Thành tựu đặc sắc của người âu lạc là gì

Bài  Lịch sử 4: Nước Âu Lạc. Giải câu 1, 2, bài tập lí thyết trang 17 . Xác định vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình, bài 1)…

Xác định vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình, bài 1)

Vùng Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình 1, bài 1) ngày nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội


Bài 1: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ?

Thành tựu đặc sắc của người âu lạc là gì

Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Nhà nước Âu Lạc ra đời từ đó


Bài 2: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?

Thành tựu đặc sắc của người âu lạc là gì

Kì thuật chế tạo ra nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa kiên cố là những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc.

Câu hỏi:

18/06/2021 483

A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

B. Xây dựng được thành Cổ Loa.

C. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa.

Đáp án chính xác

D. Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

Trả lời:

Thành tựu đặc sắc của người âu lạc là gì
Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Câu trả lời này có hữu ích không?

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dưới thời “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước?

Câu 2:

Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét?

Câu 3:

Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:

Câu 4:

Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?

Câu 5:

Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp?

A B
a) Ruộng bậc thang 1. Là nơi có dân cư đông đúc nhất nước ta.
b) Đất ba dan, tơi xốp 2. Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
c) Dân tộc Thái, Dao, Mông 3. Sống ở Hoàng Liên Sơn.
d) Đồng bằng Bắc Bộ 4. Được làm ở sườn đồi, núi.

Câu 6:

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm?

Câu 7:

Điền các từ ngữ: (đến đánh, đặt chuông lớn, cầu xin, vua) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:

Vua Trần cho .................................ở thềm cung điện để dân ................ khi có điều gì ...................... hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc ........... và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.

Câu 8:

Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?

Câu 9:

Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?

Câu 10:

Nêu đặc điểm chính của dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 11:

Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

Câu 12:

Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

Câu 13:

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào?

Câu hỏi: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?

Trả lời: 

Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là:

- Dưới chướng của An Dương Vương có các tướng tài như: Cao Lỗ, quân đội được tổ chức, trang bị tinh nhuệ. 

- Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

- Việc xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, theo kiến trúc hình xoáy ốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nhà nước Âu Lạc các em nhé!

1. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nhờ vậy, vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò khá phát triển.

- Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

- Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Tên nước Âu Lạc gồm hai thành tố Âu (Tây Âu, Âu Việt) và Lạc ( Lạc Việt), phản ánh sự liên kết hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và các địa phương vẫn do lạc tướng cai quản. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính, tiêu diệt, mà là một sự hợp nhất cư dân và đất đai của Lạc Việt và Tây Âu, của Hùng và Thục. Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục và cao hơn nước Văn Lang. Cũng vì vậy, không những người Tây Âu, mà cả người Lạc Việt và con cháu của họ đều coi An Dương Vương Thục Phán là một vị anh hùng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

2. Sự phát triển của nước Âu Lạc

- Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng, do Bồ chính (già làng) cai quản.

- Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

- Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc). Nhờ vậy, nhiều lần nhân dân Âu Lạc đã đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà.

- Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc có các tầng lớp, vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

- Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

- Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

- Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. Dần dần hình thành một số tục lệ : cưới xin, ma chay ; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và nước Âu Lạc, nhưng có những bước phát triển mới về một số mặt. Đặc biệt do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc.

- Một cải tiến vũ khí quan trọng của thời kỳ này là việc sáng chế ra loại nỏ bắn một lần nhiều phát tên, thường gọi là nỏ liễu hay loại nỏ liên châu. Loại vũ khí mới lợi hại đó đã được thần thánh hóa thành “nỏ thần” (thần nỗ) trong truyền thuyết dân gian. Năm 1959, khảo cổ học đã phát hiện được ở Cầu Vực, phía nam thành Cổ Loa, cách thành ngoại vài trăm mét, một kho mũi tên đồng gốm hàng vạn chiếc. Đó là một loại mũi tên gồm đầu tên có ba cạnh và chuôi dài cắm vào tên. Rải rác nhiều nơi.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 4 hay nhất