vũ trụ luôn tồn tại song song với sự sống của trái đất như sự va chạm của thiên hà Milky Way của chúng ta với thiên hà Andromeda hay sự xuất hiện của hố đen. Thông thường, chúng ta dường như không thể làm gì để ngăn chặn những mối đe dọa trên ngay cả khi chúng ta biết những mối nguy hiểm này tồn tại, ngoại trừ việc tìm ra cách để tồn tại khi thảm họa xảy ra. Con người mới là thủ phạm

Nhưng trong thực tế, mối đe dọa lớn nhất với con người lại xuất phát từ chính hoạt động thường ngày của họ. Trong lịch sử trái đất, con người là loài duy nhất có khả năng tái tạo thế giới cũng như phá hủy nó.

Theo tiến sỹ Nick Bostrom, Giám đốc Viện Tương lai nhân loại tại Đại học Oxford viết trong ấn phẩm Global Agenda của Diễn đàn Kinh tế thế giới, những mối nguy hiểm từ bên ngoài như sao chổi hay thiên thạch chỉ là những nguy cơ "có liên quan tới các hiện tượng tiểu thuyết viễn tưởng" và thực tế là chúng cực kỳ hiếm khi xảy ra trong khi những mối nguy rất hiện hữu như biến đổi khí hậu, nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân lại chưa được quan tâm đúng mức.

Trái đất còn tồn tại bao lâu
Tương lai của Trái Đất hay sự diệt vong của loài người chủ yếu phụ thuộc vào chính... con người.

Trong khi đó, công nghệ nano, sinh học tổng hợp và biến đổi gen tạo ra viễn cảnh cung cấp cho con người nguồn thức ăn dồi dào hơn, các loại thuốc an toàn hơn và một thế giới sạch hơn, nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu chúng ta áp dụng sai công nghệ hoặc không tính tới những hậu quả tiềm ẩn từ việc áp dụng nó.


Loài người còn tồn tại bao nhiêu năm nữa?

Martin Rees, nhà thiên văn học người Anh đã cảnh báo trong cuốn sách “Our Final Century?” (tạm dịch: Đây là thế kỷ cuối của loài người?" được xuất bản năm 2003 rằng, khả năng tồn tại của nền văn minh nhân loại tới năm 2100 là không quá 50% do tác động của công nghệ toàn cầu như nạn khủng bố sinh học và công nghệ nano phân tử.


Mối nguy hiểm tiềm năng tiếp theo phải kể đến chính từ những thành tựu vang dội trong quá khứ. Xã hội của chúng ta đang kết nối và vi tính hóa rộng hơn bao giờ hết. Nó giúp thúc đẩy ngành thương mại, tiếp cận kho tri thức, giáo dục, truyền thông. Nhưng chính những mối liên kết trên có thể làm virus lây lan một cách nhanh nhất. Chỉ cần một lỗi trong hệ thống kỹ thuật số tại Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới Trung Quốc hoặc Úc chỉ trong vài giây.


Thật là mỉa mai khi cho rằng cái bóng của những mối nguy hiểm tiềm ẩn đang che mờ những kiến thức của chúng ta về vũ trụ.


Isaac Newton từng tin rằng ngày tận thế sẽ xảy ra vào thế kỷ 21, hay một cuộc chiến sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia trong biển máu nhưng chưa ai dự đoán ngày tàn của thế giới lại bắt nguồn từ bom hạt nhân, hố đen, hay mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu.


Jason Matheny, nhà quản lý chương trình Dự án nghiên cứu tình báo của chính phủ Mỹ đã thường xuyên xem xét những nguy cơ tiềm năng đe dọa con người. Trong bản báo cáo "Risk Analysis" (tạm dịch: Phân tích rủi ro) năm 2007, ông đã đề cập tới sự hủy diệt không tránh khỏi của mặt trời.


Trong một tỷ năm, mặt trời sẽ bắt đầu giai đoạn nóng nhất, khiến nhiệt độ mặt đất tăng lên trên 1.000 độ, đun nóng bầu khí quyển, hình thành một tinh vân hành tinh, khiến trái đất trở nên khắc nghiệt hơn với sự sống. Nếu chúng ta xâm chiếm các hệ năng lượng mặt trời khác, chúng ta có thể tồn tại lâu hơn cả mặt trời, thêm 100 nghìn tỷ năm.


Nhưng dường như con người không thể sống lâu như vậy bởi người thông tuệ cũng chỉ sống được 200.000 năm và giống người đứng thẳng – họ hàng gần nhất với con người tồn tại khoảng 1,8 triệu năm, trong đó thời gian sống trung bình của các loài động vật có vú là khoảng 2,2 triệu năm.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2006, xem xét các thảm họa toàn cầu, tiến sĩ Bostrom đã đưa ra lời khuyên rằng, với những mối rủi ro hiện hữu, thách thức đặt ra cho chúng ta không phải là phớt lờ chúng hay xem xét chúng trong nỗi thất vọng, mà cần phải tìm hiểu và tiến hành những phương pháp tốt nhất để bảo vệ trái đất an toàn hơn.

