Tại sao phải ghi chép

Tác giả Ayodeji Awosika từng viết: Tôi không phải là một người ám ảnh với những thói quen như kiểu là “Thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, đi ngủ lúc 9 giờ tối… để mà nhất nhất phải theo đuổi chúng. Tuy vậy, tôi thừa nhận thói quen rất quan trọng. Xây dựng những thói quen hữu ích có thể sẽ thay đổi cuộc sống của bạn.

Tôi thì lại khác với ông tác giả ở trên, tôi tin rằng dù trong cuộc sống hay công việc, một người có kinh nghiệm là một người tập hợp trong mình hàng trăm hàng ngàn thói quen, từ những thói quen nhỏ xíu như hàng ngày như luôn attach file trước khi soạn nội dung mail hay luôn schedule bài viết lúc 7h30 sáng… cho đến những thói quen có vẻ lớn lao hơn ví dụ như luôn bắt đầu một dự án bằng nghiên cứu, đọc sách mỗi tháng, thăm chùa mỗi dịp giao thừa. Con người, bản chất là tổng hòa bởi những thói quen ngang dọc, trong đó, có cả thói quen sáng tạo để cho cuộc sống không bị quá khuôn khổ.

Mỗi người có những thói quen riêng, tạo nên nét tính cách của mỗi người. Có những thói quen thực sự làm nên cả một sự nghiệp lẫy lừng cho những vĩ nhân.

Nếu tôi bắt buộc phải lựa chọn một thói quen mà không chỉ tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời tôi mà còn thích hợp với nhiều người thì chắc chắn đó sẽ là Viết ghi chú.

Tại sao viết ghi chú lại hữu ích?

Người ta nói rằng,

  • Nếu bạn muốn đạt được các mục tiêu hãy viết chúng ra.
  • Nếu bạn muốn ghi nhớ điều gì hãy ghi lại.
  • Nếu bạn muốn khai phá điều mình đang thực sự nghĩ, hãy viết hết ra.

Tôi chọn viết ghi chú và nhật ký để làm được cả 3 mục tiêu trên.

Tôi không hiểu về khoa học kỳ diệu đằng sau quá trình viết ghi chú hay nhật ký, chúng như một sợi dây kết nối giữa não bộ với đôi tay đang ghi lại điều gì đó. Đồng thời, nếu bạn đang khao khát những ý tưởng mới hay muốn giải quyết triệt để điều đang khiến mình phải bận tâm, nhật ký sẽ giúp bạn khám phá tiềm thức và phát hiện điểm mù của bản thân. Hành động của quá trình này – di chuyển một phần cơ thể như là một dấu hiệu của nỗ lực đến tận cùng để đạt được mục tiêu, một bước trước khi bước vào trạng thái suy ngẫm và mơ mộng.

Nếu viết ghi chú và nhật ký trở thành thói quen thì đây là cách bạn trò chuyện với bản thân đầy tinh tế, “Tôi đã cam kết thực hiện một điều”. Cam kết xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và khả năng đạt được những mục tiêu đã đề ra. Từng cam kết tích cực hay chỉ một thói quen đơn giản như “Tôi tin vào bản thân”. Đó là chìa khoá quan trọng của việc tự giúp đỡ chính mình.

Viết bao nhiêu không quan trọng nhưng dưới đây là một vài ý tưởng nếu bạn đang cảm thấy bế mắc:

Thói quen viết ghi chú của tôi

Thói quen này thực ra cực kỳ đơn giản,

Mỗi sáng, mở mắt ra, như nhiều người tôi cũng quờ tay lấy điện thoại, tôi đều viết ra 3 điều khiến tôi cảm thấy biết ơn. Tôi làm vậy bởi vì tôi là người khá tham vọng và có khoảng thời gian khó khăn để hài lòng với những nỗ lực của mình. Thể hiện sự biết ơn sẽ giúp tôi nhận ra những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống. Nó thức tỉnh tôi để bắt đầu tập trung lại từ đầu. Nó thực sự hữu ích.

Đó là cách khởi động ngày mới của tôi. Nó sẽ tạo cho bạn những năng lượng ngày mới thật hữu ích, đem đến cho bạn những mục tiêu để bạn có thể hành động cả một ngày.

Bất kỳ lúc nào có gì hay hay diễn ra trong cuộc đời, tôi cũng note lại bằng giấy và bút. Dựa trên kỹ thuật sản xuất ý tưởng của James Altucher. Mỗi ngày, hãy viết ra 10 sáng kiến về bất kỳ thứ gì bạn muốn. Bạn có thể sáng tạo ý tưởng để cải thiện cuộc sống của mình hay cho cuộc sống và công việc của những người khác. James chia sẻ rằng anh ấy thường xuyên tận dụng những ý tưởng của mình như một công cụ thiết lập các mối quan hệ. Anh ấy sáng tạo ý tưởng cho người khác và truyền tải đến họ một cách khéo léo như một sự gợi ý.

