Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Đức Phật

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Từ điển

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Giáo hội

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Chùa

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Sách

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Tăng sỹ

“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong”/Xuân mới đến, đón cành hoa mai, cùng muôn hoa mới nở rộ trước ngõ đừng nuối tiếc cành hoa mai và vạn bông đã tàn từ xuân trước.

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
 
Huế ơi! Mình không về mô

“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Sông An Cựu nắng đục mưa trong”.

Xuân mới đến, đón cành hoa mai, cùng muôn hoa mới nở rộ trước ngõ đừng nuối tiếc cành hoa mai và vạn bông đã tàn từ xuân trước.

Tuy nhiên, thoáng một chút, tâm tê bỗng dưng vượt không gian và thời gian và lòng nớ tự dưng thả hồn đi lạc về lối cũ nên thơ rồi thì vượt quá thời gian lướt qua trong ba ngày Tết hiện tại vô thường. 

Ngã tánh mình vẫn đa tình trẻ trung quá - đang - qua ba thì như lão tùng lãng mạn lai.

Ái tình là cái chi chi? Dù có chi chi thì tâm lòng này vẫn chi chi với tình.


Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Hoa Ngô Đồng nở trộ trong hoàng cung

Lòng cứ hẹn, chưa chịu về thăm Huế

Phương Nam hành đành vỗ điệu du ca

Lang thang mãi mái hiên đời quạnh quẽ

Lá hoa cồn hồn lạc nẻo quê xa...

Màu tím - Huế - tóc thề, thời trẻ dại

Thuở yêu người say đắm lắm tơ vương

Tình Tôn Nữ gió lùa mùa bưởi ngái

Mở ra rồi khép lại, mãi còn hương!

Huế vẫn đợi người về tay gõ cửa

Qua bao mùa xuân hạ nhớ thu đông

Người cứ hẹn, tháng năm dài lần lữa

Chưa quay về thăm lại một dòng sông!

Lạnh lưa thưa mưa ướt dầm mái phố

Gió lay phay day dứt ở trong lòng

Người nhớ Huế, răng không về thăm Huế

Nhắn giùm ai, mai nở, mạ chờ mong...!

theo tĩnh mịch ngược nguồn

chuông vọng thức kinh cầu!

Thơ: Cao Nguyên

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
 

Huế trong tim đêm mơ ngày ảo.

Nhớ Huế răng không về thăm Huế?

Tiếng chuông chùa ngân trầm mõ kinh,

Tết về, Cha ngóng, Mạ chờ trông.

Hỡi cây mai, cây phượng Huế ở ngoài cươi bên tê, đừng thắc mắc là tui đi mô mà đi mãi khôn về. Tui sẽ khôn về mô nhưng còn bọ ở bên nớ, khi Hạ đến hay Xuân về, dù mưa hay nắng, “bui” hay buồn, xin đừng quên nở trộ (rộ) hoa vàng đỏ thắm rực rỡ, đẹp dữ sợ nghe chưa.

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
 

Mình đi qua chốn vô thường 

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

“Mình là Mình, Mình ơi! Mình thương là thương tiếng gọi của Mình là Mình, Mình ơi. Mình đi mô mà đi riết quên lời. Lời xưa Mình Ta ước hẹn. Đôi Mình là một, trọn đời một lòng sắt son”. (Phóng theo ý của lời bài hát “Mình ơi!”, Tác giả Diệu Hương)

Mình là mình mình ơi! Mình Ta cách biệt hồi mô?

Mình mỏng manh như chiếc đò con, cô đơn giữa lòng sông, khoan thai khua mái chèo, tiếng bì bõm trôi theo vận nước. 

Giọng ca mình thanh trầm ngân xa trên sông hát điệu Nam Bình và điệu hò giã gạo dưới ánh chiều tà, hay dưới trăng tròn lấp loáng, thắp sáng sông Hương.

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
 

Mình đẹp buồn, ướt át, dịu dàng, thơ mộng trong không gian mờ ảo, bàng bạc hư vô, quyện trong sương khói thời gian với điệu hò mái nhì liêu trai, lẳng lơ tình tứ, văng vẳng như xa như gần, khi nhặt khi khoang, ngân dài trầm bổng trên sông Hương.

Tiếng hò mái nhì của Mình trong đêm thanh vắng nghe như ai oán, da diết nhưng thật hiền lành, tình tứ. Điệu hò của mình đượm ân tình, hò hẹn, nhớ thương, nhẹ nhàng trách móc, thở than với lời thơ ngọt ngào, mặn mòi ngân vọng, chậm rãi, khoan thai, dàn trải rộng ra bao trùm không gian.

Mình với tư thế hai tay khoa mái chèo, eo thon đưa tới trước và chân đẩy ra theo cùng nhịp với tiếng nước từ mái chèo khuya.

Ui chao ơi! Tiếng mái chèo khua nước đó như khắc sâu vào tâm khảm cùng với dáng của Mình đài cát, điệu rơi điệu rụng. 

Mình thẫn thờ, ngơ ngẩn, mê đắm, nghễ cái dung nhan của mình đẹp thanh cao như tiên. Răng mà dữ thương, liêu trai chi lạ rứa?

Ôi chu chao ơi! Răng mà giọng hò tái tê nghe tưởng như day dứt, nhưng bình an dữ sợ cứ như chúng mình cùng đang thả hồn, dập dìu trôi trên vợn nước, rêu xanh, vui đùa, bơi lội trong tuổi thần tiên của những ngày xưa mộng mơ, đầy hạnh phúc nớ.

Chúng Mình xướng qua họa lại, hơi hò thăng trầm ngân vang, cao vút, vang vọng khắp bến nước sông Hương, từ bến Vân Lâu, đến bến Chi Lăng, Gia Hội, bãi Dâu, cồn Hến, Vỹ Dạ, Bạch Thổ, Kim Lăng, Nguyệt Biều, An Cựu, Đập Đá, Chợ Cống, Truồi, đồi Vọng Cảnh, Ngã Ba Sình, phá Tam Giang, vùng Cầu Hai, Nước Ngọt,...

Mình là linh hồn, là hơi thở, là nhịp sống của đất thần kinh, của miền Thùy Dương ngọt ngào, bóng mát.

Mình bây chừ cũng là nhịp đập của tâm thần kinh, là hơi thở của lòng Huế, vượt không thời gian, bàng bạc khắp nơi trên thế giới.

Mình, mình ơi! Mà “Ta” cũng chính là “Mình”. Mình vẫn luôn “hiện hữu” trong Ta. Ta hồi mô cũng luôn luôn ở trong tâm lòng Mình. Mình là Ta. Ta là mình. Mình là mình! Mình có bò đi mô mà không có Mình?

Mình là Mình, Mình ơi! Mình thương là thương tiếng gọi vô thường của Mình là Mình, Mình ơi. Đôi Mình luôn luôn là một, trọn đời một tâm lòng sắt son bất nhị.

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo
 

Mình hỏi, răng không về bên ni?

Mình nhón gót dòm trước trộ sau.

Mình ơi! Mình đang ở bên ni.

Mình ơi! Răng mà qua bên nớ?

Mình dòm bên ni ngóng bên nớ.

Mình ơi! Mình đang ở bên nớ.

Mình ơi! Mình không đi không đến

Mình không qua bến nớ bờ ni

Mình không lại ngoài tê trong nớ.

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

  • Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

  • Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

  • Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Vì sao núi Ngự Bình trước tròn sau méo