Theo Guardian/infonet

Mọi thứ đều sẽ diệt vong, bao gồm cả sự sống. Nhưng sự sống trên Trái đất còn kéo dài bao lâu nữa?

Các hóa thạch cho chúng ta biết sự sống trên Trái đất đã kéo dài ít nhất 3,5 tỷ năm. Trong khoảng thời gian đó, sự sống đã trải qua các giai đoạn băng hà, bị thiên thạch đâm, bị nhiễm độc. Rõ ràng, khó mà hủy diệt hoàn toàn sự sống trên hành tinh.

Không hiếm kịch bản tận thế có khả năng xảy ra. Kịch bản nào cuối cùng sẽ làm cho Trái đất không còn sự sống?

Thời gian: từ 0 cho đến 100 triệu năm?

Có lẽ lần gần nhất mà sự sống bị hủy diệt là 250 triệu năm trước đây. Khoảng 85% số loài sinh vật sống trên cạn và 95% số loài sinh vật ở đại dương bị xóa sổ.

Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra, nhưng dường như sự tận diệt này trùng hợp với hoạt động của núi lửa ở quy mô hủy diệt. Ngày nay chúng ta lo lắng về khả năng hủy diệt của những siêu núi lửa như Yellowstone. Nhưng thiệt hại do nó gây ra chẳng là gì so với điều đã xảy ra 250 triệu năm trước.

Vào khi đó, Siberia trải qua một đợt phun trào núi lửa rộng lớn và kéo dài đến mức dung nham bao phủ một khu vực rộng gấp tám lần nước Anh. Hoạt động núi lửa ở quy mô như thế là rất hiếm nhưng không phải là không bao giờ xảy ra.

Không ai biết một thảm họa tương tự sẽ xảy ra vào lúc nào, ông Henrik Svensen tại Đại học Oslo ở Na Uy nói. Núi lửa phun ở quy mô tương tự đã từng xảy ra 200, 180 và 65 triệu năm trước đây. Chắc chắn là nó sẽ xảy ra một lần nữa và khi nó xảy ra vấn đề đặt ra là nó sẽ xảy ra ở đâu?

Nghiên cứu của Svensen chỉ ra rằng sự hủy diệt của núi lửa tùy thuộc vào lớp đất đá nào của Trái đất mà nó tác động. Núi lửa phun 250 triệu năm trước không gây ra tình trạng hủy diệt mà nguyên nhân chính là muối.

Siberia có rất nhiều muối. Khi muối bị nung lên do núi lửa, nó đã làm thoát ra những chất hủy diệt tầng ozone vào khí quyển. Các sinh vật trên thế giới do đó phải đối phó với bức xạ có hại từ Mặt trời và đó là lý do khiến sự sống hủy diệt hàng loạt.

Điều không may là ngày nay trên Trái đất có rất nhiều nơi có trữ lượng muối lớn như vậy. “Miền đông Siberia là một trong những túi muối lớn nhất thế giới,” Svensen cho biết, “ngoài biển Brazil cũng vậy.”

Thời gian: trong vòng 450 triệu năm nữa?

Ngày nay ai cũng biết rằng tiểu hành tinh và khủng long kỵ nhau. Nếu như một tiểu hành tinh khổng lồ có thể làm tuyệt chủng tất cả khủng long trên Trái đất thì liệu nó có thể hủy diệt toàn bộ sự sống?

Một lần nữa, kịch bản này tùy thuộc vào tiểu hành tinh sẽ rơi vào nơi nào. Chúng ta đã biết rằng Trái đất từng bị tiểu hành tinh rất lớn va phải nhưng lại không gây ra sự hủy diệt sự sống.

Hố Manicouaga ở Canada – một trong những hố do tiểu hành tinh tạo ra lớn nhất thế giới – hình thành vào khoảng 215 triệu năm trước đây.

Tuy nhiên các hóa thạch cho thấy thảm họa này đã không dẫn đến sự hủy diệt sự sống như từng xảy ra khi khủng long tuyệt chủng. Đó là do miệng hố được hình thành khi va vào tầng đá kết tinh tương đối cứng.

Tuy nhiên, nếu tiểu hành tinh va vào nơi có lớp đất đá trầm tích dễ thay đổi thì nó thể thải ra những chất khí làm biến đổi khí hậu vào bầu khí quyển khiến cho sự sống bị hủy diệt hàng loạt.

Điều may mắn là những vụ va chạm như thế rất hiếm khi xảy ra. Khả năng tiểu hành tinh đâm vào Trái đất là mỗi 500 triệu năm.

Nhưng ngay cả khi nó xảy ra thì cũng khó có khả năng nó hủy diệt sự sống hoàn toàn. Sự sống chỉ bị hủy diệt khi nào Trái đất bị một vật gì đó còn lớn hơn cả tiểu hành tinh đâm phải: một hành tinh xấu chẳng hạn.

Một số khoa học gia cho rằng Trái đất đã từng bị một hành tinh như thế đâm trúng chẳng lâu sau khi nó hình thành và những những đám khói bụi tạo ra từ vụ va chạm này đã tạo ra Mặt Trăng.

