Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Phần 1 . Lực lượng hai bên .

Lực lượng quân đội Trung Quốc

Lực lượng chính trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 là 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng. Cụ thể :

– Quân đoàn 11 gồm 3 sư đoàn bộ binh (31, 32, 33) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

– Quân đoàn 13 gồm 3 sư đoàn bộ binh (37, 38, 39) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

– Quân đoàn 14 gồm 3 sư đoàn bộ binh (40, 41, 42) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

– Quân đoàn 41 gồm 3 sư đoàn bộ binh (121, 122, 123) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

– Quân đoàn 42 gồm 3 sư đoàn bộ binh (124, 125, 126) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

– Quân đoàn 43 gồm 3 sư đoàn bộ binh (127, 128, 129) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

– Quân đoàn 50 gồm 3 sư đoàn bộ binh (148, 149, 150) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.
– Quân đoàn 54 gồm 3 sư đoàn bộ binh (160, 161, 162) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

– Quân đoàn 55 gồm 3 sư đoàn bộ binh (163, 164, 165) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

– Sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20).

– Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.

– Sư đoàn pháo binh số 1.

– Sư đoàn pháo binh số 7.

– Sư đoàn phòng không 65.

– Sư đoàn phòng không 70.

– Trung đoàn xe tăng độc lập của quân khu Côn Minh.

Tổng cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công binh, thông tin, vận tải…), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau.

Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm Dương… tham gia tăng cường.

Lực lượng trên hướng Quảng Tây do tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) – tư lệnh quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

– Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128, 148, 161, 163, 164, 165.

– Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh : 58, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 129, 150, 160, 162.

– Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.

Lực lượng trên hướng Vân Nam do tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) – tư lệnh quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

– Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 149.

– Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33.

– Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.

Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có quân số lý thuyết khoảng 50.000 người, gồm 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có quân số lý thuyết khoảng 13.000 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn xe tăng. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 không có trung đoàn xe tăng. Trong quá trình chiến đấu một số đơn vị được tăng cường, ví dụ như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).

Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1 (tư lệnh thiếu tướng Đàm Quang Trung) và Quân khu 2 (tư lệnh thiếu tướng Vũ Lập), gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Hà Tuyên (Hà Giang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Cụ thể :

Trên mặt trận biên giới Đông Bắc – Quân khu 1 :

– Lạng Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 3 (eBB2, eBB12, eBB141, ePB68) trên hướng Đồng Đăng và sư đoàn bộ binh 338 (eBB460, eBB461, eBB462, ePB208) trên hướng Đình Lập.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 123 trên hướng Lộc Bình và trung đoàn bộ binh 199 trên hướng Thất Khê, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng một số tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 12, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trên hướng Lạng Sơn còn có các đơn vị binh chủng khác như tiểu đoàn 3 pháo M46 130mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 166 (Quân khu 1), trung đoàn phòng không 272 (Quân khu 1), một bộ phận của trung đoàn xe tăng 407 (Quân khu 1) và các đơn vị công binh, thông tin, vận tải…

Trong chiến đấu, Lạng Sơn được tăng cường các lực lượng từ tuyến sau như : sư đoàn bộ binh 327 (eBB42, eBB54, eBB75, ePB120) phòng thủ ở Lộc Bình, sư đoàn bộ binh 337 (eBB4, eBB52, eBB92, ePB108) ở thị xã Lạng Sơn; trung đoàn bộ binh 196 ở Đình Lập cùng một số tiểu đoàn bộ binh; trung đoàn pháo binh 204 (pháo phản lực BM-21) và tiểu đoàn 2 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh) chi viện cho hướng thị xã Lạng Sơn và tiểu đoàn 10 pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) chi viện hướng Đình Lập; một bộ phận của tiểu đoàn phun lửa 902 (trung đoàn phòng hoá 86, BTL Hoá học), cùng một số đơn vị binh chủng khác.

– Cao Bằng :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 346 (eBB246, eBB677, eBB851, ePB188) phòng thủ ở Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hoà An. Ngoài ra có tiểu đoàn đặc công 45 (BTL Đặc công) tham gia phòng ngự và cơ động tập kích địch.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 567 ở Quảng Hoà và trung đoàn bộ binh 852 ở khu vực Tài Hồ Xìn, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trong chiến đấu Cao Bằng được tăng cường trung đoàn bộ binh 529 (fBB311), trung đoàn bộ binh 183, tiểu đoàn 1 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675), tiểu đoàn đặc công 20, một số tiểu đoàn bộ binh – trong đó có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 111 (fBB325/QĐ2) vừa từ chiến trường CPC trở về, và các đơn vị binh chủng.

