Tại sao lại bị lưu thai

Tại sao lại bị lưu thai
Tại sao lại bị lưu thai

Tìm hiểu chung

Thai chết lưu là tình trạng gì?

Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Hầu hết phụ nữ có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu thai chết lưu được gây ra bởi rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần nữa sẽ ít. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ cao hơn. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu của tình trạng thai chết lưu là gì?

Triệu chứng của thai chết lưu là thai sẽ chết sau 24 tuần thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thai chết lưu?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể;
  • Dây rốn bất thường. Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai;
  • Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường. Trong tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm;
  • Bệnh lý ở người mẹ như tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật;
  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng;
  • Thiếu dinh dưỡng;
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ;
  • Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide;
  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.

Khoảng một nửa số thai chết lưu có liên quan đến các biến chứng nhau thai, điều này có nghĩa là vì một số lý do nào đó mà nhau thai (cơ quan liên kết nguồn cung cấp máu của thai và của mẹ cũng như nuôi dưỡng thai trong bụng mẹ) không hoạt động đúng.

Khoảng 10% trường hợp thai chết lưu là do một số loại dị tật bẩm sinh. Một tỷ lệ nhỏ của thai chết lưu là do vấn đề về sức khỏe của người mẹ, ví dụ như tiền sản giật hoặc các vấn đề khác như chấn thương và nhiễm trùng dây rốn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng thai chết lưu?

Thai chết lưu có thể ảnh hưởng bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thai chết lưu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị thai chết lưu như là:

  • Từng bị thai chết lưu;
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy;
  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì;
  • Dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thai chết lưu?

Nếu bạn nghi ngờ em bé có thể đã chết trong thai kỳ, bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị Doppler cầm tay hoặc siêu âm để kiểm tra nhịp tim của thai. Nếu thai nhi đã chết và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ cho bạn thời gian để suy nghĩ muốn làm gì tiếp theo. Bạn có thể chọn chờ đợi để chuyển dạ tự nhiên hoặc chuyển dạ bằng thuốc.

Nếu sức khỏe của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng, bác sĩ cần phải lấy em bé càng sớm càng tốt. Hiếm có trường hợp thai chết lưu nào được lấy ra bằng thủ thuật mổ lấy thai. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm để tìm ra nguyên do thai chết lưu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thai chết lưu?

Sau khi thai chết lưu, nhiều phụ huynh muốn xem và giữ lại em bé. Bạn có thể đặt tên cho con và xây dựng những kỷ niệm bằng cách chụp hình lại hay giữ một lọn tóc, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Tìm hiểu nguyên do dẫn đến tình trạng thai chết lưu có thể xoa dịu nỗi đau và cung cấp thông tin nếu bạn muốn có thai trong tương lai, do đó bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra lý do tại xảy ra tình trạng này.

Bác sĩ sẽ thảo luận về các kết quả kiểm tra và khám nghiệm tử thi (nếu bạn quyết định thực hiện) trong một cuộc hẹn theo dõi vài tuần sau khi sinh. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về các tác động có thể xuất hiện trong lần mang thai tiếp theo.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Ngừng hút thuốc;
  • Tránh uống rượu và các loại thuốc trong khi mang thai, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu;
  • Khám thai đầy đủ để nữ hộ sinh có thể theo dõi sự phát triển và sức khỏe của em bé.

Thai chết lưu và sẩy thai muộn có thể làm suy sụp bố mẹ của em bé và các thành viên trong gia đình bao gồm cả trẻ em và bạn bè. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ, nữ hộ sinh cộng đồng và người thăm hỏi sức khỏe hoặc với các bậc bố mẹ khác đã bị mất em bé. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ để giúp đỡ bạn. Các nhóm này là những cha mẹ, những người đã trải qua tình trạng thai chết lưu, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như nhân viên hỗ trợ trẻ em hoặc nữ hộ sinh chuyên khoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các chuyên gia chỉ ra rằng có 3 nhóm nguyên nhân thai chết lưu phổ biến: Từ phía mẹ hoặc xuất phát từ phía thai nhi hay do thành phần phụ của thai.

Biết được chính xác nguyên nhân thai chết lưu sẽ giúp mẹ hạn chế và tránh lặp lại thêm một lần nữa ở lần mang thai tiếp theo. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai chết lưu sau khoảng 6 tháng mẹ mới nên có bầu lần nữa.

