Tại sao lại đặt tên là lớp giáp xác

Bảng ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác

STT Các mặt có ý nghĩa thực tiễn Tên các loài ví dụ Tên các loài có ở địa phương
1 Thực phẩm đông lạnh tôm sú, tôm he tôm sú
2 Thực phẩm khô tôm he, tôm bạc tôm bạc
3 Nguyên liệu để làm mắm tôm, tép, cáy tôm, tép
4 Thực phẩm tươi sống tôm ,cua, ghẹ, ruốc tôm, cua
5 Có hại cho giao thông thủy sun sun
6 Kí sinh gây hại cá chân kiếm kí sinh chân kiếm kí sinh

Các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

Động vật giáp xác hay động vật vỏ giáp

1. Động vật giáp xác là gì?

Động vậtgiáp xáccòn gọi làđộng vật vỏ giáphayđộng vậtthân giáp là một nhóm lớn cácđộng vật chân khớpthường được coi như là một phân ngành, sống ở nước, hô hấp bằng mang.

Động vật giáp xác hay động vật vỏ giáp.

Hầu hết các loài giáp xác sống ở biển, bên cạnh đó cũng có nhiều loài sống ởnước ngọtMột vài nhóm giáp xác sống ở trên cạn không phải là nhữngđộng vậtthực sựthành côngvề mặt tiến hóa vì hầu hết chúng vẫn đòi hỏi mộtmôi trườngẩm ướt để tồn tại.

2. Hình dạng

Tất cảđộng vậtgiáp xác có hình dạng phần đầu-ngực giáp với nhau, cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằngkitin, nhờ lớp vỏ thấmcanxivà vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp, có loại vỏ có màu rất đẹp hay rất mỏng manh và trong suốt.

Loài giáp xác sinh sản hữu tính

Cũng như tất cả các thành viên khác trong ngànhđộng vật chân đốt, giáp xác trưởng thành có cơ thể và chân phân đốt. Các đốt thường liên kết lại tạo thành 2 phần phân biệt là đầu-ngực và bụng.

Phần lớn động vật giáp xác trong nhóm lớn có phần đầu và ngực hợp lại thành phần đầu-ngực, phần này đượcbảo vệbởi một phần của bộ xương ngoài khá lớn và được gọi là giáp đầu ngực. Trên đầu có hai cặp râu, một mắt điểm, hai mắt kép và 3 cặp phụ miệng.

Loài giáp xác sinh sản hữu tính

Các phần phụ của giáp xác đã trải quaquá trình tiến hóađể thích nghi một cách đa dạng với các chức năng khác nhau như: Bơi, bò, cơ quan cảm giác. Nhiều loài có cặp chân ngực thứ nhất biến đổi thành vuốt hoặc càng.

Các mang thường được gắn ở phần gốc của các cặp chân ngực, vận động của chân ngực sẽ tạo dòng nước chảy qua mang, giúp cho quá trình hô hấp diễn ra.

3. Vai trò của lớp giáp xác

Hầu hết giáp xác là có lợi như : tôm sông, tôm hùm, tôm hẹ, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy... Một số giáp xác có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế một số nhỏ giáp xác có hại như : truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.

4. So sánh các phần cơ thế của lớp giáp xác với lớp hình nhện

Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

5. Câu hỏi trắc nghiệm vềđa dạng và vai trò của lớp Giáp xác

Câu 1:Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

A. Truyền bệnh giun sán.

B. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.

C. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2:Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.

B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.

C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.

D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.

Câu 3:Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người?

A. Sun và chân kiếm kí sinh

B. Cua nhện và sun

C. Sun và rận nước

D. Rận nước và chân kiếm kí sinh

Câu 4:Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?

A. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.

B. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.

C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.

D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.

Câu 5:Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?

A. Sống ở nước ngọt, cố định.

B. Sống ở biển, di chuyển tích cực.

C. Sống ở biển, cố định.

D. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.

Câu 6:Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.

B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.