– Quảng Ninh :

Bảo vệ Quảng Ninh có sư đoàn bộ binh 325B (eBB8, eBB41, eBB288, ePB189) ở Bình Liêu, trung đoàn bộ binh 43, các đơn vị công an vũ trang biên phòng, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Trên mặt trận biên giới Tây Bắc – Quân khu 2 :

– Hoàng Liên Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 345 (eBB118, eBB121, eBB124, ePB190) trên hướng Lào Cai, khi xảy ra chiến đấu có sư đoàn bộ binh 316 thiếu (eBB148, eBB174, ePB187) cơ động về phòng thủ ở Sa Pa.

Lực lượng vũ trang địa phương có 2 trung đoàn bộ binh 192 và 254, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Mường Khương, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Các đơn vị binh chủng có bộ phận của lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2), trung đoàn phòng không 256 (Quân khu 2), các đơn vị công binh, thông tin, vận tải….

Trong chiến đấu Hoàng Liên Sơn được tăng cường lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh) và một số đơn vị bộ binh, binh chủng.

– Lai Châu :

Hướng chiến đấu chủ yếu là Phong Thổ có một bộ phận của sư đoàn bộ binh 326 (eBB19, eBB46, eBB541, ePB200) và trung đoàn bộ binh 98 (fBB316), một bộ phận trung đoàn pháo binh 187 (fBB316), 2 trung đoàn bộ binh 193 và 741, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các đơn vị công an vũ trang, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ. Trong chiến đấu cũng được tăng cường thêm một số đơn vị bộ binh, binh chủng.

– Hà Tuyên :

Trên hướng này chỉ diễn ra các trận tập kích nhỏ của địch (chủ yếu vào các đồn biên phòng), các đơn vị đã tham gia đánh trả là bộ phận thuộc trung đoàn bộ binh 122 cùng các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương, các đơn vị công an vũ trang và lực lượng dân quân tự vệ.

Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh nòng dài, 2 tiểu đoàn đặc công và 25 tiểu đoàn dự nhiệm do các tỉnh tổ chức được đưa lên mặt trận làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.

Ở phía sau, lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 (vừa từ chiến trường CPC về) đã được triển khai. Các đơn vị không quân cũng đã sẵn sàng nhưng về cơ bản các đơn vị này đều chưa tham chiến.

—————————————————-

Phần 2. Tổng quan cuộc chiến

Trước tháng 2.1979, Trung quốc có 3,600.000 quân nhân tại ngũ và 175 sư đoàn tại 11 vùng chiến thuật. Võ khí gồm có 10.000 chiến xa, 20.000 giàn phóng hỏa tiễn, 16.000 cà nông và phương tiện chuyên chở rất lạc hậu. Hải quân có 30.000 thủy thủ, 75 tiềm thủy đỉnh. Hạm đội Bắc Hải có 300 chiến hạm, Đông hải: 450 và Nam hải: 300. Lực lượng không quân có 400.000 phi công, 5000 chiến đấu cơ cũ và lỗi thời, loại Mig 15,17,19 và 80 Mig 21. Đặng Tiểu Bình là Tổng Tư lênh hành quân, với 2 phụ tá Xu Xiangqian và Nie Rongzhen, tướng Gen Biao giữ chức Tham mưu trưởng. Về phía VN, tổng quân số lên đến 600.000 phân chia 200.000 tại Cam bốt, 100.000 tại Lào, 100.000 tại Nam Việt, và 200.000 ở Bắc Việt. Xung quanh Hà nội có 5 sư đoàn và 4 lữ đoàn. Dài theo biên giới Trung hoa, VN có 150.000 dân quân tổ chức thành 6 sư đoàn địa phương và một trung đoàn. Không lực Việt có 300 chiến đấu cơ (70 Mig 19, 21 Mig 17, và một số F 5 tịch thu của Mỹ năm 1975). Hải quân Việt có 2 chiếc PETYA Sô viết với hỏa tiến chống tiềm thủy đỉnh, và 60 tàu tuần tiễu.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

bọc thép TQ tiến vào cao bằng

Cuộc “hành quân sát phạt” kéo dài 16 ngày, chia thành 2 giai đoạn:

1)- Từ 17 đến 26.2.1979. Ngày 17 thàng 2, lúc 5 giờ sáng, theo chiến thuật “biển người”, 100.000 Tàu, được chiến xa hỗ trợ, tràn vào Lạng Sơn, (phía Đồng Đăng), Cao Bằng, Đồng Khê, Mông Cáy, và Lào Cai sau khi pháo kích mãnh liệt. Sự tiến quân, mau lẹ lúc dầu, lần hồi bị địa phương quân Việt chận lại và bao vây. Các đơn vị chính quy VN tập trung về phía Nam Cao Bằng và Lạng Sơn để đánh tiêu hao những sư đoàn đối phương. Số tổn thương của hai bên đều nặng nhưng khó kiểm chứng. Phía Trung quốc chiếm được Lào Cai, Cao Bằng và chuẩn bị tấn công Lạng Sơn nhưng không có ý định tiến về Hà nội. Đồng thời, Bắc Kinh công bố sẽ rút quân đội “sau khi hoàn tất mục tiêu”. Trong thời khoảng đó, Liên Sô đưa 7 chiến hạm tuần tiễu dài theo hải phận VN và ngày 21 tháng 2, gởi tuần dương hạm Sverdlov và một khu trục hạm Krivak vào Nam Hải. Vũ khí Nga được không vận từ Calcutta và một phái đoàn quân sự sô viết bay qua Hà nội. Mạc Tư Khoa yêu cầu Tàu rút binh.