Tôi thường xuyên lên ý tưởng cho các bài báo, cuốn sách và cách để đạt được những mục tiêu đa đề ra.

Bạn có thể dùng phương pháp này để xây dựng ra cơ sở dữ liệu đầu vào để sản xuất các ý tưởng. Đa số những sáng kiến đều tồi tệ nhưng bù lại sẽ có một cái cái sẽ hữu ích. Nếu bạn thực hiện phương pháp trên mỗi ngày trong suốt một năm, bạn chắc chắn sẽ có một đến hai ý tưởng tuyệt vời trong 3650 lần cố gắng.

Tối đến tôi thường viết ra 2 thứ: Một là những điều khiến tôi mệt mỏi, buồn chán, cô đơn, bực dọc, thấy bất công, tiêu cực trong ngày; hai là những khoảnh khắc hạnh phúc với con gái bé nhỏ, với gia đình, với đồng nghiệp hay chỉ là một comment vu vơ đầy thiện chí của một độc giả ở cách tôi rất xa. Những việc này giúp tôi giải tỏa.

Sổ ghi chú có thể mua được

Cảm thấy cuộc sống thiếu ý tưởng hoặc thiếu sự quy hoạch, bạn có thể ngay lập tức chạy ra một cửa hàng quà tặng hay văn phòng phẩm và mua một cuốn sổ mới tinh. Có rất nhiều bạn yêu sổ và doanh nhân đã sáng tạo những cuốn sổ với những phần đã được thiết kế sẵn mà bạn có thể tận dụng để cải thiện cuộc sống của mình.

Trên thế giới, Ryan Holiday nổi tiếng với việc ứng dụng học thuyết cổ đại – chủ nghĩa khắc kỷ trong xu hướng hiện đại. Cuốn sách “The Daily Stoic” của ông mỗi ngày dạy một bài học khác nhau từ chủ nghĩa khắc kỷ và dùng những ví dụ thực tế để minh hoạ. (Chủ nghĩa khắc kỷ là nghệ thuật giữ bản thân tỉnh táo trong một thế giới đầy bất công và hỗn loạn.) Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc, lo lắng hay sợ hãi và thường xuyên hoài nghi, thì đây là sản phẩm dành cho bạn.

Cuốn ghi chú cá nhân

Cuốn ghi chú cá nhân được thiết bế bởi Cathryn Lavery và Allen Brouwer sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu và nảy ra những ý tưởng thật “ngầu”. Nó cho thấy cách tiếp cận có hệ thống trong cả việc thiết lập lẫn chinh phục các mục đích, bao gồm các mục như:

  • Mục tiêu chính
  • Mục tiêu nhỏ hơn hàng ngày
  • Bài học tích luỹ
  • Hoạt động hàng ngày
  • Sự biết ơn mỗi sáng
  • Sự biết ơn mỗi tối
  • Châm ngôn hàng ngày

Bạn có thể tham khảo bản PDF của nhật ký cá nhân miễn phí tại: https://bestself.co/products/self-journal

Đây là những điều mà phù hợp với cá nhân tôi, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm trên mạng nhiều thứ phù hợp cho riêng mình.

Thói quen viết ghi chú của những người nổi tiếng

Tác giả của cuốn “The Artist Within”, Julia Cameron đã tạo ra một thói quen buổi sáng vô cùng nổi tiếng được biết đến với tên gọi “Morning pages”.  Morning pages là việc mỗi buổi sáng bạn sẽ ngồi viết ra những dòng suy nghĩ của bạn trong khoảng 3 trang giấy. Viết tự do trong một số lượng trang nhất định sẽ giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Đồng thời, rất nhiều người áp dụng thói quen này đã có được những thay đổi đột phá về cảm xúc.

Đột phá cảm xúc hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn viết. Giả dụ bạn đang cảm thấy xuống tinh thần nhưng không biết lý do tại sao, hãy viết về nó trong 3 trang giấy, chắc chắn bạn sẽ tìm được nguyên nhân. Nếu bạn thích phương pháp này hãy thử một và cảm nhận. Tôi đã đừng làm điều này trước đây, tuy nhiên, tôi lại thích những thói quen ngắn gọn và súc tích của mình.

Benjamin Franklin – một trong những bậc thầy đầu tiên về tự giúp đỡ bản thân – đã viết nên cuốn ‘Nhật ký đức hạnh’ với mỗi trang tương đương với mỗi ngày truyền tải 13 đức tính. Hàng ngày, ông tập trung vào một đức tính và cũng như cố gắng duy trì những cái còn lại. Nếu Benjamin duy trì thất bại bất kỳ cái nào, ông sẽ đánh một dấu “x” bên cạnh.