Thai chết lưu được hiểu là các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung.

Với trường hợp thai lưu khi mới được 1-2 tháng có thể tự tiêu biến mà đôi khi mẹ cũng không rõ mình có thai. Nếu thai đã lớn khoảng 3- 6 tháng thì gọi là tình trạng sảy thai. Thời gian từ khi thai chết đến lúc sảy ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi càng lớn thì thời gian lưu lại trong dạ con càng ngắn.

Tại sao lại bị lưu thai
Biết nguyên nhân thai chết lưu sớm mẹ sẽ có cách để bảo vệ thai kỳ an toàn

Càng phát hiện sớm tình trạng này để bác sĩ can thiệp thì sẽ hạn chế ảnh hưởng không hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người mẹ. Nếu để muộn cũng có thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh mẹ cần biết những nguyên nhân có thể khiến thai lưu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu nhưng theo nghiên cứu thì có 3 nhóm nguyên nhân chính mà mẹ cần biết để tránh đó là:

Nguyên nhân thai lưu đến từ mẹ

Khi quyết định mang thai mẹ cần chú ý tới sức khỏe của bản thân. Khi đã có tin vui càng cần chú ý kiêng khem để không xảy ra những điều đáng tiếc.

  • Mẹ mắc bệnh mãn tính: Những bệnh như tiểu đường, suy thận, bệnh tim, tuyến giáp và bệnh huyết áp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm trùng: Cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng và lây lan sang thai nhi dẫn đến thai ngừng phát triển.
  • Bất thường ở tử cung: Những dị dạng ở tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm thai ngừng phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do tai nạn: Điều kiện sống không đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hoặc người mẹ bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người mẹ lớn tuổi: Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 thường gặp nguy cơ biến chứng cao trong thai kỳ.
  • Nhiễm độc thai nghén: Đây là một bệnh lý do thai gây ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi.

Nguyên nhân thai lưu đến từ thai nhi

Những nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi mẹ không kiểm soát được, nếu có bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ thông báo quá những lần siêu âm.

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường dễ bị sảy, chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.
  • Bất thường ở dây rốn, bánh nhau: Những dị tật nào đó ở bánh nhau và dây rốn khiến thai không lấy được chất dinh dưỡng và không phát triển được.
  • Thai dị dạng: Não úng thuỷ, vô sọ, phù rau thai.
  • Khác biệt nhóm máu giữa mẹ và con: Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh và thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.
  • Thai quá tháng: Dù đã được 40 tuần thai nhưng mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này bánh rau bị lão hoá, thai không thể lấy được không khí và dinh dưỡng từ người mẹ, nếu không được xử trí kịp thời thì sẽ dẫn đến việc thai bị chết lưu.
  • Đa thai: Những mẹ mang song thai hoặc đa thai cần chú ý khám sức khỏe thường xuyên vì thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng trong quá trình thai phát triển và có một thai bị chết khi còn bé, rồi tiêu đi mà không hề có biểu hiện lâm sàng nào, trong khi đó, thai bên cạnh vẫn tiếp tục phát triển bình thường.

Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính trên thì thai lưu có thể xảy ra khi thai nhi có những bất thường ở dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép… Hoặc những bất thường ở bánh rau như bánh rau bị xơ hoá, bị bong, u mạch máu màng đệm…

Sau thai lưu bao lâu nên có thai lại?

Khi được chuẩn đoán thai lưu mẹ nên đến bệnh viện để cho thai ra bằng các phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây sẩy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai.

Nếu muốn sớm có thai lại mẹ cũng cần một khoảng thời gian từ 3-6 tháng để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Khi bạn cảm thấy có ham muốn tình dục trở lại là lúc bạn có thể giao hợp được.

Mục đích

Tại sao lại bị lưu thai

Tại sao lại bị lưu thai

Tại sao lại bị lưu thai

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Ngoài ra trong thời gian chờ có thai lại, vợ chồng nên làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Chú ý chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin có nhiều trong rau quả tươi.

Biết được nguyên nhân thai chết lưu là cách để phòng tránh hiện tượng này tốt nhất. Ngoài ra khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám ngay để được các bác sĩ trợ giúp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.