2)- Từ 27.2 đến 5 tháng 3. Chiến cuộc tiếp diễn ở Lào Cai, Cao Bằng và Mông cáy nhưng tập trung mạnh nhất vào Lạng Sơn, cách Đèo Hữu Nghị lối 10 dặm và Hà nội 85 dặm. Với hai sư đoàn mới đến từ Đồng Đăng và Lộc Bình, Trung vất vả tấn công các ngọn đồi quanh tỉnh. Việt chống cự mãnh liệt và còn đột nhập vào ba thị trấn Guangxi, Malipo và Ninping ở bên kia biên giới. Ngày 3 tháng ba , Lạng Sơn thất thủ. Đồng Đăng và Cẩm Dương bị san bằng nhưng các đơn vị Việt tiếp tục đánh tại Lộc Bình và Mông cái. Ngày 5 tháng 3, Chính quyền Bắc Kinh một mặt công bố đã chiếm được các tỉnh lỵ Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và 17 quận, gây thiệt hại nặng cho 4 sư đoàn Việt và mặt khác, cảnh cáo Hà nội không được cản trở sự rút lui của Quân đội Nhân dân Trung quốc. Cùng một ngày, Bắc bộ phủ tổng động viên toàn quốc.

Ngày 7 tháng 3, VN xác nhận đồng ý cho đối phương rút quân “để tỏ thiện chí hòa bình”. Tại Nga, Thủ tướng Kosygin và Tổng bí thơ Brezhnev cực lực lên án Trung quốc, tiếp tục cho không vận võ khí và canh chừng hải phận VN. Cuba cho biết sẵn sàng gởi quân trợ chiến Hà nội. Tại Liên Hiệp Quốc, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, khối Asean kiến nghị đòi “các lực lượng ngoại quốc rút ra khỏi khu vực” mà không lên án Bắc Kinh. Ngày 16.3.1979, không còn đơn vị Tàu cộng nào ở VN. Theo tinh thần kiến nghị Asean thì VN tại Cam Bốt cũng phãi hồi hương quân đội chiếm đóng. Hội Đồng An ninh LHQ rốt cuộc không có ra quyết nghị nào. Một nhà ngoại giao chua chát phê bình: “Khi tranh chấp xẩy ra giữa các đại cường, Liên Hiệp Quốc biến mất!”.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Một tháng phiêu lưu chiến tranh của Trung Quốc xâm lược đã diễn ra như sau:

Trên hướng Lạng Sơn : chúng chia thành ba cánh quân, mỗi cánh từ 1 đến 2 sư đoàn:

-Cánh chủ yếu từ cửa Hữu Nghị thọc theo đường 1A đánh vào thị trấn Đồng Đăng, tiến chiếm Tam Lương là coi như đã hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 1.

-Cánh thứ hai đánh qua bản Sâm vào Cao Lộc, hình thành mũi thọc ngang sườn.

-Cánh thứ ba đánh qua Chi Ma, chiếm Lộc Bình để ép phía đông và nam thị xã Lạng Sơn, hỗ trợ cho cánh chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2 là đánh chiếm thị xã Lạng Sơn. Cả ba cánh quân nói trên đều bị quân dân địa phương của ta chặn đánh, ghìm chân tại chỗ suốt ba ngày liền. Ngày 20-2-1979, chúng phải tăng thêm quân để tăng hiệu lực đột phá. Lần này, chúng mở đợt tiến công rộng ra các điểm cao trên dọc đường 1 để hỗ trợ cho đại quân tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Nhưng mỗi bước tiến của chúng đều bị quân dân ta đánh trả quyết liệt: chúng bị đánh ở khắp nơi, cả phía trước lẫn sau lưng và hai bên sườn đội hình hành quân. Vì vậy cuộc tiến quân của chúng buộc phải nhích lên từng bước rất chậm, có nơi còn bị đẩy lùi.