Vào thời điểm đầu, danh sách 13 đức tính được tích rất nhiều dấu “x”. Sau một thời gian, dấu “x” bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Benjamin thừa nhận chính phương pháp viết nhật ký đã giúp ông trở thành một con người tốt hơn – “Tôi chưa bao giờ chạm đến sự hoàn hảo dù tôi luôn cho thấy sự tham vọng của mình, tuy nhiên, điều đó thật xa vời. Và rồi, bằng những nỗ lực, tôi trở nên tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn so với những gì tôi sẽ có nếu như không chịu cố gắng”.

Tại sao ghi chú lại quyền năng đến thế?

Cái mà mà tôi muốn nhấn mạnh đó là mỗi người cần áp dụng những thói quen có thể tạo nên sự khác biệt này. Bạn có thể thiết lập bố cục cho cuốn ghi chú theo cách mà bạn muốn. Viết ghi chú, viết nhật ký trong 6 tháng và tôi cá rằng nó sẽ cải thiện cuộc sống của bạn theo cách này hay cách khác.

Viết ghi chú, hay tốt hơn là viết nhật ký, sẽ giúp bạn xác định chính xác điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình.

Viết ra chính là cách nhanh nhất để bạn ghi lại lời cam kết sẽ xây dựng sự tín nhiệm với chính mình, cũng là cách để bạn quản lý bản thân hàng ngày.

Vậy hãy đi mua sổ và viết ngay đi nhé.

Xem thêm:

Xây Dựng Hệ Thống Công Việc Là Gì? Những Bước Để Xây Dựng Hệ Thống Công Việc Chuẩn Mực

Nguồn: bạch dương vlog

Minh Phương 

Nếu các bạn có ý kiến đóng góp thì xin vui lòng bình luận dưới bài viết này nhé, đội ngũ ATP Software sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của các bạn sớm nhất.

Truy cập trang chủ ATP Software để cập nhật thêm tin tức về các lĩnh vực nhé.

Ghi chép lại những gì mình đã làm là một trong những thói quen cần thiết cho công việc của bạn.


Sau một ngày làm việc, tối về bạn muốn biết mình đã làm được gì trong ngày? Việc dùng trí nhớ trong trường hợp này là vô hiệu, bởi vì bạn chỉ có thể nhớ những việc chính mà quên mất những việc “tủn mủn”. Những lúc như vậy, cách tốt nhất là có một cuốn sổ ghi chép công việc.

Tại sao phải ghi chép

Việc ghi chép này hoàn toàn không hề vô ích như nhiều người tưởng. Bạn luôn mong muốn rằng: “Giá như một ngày có nhiều hơn 24 giờ”, rõ ràng với bạn quĩ thời gian đó không đủ để bạn hoàn thành mọi công việc. Bằng việc ghi chép đầy đủ và cụ thể, bạn sẽ nắm được quĩ thời gian mà mình đã sử dụng trong ngày. Không chỉ ghi các lịch họp, lịch gặp gỡ đối tác mà trong đó bạn còn có thể ghi chép cả những việc vụn vặt như thời gian bạn dành để ăn trưa, để uống cà phê thậm chí cả khoảng thời gian bạn nói chuyện với đồng nghiệp. Công việc thì nhiều trong khi bộ nhớ thì có hạn bởi thế số ghi chép còn là công cụ nhắc việc hữu ích cho bạn. Như một người bạn đáng tin cậy, sổ ghi chép giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

Thường thì sau một ngày làm việc, bạn vẫn có thói quen tổng kết lại xem mình đã làm được những gì trong ngày. “Công cụ” này sẽ giúp bạn nắm được cụ thể mình đã “tiêu” thời gian như thế nào, từ đó có thể định tính xem quĩ thời gian tương ứng để làm những công việc đó có hữu ích hay không. Chắc chắn nhiều lần sau khi tính toán bạn không khỏi bất ngờ vì mình đã dành quá nhiều thời gian cho những việc không đâu.

Tại sao phải ghi chép

Chỉ với một cuốn sổ nhỏ, bạn có thể cầm theo và ghi chép mọi lúc mọi nơi, thật tiện lợi và hữu ích thay vì cứ phải cố gắng nhớ xem mình đã làm những gì và cần làm những gì. Thói quen ghi chép hằng ngày giúp bạn củng cố được kỹ năng tổ chức công việc một cách khoa học và lôgic. Nó cũng giúp bạn lập cho mình những kế hoạch điều chỉnh phù hợp – điều mà nếu chỉ dùng trí nhớ, sẽ không thể kiếm soát được. Từ đó, bạn sẽ thấy được thời điểm nào trong ngày là thời điểm bạn làm việc tốt và hiệu quả nhất để tận dụng tối đa khoảng thời gian ấy, và ngược lại thời điểm nào bạn làm việc chưa hiệu quả để tìm cách khắc phục. Có câu nói: “Nếu bạn quản lý thời gian tốt, bạn sẽ có tất cả.” Vậy hãy bắt đầu lên kế hoạch quản lý thời gian của mình ngay từ bây giờ bằng việc ghi chép lại tất cả những gì mình đã làm được, bạn nhé!