C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.

D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.

Câu 7:Ở cua, giáp đầu – ngực chính là

A. mai.B. tấm mang.C. càng.D. mắt.

Câu 8:Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?

A. Sinh sản nhanh.

B. Sống thành đàn.

C. Khả năng di chuyển kém.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9:Động vật nào dưới đây không sống ở biển?

A. Rận nước.B. Cua nhện.

C. Mọt ẩm. D. Tôm hùm.

Câu 10:Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Lớp Giáp xác có khoảng … loài.

A. 10 nghìnB. 20 nghìn

C. 30 nghìnD. 40 nghìn

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D B A B C
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D A A C B

Động vật giáp xác (Crustacea) còn gọi là động vật vỏ giáp hay động vật thân giáp là một phân ngành động vật Chân khớp lớn và đa dạng gồm hơn 44.000 loài như cua, tôm hùm, tôm càng, tôm, tôm nước ngọt, lân hà, Oniscidea và hà biển.[1] Chúng thường sống dưới nước và hô hấp bằng mang. Đa số các loài giáp xác sống ở biển, bên cạnh đó cũng có nhiều loài sống ở nước ngọt. Một vài nhóm giáp xác sống ở trên cạn không phải là những động vật thực sự thành công về mặt tiến hóa nhưng hầu hết chúng vẫn đòi hỏi một môi trường ẩm ướt để tồn tại. Rận nước có kích thước khoảng 2mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Rận nước mùa hạ chỉ sinh sản toàn con cái, là thức ăn chủ yếu của cá.

Phân ngành Giáp xác
Thời điểm hóa thạch: 511–0triệu năm trước đây

TiềnЄ

Є

O

S

D

C

P

T

J

K

Pg

N

Kỷ Cambri - Gần đây
Tại sao lại đặt tên là lớp giáp xác

Abludomelita obtusata (Amphipoda)

Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Brünnich, 1772
Các lớp và phân lớp

  • Lớp Branchiopoda (Chân mang)
Phân lớp Phyllopoda Phân lớp Sarsostraca
  • Lớp Remipedia (Chân chèo)
Bộ Enantiopoda Bộ Nectiopoda
  • Lớp Cephalocarida (Giáp đầu)
Bộ Brachypoda
  • Lớp Maxillopoda (Chân hàm)
Phân lớp Mystacocarida (Râu phiến) Phân lớp Copepoda (Chân kiếm) Phân lớp Branchiura (Mang đuôi) Phân lớp Pentastomida Phân lớp Tantulocarida
  • Lớp Ostracoda (Giáp trai)
Bộ Metacopina Phân lớp Myodocopa Phân lớp Podocopa
  • Lớp Malacostraca (Giáp mềm)
Phân lớp Eumalacostraca Phân lớp Hoplocarida Phân lớp Phyllocarida
  • Lớp Thecostraca
Phân lớp Ascothoracida Phân lớp Cirripedia Phân lớp Facetotecta

Mục lục

  • 1 Kích thước
  • 2 Hình dạng
  • 3 Sinh sản
  • 4 Lịch sử địa chất học
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Kích thướcSửa đổi

Động vật giáp xác có thể được chia thành hai nhóm chính dựa trên kích thước của chúng.

  • Nhóm có kích thước lớn: Bao gồm các đại diện của các lớp Branchiopoda (Chân mang), Copepoda (Chân chèo), Cirripedia (Chân tơ)
  • Nhóm có kích thước nhỏ: Bao gồm các loài có kích thước hiển vi cho tới kích thước khoảng 5cm. Hầu hết các loài này sống ở biển và là thành phần quan trọng của sinh vật phù du, đóng vai trò lớn trong chuỗi thức ăn.

Nhiều loài chân chèo là nguồn thức ăn cho cá nhỏ, thậm chí chúng là những con vật ký sinh trên da hay mang cá. Trong nhóm này, được biết rõ nhất là các thành viên trong giống Daphnia (rận nước) và Cyclops (thuộc bọ chân chèo).