Nhìn chung, cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt tại các điểm cao 417, 608, 800, 556 và 473. Hàng nghìn tên giặc Trung Quốc xâm lược đã bị diệt trên quãng đường số 1A này. Riêng trong trận đánh địch ngày 27-2-1979, các chiến sĩ ta đã loại trung đoàn 850 của địch ra khỏi vòng chiến đấu. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường số 1B, các chiến sĩ ta đã chặn đứng cả 1 sư đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề.

Riêng trên mặt trận Lạng Sơn, từ ngày 17-2-1979 đến 18-3-1979, gần 19.000 tên giặc Trung Quốc đã bị tiêu diệt; 128 xe quân sự địch (trong đó có 76 xe tăng-xe bọc thép), 98 khẩu pháo, súng cối và hỏa tiễn của địch bị bắn cháy và phá hủy. Quân dân địa phương Lạng Sơn đã thu được hàng trăm súng và nhiều đồ dùng quân sự.

Trên hướng Cao Bằng : địch dùng 2 quân đoàn tăng cường, chia làm hai cánh lớn: một cánh từ tây bắc theo hướng Thông Nông-Hà Quảng và một cánh từ phía đông nam qua Thủy Khẩu-Quảng Hóa vòng lên cùng hợp điểm đánh chiếm tiến công Cao Bằng. Đồng thời, chúng còn cho hai mũi phối hợp tiến công Thất Khê-Na Sầm.

Trong quá trình tiến công, cả hai cánh quân chính đều bị các lực lượng vũ trang địa phương Cao Bằng chặn đánh quyết liệt.

Cánh tây bắc có xe tăng đột phá mở đường bị chặn đánh tại Hòa An. Mũi đánh vào Trà Lĩnh-Trùng Khánh bị đánh ở ngay sát đường biên giới, riêng ở cột mốc 62 chúng bị tập kích mất gần hết 1 tiểu đoàn ở đồi Chông Mu.

Cánh đông nam bị chặn ngay ở đèo Khâu Chia-Phục Hòa. Chỉ trong 5-6 ngày đầu, 1 sư đoàn đã bị thiệt hại nặng mà vẫn không vượt qua được đèo.

Như vậy là toàn bộ các cánh, các mũi của địch đều bị chặn đánh, không những bị đánh trước mặt mà còn luôn luôn bị đánh ngang sườn và sau lưng. Lực lượng vũ trang địa phương của chúng ta tuy ít nhưng đã cùng dân quân, tự vệ giữ vững các chốt chặn địch ở Khau Đồn (tây thị xã Cao Bằng), cầu Tài Hồ Xìn, các chốt đông Nguyên Bình cản phá nhiều đợt tiến công ác liệt của địch cho đến ngày buộc địch phải tháo chạy.

Tổng cộng, trong 30 ngày chiến đấu, quân dân Cao Bằng đã diệt hơn 18.000 tên, bắn cháy và phá hủy 134 xe tăng-xe bọc thép và 23 xe quân sự.

Trên hướng Hoàng Liên Sơn : địch cho nhiều sư đoàn tiến công từ tây bắc vòng qua đông bắc thị xã Lao Cai. Chúng tổ chức thành nhiều mũi đánh vào Bát Xát, Mường Khương và thị xã Lao Cai. Chúng bị chặn đánh ở khu vực Quang Kim, ngã ba bản Phiệt, khu phố Duyên Hải (trong thị xã Lao Cai). Đến ngày 24-2-1979, chúng đã phải tung hết lực lượng dự bị vào chiến đấu, nâng tổng số quân trên hướng Hoàng Liên Sơn lên tới trên 2 quân đoàn.

Tính đến ngày 18-3-1979, ngay trên dải đất Hoàng Liên Sơn đã có hơn 11.500 tên địch bị diệt, 255 xe quân sự địch (trong đó có 66 xe tăng-xe bọc thép) bị phá hủy.

Tại nhiều khu vực khác, quân Trung Quốc xâm lược cũng bị đánh tả tơi.

Ở Lai Châu, 1 quân đoàn địch đã tiến đánh dọc theo đường 10 vào Nậm Cúm-Phong Thổ. Nhưng chỉ hai ngày đầu, chúng đã bị diệt trên 750 tên và 2 tiểu đoàn bị thiệt hại nặng. Ngày 10-2-1979, ở Pò Tô (cạnh đường số 6), 17 đợt tiến công liên tiếp của địch đều bị bẻ gãy. Tới 3-3-1979, cả trận địa pháo địch, gồm 4 giàn hỏa tiễn H12 ở Hội Luông đã bị ta phản pháo hủy diệt.

Ở Quảng Ninh, địch dùng 2 sư đoàn tiến công Thán Phún, Pò Hèn, Đồng Văn và pháo kích vào thị xã Móng Cái. Nhưng tất cả đều bị đẩy lùi. Ở Pò Hèn, chỉ trong ngày đầu, chúng đã bị diệt 450 tên. Ở Thán Phún, chúng tiến công tám lần lên điểm cao 404 song lần nào cũng bị chặn đứng ở chân điểm cao. Vì thế, đến ngày 19-2-1979, chúng đã phải co rút về bên kia biên giới.