Thời gian: từ 3 cho đến 4 tỷ năm

Trong phim The Core hồi năm 2003, lõi Trái đất ngừng quay một cách bí ẩn khiến cho Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ một kế hoạch khoan đến tận lõi để tái khởi động lại nó bởi vì nếu lõi Trái đất ngừng quay thì Trái đất sẽ mất từ trường và toàn bộ sự sống sẽ bị đe dọa.

Phim The Core hoàn toàn là nhảm nhí và bị các nhà khoa học chế nhạo, nhưng không phải mọi vấn đề khoa học mà nó nêu ra là không có cơ sở.

Một số nhà khoa học tin rằng từ trường của Trái đất có khả năng đẩy ra xa những vật chất ion hóa từ Mặt Trời, nếu không chúng có thể ăn mòn khí quyển Trái đất.

Nếu điều họ nói là đúng và nếu xảy ra tình trạng không có từ trường thì hành tinh của chúng ta sẽ mất bầu khí quyển và tất cả sự sống đều chấm dứt.

Kịch bản như thế có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, vốn có lẽ từng là nơi có nhiều điều kiện hơn cho sự sống so với bây giờ.

Hồi năm 1997, Joseph Kirschvink tại Viện Công nghệ California ở Pasadena và các cộng sự của ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng có nhưng sau đó mất từ trường.

“Từ trường của sao Hỏa tan biến khoảng 3,7 tỷ năm trước, cùng khoảng thời gian hành tinh này rơi vào tình trạng băng hà,” Kirschvink nói.

Thời gian: có một sao đôi không xa có tên gọi WR104 có khả năng gây ra tình trạng bùng nổ tia Gamma trong vòng 500.000 năm. Nhưng ngay khi nó xảy ra chúng ta cũng có thể tránh được.

Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ? Nếu không, tại sao chúng ta chưa có tiếp xúc với những nền văn minh ngoài hành tinh? Một nhân tố hủy diệt sự sống khác có thể là lý do: bùng phát tia Gamma, hay GRB.

GRB được tạo ra do các vụ nổ lớn trong không gian, chẳng hạn như một ngôi sao khổng lồ nổ tung hay hai ngôi sao đâm vào nhau. Chúng có thể diễn ra trong một phần giây hay một vài phút.

Về mặt lý thuyết nếu GRB kéo dài chúng có thể quét sạch tần ozone của Trái đất và khiến cho sự sống không còn được bao bọc trước bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời.

Nhiều nơi trong không gian đã không hỗ trợ sự sống do tần xuất GRB dày đặc, theo một nghiên cứu do ông Raul Jimenez tại Đại học Barcelona và Tsvi Prian tại Đại học Hebrew ở Jerusalem công bố hồi năm 2014. Nhưng khoảng không xung quanh hành tinh của chúng ta thì không sao.

GRB xảy ra thường xuyên ở gần trung tâm của dãi ngân hà và ở những nơi mà mật độ tập trung các ngôi sao dày đặc trong khi Trái đất của chúng ta đều cách xa những khu vực này.

“Cuộc sống hiện hữu là do Trái đất tương đối an toàn trước tác động của sự bùng phát tia Gamma kéo dài vốn có thể gây hủy diệt sự sống hoàn toàn,” Jimenez nói. “Nếu Trái đất ở gần trung tâm của dải ngân hà, sự sống có lẽ không còn nữa.”

Thời gian: trong khoảng từ 1 cho đến 7,5 tỷ năm

Nếu không có kịch bản nào trên đây hủy diệt sự sống thì chúng ta cũng không thoát khỏi Mặt Trời. Hành tinh này cho chúng ta ánh sáng và cung cấp năng lượng cho gần như hầu hết sự sống trên Trái Đất. Nhưng nó sẽ không mãi thân thiện như vậy.

Như chúng ta đã thấy trước đó, Mặt Trời đang ngày một nóng thêm. Một ngày nào đó nó sẽ nóng đến mức làm bay hơi toàn bộ đại dương trên Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng vọt. Quá trình này có thể bắt đầu trong một tỷ năm nữa và nó sẽ hủy diệt mọi sinh vật chỉ trừ những vi sinh vật có sức sống mãnh liệt nhất.

Nhưng chưa hết. Bắt đầu từ khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ mở rộng và sẽ trở thành một hành tinh khổng lồ màu đỏ. Cho đến 7,5 tỷ năm nữa, bề mặt của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Trái Đất. Do đó Mặt Trời mở rộng sẽ bao trùm và hủy diệt Trái Đất.

Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ thoát nạn. Mặt Trời sẽ mất đi vật chất khi nó phát triển do đó Trái Đất sẽ trôi ra xa. Tuy nhiên theo các tính toán được thực hiện vào năm 2008, điều này cũng không đủ để cứu hành tinh của chúng ta.

Nếu điều này là sự thực, hy vọng duy nhất là nhân loại chúng ta. Nếu con người vẫn còn sống cho đến lúc đó, họ có thể tìm ra cách đưa Trái Đất đến nơi an toàn. Nếu không thì sự sống trên Trái Đất chỉ có tuổi thọ tối đa là 7,5 tỷ năm.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.