Bộ chân đều (Isopoda) là nhóm duy nhất có đại diện là thành viên trên cạn thực sự. Trong nhóm này có thể kể đến rận cây, mọt gỗ, hay rệp tròn. Những sinh vật nhỏ này có thể được tìm thấy ở dưới các khúc cây đổ, dưới các tảng đá và những nơi ẩm thấp khác. Khi bị làm phiền chúng thường cuộn người lại vào bên trong bộ xương ngoài (lớp vỏ kitin).

Hình dạngSửa đổi

Tất cả động vật giáp xác có hình dạng phần đầu-ngực giáp với nhau, cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm calci và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp, có loại vỏ có màu rất đẹp hay rất mỏng manh và trong suốt (như ở rận nước). Vì lớp vỏ cố định nên nó phải được thay thế định kỳ khi con vật tiến hành quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng bơi tự do cho đến khi trưởng thành) hay chỉ đơn giản là phát triển nhô ra ngoài lớp vỏ. Dạng ấu trùng bơi tự do đặc trưng cho giáp xác được gọi là ấu trùng Nauplius, là dạng có cơ thể không phân đốt, một mắt và 3 cặp chân giả.

Cũng như tất cả các thành viên khác trong ngành Động vật chân đốt, giáp xác trưởng thành có cơ thể và chân phân đốt. Các đốt thường liên kết lại tạo thành 2 phần phân biệt là đầu-ngực và bụng. Phần lớn động vật giáp xác trong nhóm lớn có phần đầu và ngực hợp lại thành phần đầu-ngực, phần này được bảo vệ bởi một phần của bộ xương ngoài khá lớn và được gọi là giáp đầu ngực. Trên đầu có hai cặp râu, một mắt điểm (điểm mắt), hai mắt kép và 3 cặp phụ miệng. Các phần phụ của giáp xác đã trải qua quá trình tiến hóa để thích nghi một cách đa dạng với các chức năng khác nhau như: bơi, bò, cơ quan cảm giác. Nhiều loài có cặp chân ngực thứ nhất biến đổi thành vuốt hoặc càng. Các mang thường được gắn ở phần gốc của các cặp chân ngực, vận động của chân ngực sẽ tạo dòng nước chảy qua mang, giúp cho quá trình hô hấp diễn ra.

Sinh sảnSửa đổi

Trừ chân mang là phân lớp nguyên thủy có sinh sản đơn tính, còn lại hầu hết lớp giáp xác đều sinh sản hữu tính, có giới tính phân chia rõ ràng. Nhiều loài trứng được giữ ở dưới các đốt bụng của con cái.

Lịch sử địa chất họcSửa đổi

Mặc dù các hóa thạch giáp xác hiếm hơn so với trùng ba lá nhưng số lượng các dạng của chúng khá phổ biến trong các lớp địa chất thuộc kỷ Creta cũng như trong Đại Tân sinh. Hầu hết những giáp xác nhỏ như tôm có bộ xương ngoài khá mỏng manh, do vậy các hóa thạch của chúng thường không đầy đủ. Tuy nhiên, các nhóm giáp xác như cua và tôm hùm có bộ xương ngoài dày hơn và nó thường được làm cứng bởi CaCO3, do vậy các hóa thạch của chúng thường tốt hơn. Các hóa thạch của động vật hầu như rất hiếm và người ta biết rất ít về lịch sử của chúng từ Đại Trung sinh trở về trước. Các mẫu được bảo tồn tốt nhất được tìm thấy trong các hóa thạch thuộc kỷ Creta và Đại Tân sinh.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Calman, William Thomas (1911). “Crustacea”. Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 7 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr.552.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • ITIS Taxonomy Lưu trữ 2006-02-17 tại Wayback Machine Taxonomic Serial No.: 83677
  • Crustacea.net, an online resource on the biology of crustaceans
  • Cyclops, fresh water crustacean (copepod)