Ở Hà Tuyên, khoảng 1 sư đoàn địch định đánh chiếm Đồng Văn-Mèo Vạc-Thanh Thủy, song bị đánh trả mạnh nên không thực hiện được ý định, đành phải rút lui.

Trên toàn chiến trường biên giới, nơi nào quân TQ cũng bị đánh đau nên đến ngày 06/03/1979, chúng buộc phải tính chuyện rút quân. Không rút cũng không được, lúc này VN đã điều các sư đoàn thuộc 2 quân đoàn 2,3 ra phía Bắc. Có những sư đoàn đi bằng máy bay bỏ hết trang bị cá nhân tại phía Nam, bay ra Bắc nhận lại đầy đủ trang bị và lên thẳng biên giới. Các đơn vị thuộc quân đoàn 1 cũng đã áp sát tuyến đầu. Nếu TQ không tuyên bố rút quân thì sẽ phải chịu ” một bài học ” còn nặng nề hơn nữa.

——————————————————————————–

Phần 3. Bất khuất và ghi nhớ .

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

“Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.

Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn.

“Cuộc Chiến 16 Ngày”

Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.

Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.

Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Lặng Lẽ Hoa Đào

Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã.

Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc.

Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “ đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép.

Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy.

Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách.

Huy Đức nguồn : quân sử việt nam

( ct )

Phần 4. Sư đoàn 3 sao vàng hướng Lạng Sơn.

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Pháo 130mm trong chiến dịch HCM

Ngày 1 và 2-3, địch ném thêm lực lượng dự bị vào nhưng thế trận của trung đoàn 12 vẫn được giữ vững. Hàng loạt các trận đánh vận động tiến công, tập kích, phục kích liên tiếp được thực hiện trên các điểm cao 500, 607, 300, đồi Lê Đình Chinh, ngã ba Đồng Uất… tiêu diệt hàng ngàn tên địch. Trong đó trận tập kích điểm cao 500 của đại đội 1 tiểu đoàn công binh sư đoàn và trận phục kích trên đường 1B là những trận đánh xuất sắc.
Rạng sáng ngày 1-3-1979, 20 chiến sĩ đại đội 1 do đại đội trưởng Nguyễn Nho Bông chỉ huy, bằng 1 trận tập kích chớp nhoáng đã đánh thiệt hại nặng 1 đại đội địch, khôi phục lại điểm cao 500 bị chúng chiếm từ mấy hôm trước.

Tiếp đó là những trận phản kích quyết liệt. Địch nhiều lần tổ chức lực lượng đông gấp bội để chiếm lại điểm cao này nhưng đều bị đại đội 1 đẩy bật trở xuống. Đại đội trưởng Nguyễn Nho Bông nhắc anh em bám chắc công sự rồi dẫn theo 2 chiến sĩ tổ chức 1 mũi đánh tạt sườn đội hình tiến công của địch. Với vận động được hơn 20m, 2 chiến sĩ trúng đạn hy sinh. Còn lại một mình, Bông vẫn không từ bỏ mũi tạt sườn mà anh cho rằng chỉ có nó mới đẩy bật được quân địch ra khỏi trận địa của đại đội. Vận động thêm một quãng ngắn nữa, Bông nhìn thấy 1 tên giặc nấp sau một bụi cây đang giương khẩu B41 về phía trận địa ta định bóp cò. Nhanh như cắt, Bông nhào tới giật khẩu súng trên tay nó. Thằng giặc hốt hoảng chồm dậy giằng trở lại. Bông lựa thế, co chân đạp mạnh vào bụng dưới khiến nó kêu rú lên, ngã vật trên mặt đất. Thuận tay, Bông vung khẩu B41 đập một nhát vào đầu nó. Bỗng từ bên phải, 1 tên khác với khẩu CKC đã giương lê nhảy xổ vào Bông. Anh né tránh đường lê rồi rút khẩu K54 bắn vào gáy nó. Cùng lúc, Bông phát hiện 1 khẩu đại liên địch đang thay băng. Anh ném 1 quả lựu đạn diệt luôn ụ đại liên đó.

Bị đánh đứt đôi đội hình một cách đột ngột, địch phải tụt xuống dưới chân điểm cao, bỏ dở cuộc tiến công mà chúng đã nắm chắc phần thắng. Đánh tạt sườn là chiến thuật mà hầu như trận nào Nguyễn Nho Bông cũng thực hiện, có khi chỉ 1 tổ, thậm chí 1 người, và bao giờ cũng đạt được kết quả tốt. Có trận đánh đêm, mũi tạt sườn của Bông đi lẫn vào đội hình địch. Anh em chỉ nghe thấy tiếng Bông thét lớn : “Đánh, nó đấy, bắn đi !”. Tiếng súng rộ lên. Lát sau Bông chạy về, ngón tay út bị gãy nhưng hỉ hả : “Mình với nó rúc chung một chiếc hầm, sờ thấy mũi nhau nên chỉ diệt được 7 tên, tiếc quá !”.

Có thể nói không quá rằng, trong những ngày quần lộn giữa đội hình phản kích của địch, cùng với tinh thần chiến đấu lạc quan, gan dạ của các chiến sĩ trung đoàn 12 và các đơn vị trực thuộc trong sư đoàn, ý chí và hành động chiến đấu của Nguyễn Nho Bông là một biểu hiện hết sức sống động về kảh năng tiến công mưu trí, quyết liệt.

Những năm trước đây, trung đoàn 12 đã biến con đường số 19 thành con đường chết đối với bọn Mĩ-Ngụy-Nam Triều Tiên thì hôm nay, trung đoàn lại biến đường 1B, đường Hoàng Văn Thụ thành mồ chôn xác quân Trung Quốc xâm lược. Sườn phía tây thị xã Lạng Sơn vẫn được trung đoàn 12 giữ vững.

Trụ bám với các chiến sĩ sư đoàn 3 là những trung đội dân quân, những tập thể cán bộ, nhân viên các cơ quan xí nghiệp, các cửa hàng bách hoá huyện, xã. Trên một đoạn sông Kỳ Cùng ở ngầm Khánh Khê, mẹ Lê Thị Lởi, chi hội trưởng phụ nữ xã Nhạc Kỳ, huyện Văn Lãng không sợ hy sinh, ác liệt, ngày đêm bám bến, bám thuyền đưa bộ đội qua sông. Anh em gọi bến đò này là “Bến đò mẹ Lởi”, “Bến đò mẹ Suốt xứ Lạng”. bác nông dân người Tày Hoàng văn Phát, xã Phú Xá đã cùng với du kích ở lại, vừa đánh địch bảo vệ làng bản vừa giã gạo tiếp tế cho bộ đội, khi cần bác trở thành chiến sĩ liên lạc của bộ đội trinh sát trung đoàn. Mặc dù có chỉ thị sơ tán triệt để của tỉnh, huyện nhưng nhiều người dân vẫn tình nguyện ở lại và họ đã trở thành những chiến sĩ bám trụ kiên cường.

Ngày 2-3-1979, Bộ tư lệnh quân đoàn 14 quyết định điều sư đoàn 3 về làm nhiệm vụ cơ động cho quân đoàn. Riêng trung đoàn 12 và các đơn vị phối thuộc ở hướng đường 1B vẫn được lệnh : “Kiên quyết giữ vững trận địa, làm bàn đạp cho quân đoàn mở những đợt phản kích mới”.
Nhận được mệnh lệnh của sư đoàn, đảng ủy và cán bộ chỉ huy trung đoàn 12 hạ quyết tâm “Phòng ngự kiên cường, quyết đường 1B thành mồ chôn xác giặc”. Mọi người đều hiểu bọn giặc đang cố sống cố chết khai thông con đường chiến lược quan trọng này để cơ động lực lượng và phương tiện trong chiến đấu tiến công của chúng. Giữ vững được trục đường 1B, trung đoàn sẽ chặn đứng được cánh quân vu hồi chiến dịch qua Ba Xã-Sài Hồ và Tu Đôn-Đồng Mỏ trong kế hoạch đánh chiếm thị xã Lạng Sơn của chúng.

Thực hiện ý định đó, đêm 2-3, đại đội 51 (tiểu đoàn 5) được lệnh tổ chức 1 trận vận động phục kích ở đông đường 1B, đoạn từ Chốc Bình đến Lũng Pảng. 8 giờ sáng ngày 2-3-1979, gần 100 tên địch lặng lẽ tiến vào hướng phục kích của đại đội, định đánh ngược lên sở chỉ huy trung đoàn 12, phối hợp với cánh quân từ Khôn Làng phát triển xuống.

Khi tốp đi đầu của địch vào cách khẩu đại liên của Hoàng Văn Hùng độ 20m, đại đội phó Nguyễn Văn Đức ra lệnh nổ súng. Cùng lúc, khẩu đại liên của Nguyễn Văn Vượng từ sườn núi quét đạn xuống đội hình địch đang rối loạn. Trận địa cối 60mm cũng bắn chính xác vào khu vực Chốc Bình và chân điểm cao 649, không cho địch rút chạy về phía sau. Đúng lúc đó, các tổ xung kích do chính trị viên Nguyễn Văn Chiến chỉ huy đồng loạt lao thẳng lên mặt đường tiêu diệt địch. Tiểu đội trưởng Trần Trọng Thường và chiến sĩ Nguyễn Hải Đăng dùng lựu đạn, tiểu liên, cuối cùng dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch.

Sau 30 phút chiến đấu, hơn 70 tên địch bị tiêu diệt, đại đội 51 hy sinh 1 đồng chí. Cùng với những trận đánh của các chiến sĩ trung đoàn 12 trên đường 1B, các chiến sĩ trung đoàn 4 và 52 (sư đoàn 337) từ ngày 27-2 đến ngày 2-3 liên tục chiến đấu quyết liệt với địch từ điểm cao 649, ngầm Khánh Khê tới điểm cao 595, tiêu diẹt hơn 1.000 tên, thu nhiều vũ khí, bắt tù binh, đập tan cánh quân vu hồi của địch vào phía sau trung đoàn 12. Những trận đánh của sư đoàn 337 ở khu vực cầu Khánh Khê không những có ý nghĩa quân sự mà còn có giá trị tinh thần rất lớn đối với trung đoàn 12 trong việc giữ vững trận địa trên đường 1B. Bởi vậy cho đến chiều 4-3, ngày quân Trung Quốc mở đợt tiến công ồ ạt vào thị xã Lạng Sơn, các chiến sĩ trung đoàn 12 và các đơn vị trực thuộc vẫn giáng vào sau lưng đội hình tiến công của địch những đòn hết sức nặng nề. Trên điểm cao 607, tiểu đoàn 1 bắc Thái kiên cường đánh lui hàng chục đợt tiến công của địch, diệt 200 tên. Trận địa phòng gnự của trung đoàn 12 trên đường 1B vẫn được giữ vững. Hoạt động độc lập, trụ bám vững chắc sau lưng đội hình tiến công của địch là một trong những nét đặc trưng truyền thống chiến đấu của trung đoàn 12. Nhờ những kinh nghiệm chiến đấu ở phía nam Bình Định, những kinh nghiệm đánh cắt giao thông địch trên đường số 19 trong kháng chiến chống Mĩ, lại có sự chỉ huy trực tiếp và chi viện kịp thời của các đơn vị bạn, trung đoàn 12 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về tiếp tế lương thực, đạn dược, cứu chữa thương binh vẫn thường xuyên tổ chức những đợt phản kích làm chậm bước phát triển của địch trên hướng tiến công chủ yếu.

Tối ngày 4-3, giữa lúc sư đoàn 3 đang khẩn trương củng cố tổ chức, chuẩn bị làm nhiệm vụ mới theo mệnh lệnh của Bộ tư lệnh quân đoàn 14 thì được tin, chiều hôm đó bằng một trận tiến công ồ ạt, 1 cánh quân của địch đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và một bộ phận của cánh quân này đã vào tới thị xã Lạng Sơn. Trong khi đó, cánh quân vu hồi của sư đoàn 128 địch cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở tây nam thị xã.

Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương, Bộ tư lệnh quân đoàn 14 thông qua phương án phản kích tiêu diệt địch ở thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng. Trong phương án này, sư đoàn 3 được giao nhiệm vụ chia cắt và thọc sâu vào giữa và phía sau đội hình chiến dịch của địch, tạo điều kiện cho các sư đoàn bạn tiến công trên chính diện thị xã Lạng Sơn. Đến lúc ấy mọi người mới nhận thấy hết ý nghĩa và giá trị chiến dịch của vị trí bàn đạp mà trung đoàn 12 đang kiên cường giữ vững ở đường 1B-một đàu cầu xuất phát tiến công hết sức lợi hại.

Phân tích tình hình, Bộ tư lệnh quân đoàn chỉ rõ : địch tới thị xã Lạng Sơn đã phải qua những thước đất đẫm máu với hàng ngàn sĩ quan, binh lính chết và bị thương, hàng trăm xe pháo bị phá huỷ. Chúng đã tung vào hướng này 8 sư đoàn bộ binh nhưng vẫn phát triển rất chậm. Điều đó chứng tỏ chúng đông nhưng không mạnh. Trong trận tới, lực lượng ta còn sung sức. Các sư đoàn 327, 337, 338 hầu như còn nguyên vẹn. Sư đoàn 3 chiến đấu liên tục có tổn thất nhưng đã được củng cố và vẫn là 1 đơn vị mạnh, có kinh nghiệm. Pháo mặt đất đã được tăng cường các loại hoả khí hiện đại. Đây là lúc tốt nhất để ta mở trận phản kích lớn, diệt lớn quân địch, tiến tới quét sạch chúng khỏi biên giới nước ta.

Đêm hôm đó và ngày hôm sau, những cuộc chuyển quân khản trương, bí mật nhưng náo nức diễn ra quanh thị xã Lạng Sơn. Những đoàn quân, những đoàn xe hối hả đổ về phía bắc. Xe kéo pháo, tên lửa, xe tăng, xe chở đạn chạy không ngớt trên các trục đường 1A, 1B và các đường ngang mới mở để vào chiếm lĩnh trận địa. Trên đèo Sài Hồ, những dàn ăng ten rađa mới dựng quay hối hả. Quân đoàn 2 chủ lực của Bộ đã tập kết phía sau đội hình quân đoàn 14… Nhìn cảnh ấy, mọi người thầm nghĩ : 1 trận Chi Lăng mới lại sắp đổ ụp xuống đầu quân Trung Quốc xâm lược.
Giữa lúc quân và dân Lạng Sơn đang sôi sục chuẩn bị thì do thiệt hại nặng và trước nguy cơ bị tiêu diệt, trưa ngày 5-3, nghĩa là chưa đày 1 ngày vào thị xã Lạng Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã ra lệnh cho bọn xâm lược rút khỏi lãnh thổ nước ta.

Trận phản kích lớn của quân đoàn đã không xảy ra, nhưng mọi người đều thấy lòng mình phấn chấn tự hào bởi kẻ thù đã thừa nhận thất bại trên toàn tuyến biên giới, thất bại ngay trên địa đầu Tổ quốc nước ta. Điều cay đắng trong sự thất bại của chúng là đối phương chỉ mới sử dụng một phần nhỏ lực lượng chủ lực, lực lượng chủ yếu chiến thắng chúng là lực lượng địa phương và nhân dân các dân tộc.

Sau này, nhiều nhà bình luận phương Tây đã tính rằng, trong 2.000 năm với bao phen tràn sang đất Lạng Sơn, chưa bao giờ quân Trung Quốc xâm lược lại mất nhiều thời gian để đi một quãng đường ngắn như vậy. Ước tính mỗi ngày chúng chỉ đi được 0,8km. Và có lẽ đây cũng là lần mà bọn Trung Quốc tập trung quân đông nhất nhưng cũng là lần tiến quân ì ạch nhất để rồi phải ôm đầu rút chạy sớm nhất. ….

Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóc còn người bắn phải nhịn thở

Pháo 152mm

Tổng kết chiến đấu, sư đoàn 3 Sao Vàng, trong thế trận chung của toàn tuyến biên giới đã tiêu diệt hơn 11.000 tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn, diệt gọn 4 tiểu đoàn, 6 đại đội, bắn cháy và phá hủy 124 xe quân sự (có 82 xe tăng, xe bọc thép), gần 100 khảu pháo cối và nhiều phương tiện chiến tranh khác. … 17 ngày đêm đánh quân Trung Quốc xâm lược là 17 ngày đêm cán bộ, chiến sĩ toàn sư đoàn tiếp tục phát huy truyền thống “đối tượng kẻ thù nào cũng đánh thắng” và tỏ rõ quyết tâm đánh thắng trận đầu, trên tuyến đầu biên giới. Chưa có chiến dịch nào trong lịch sử đơn vị, sư đoàn phải đánh trả 1 lực lượng địch đông như thế (gấp 9 lần). Cũng chưa có chiến dịch nào khí phách anh hùng của 2 thế hệ chiến sĩ cũ và mới lại nảy sinh rạng rỡ đến thế. Chỉ qua 17 ngày đêm chiến đấu, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh. 7 đơn vị, 6 cán bộ, chiến sĩ đã được Quốc hội, Chính phủ tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng và Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều phần thưởng cao quý khác gồm hàng ngàn huân chương các loại, bằng khen, giấy khen đã được trao tặng cho cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn. Riêng trung đoàn 12, đơn vị nổ súng đầu tiên và cũng là đơn vị dứt chiến sau cùng đã nêu 1 tấm gương sáng trên các điểm cao Pháo Đài, Thâm Mô, 339 và giữ vững trận địa phòng ngự của mình giữa 4 bề quân địch ở khu vực đường 1B xứng đáng là ngọn cờ đầu của sư đoàn trong cuộc chiến đấu mới. …

Kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm, thâm độc vẫn đang ở trước mặt sư đoàn và quân dân cả nước ta, nhưng chiến công cũng đang chờ chúng ta ở phía trước.

————————————————————————————————————————–

Phần 5 . Chiến công này không phải của riêng tôi .

Nguyễn Phúc Ấm, ghi theo lời kể của Hoàng Hữu Yên, trung đội trưởng, đại đội 5, tiểu đoàn 12 [1], đoàn Sao Vàng.

Trận địa pháo 85 ly chúng tôi chốt giữ trên đồi 33 [2] bên ngã tư Đồng Đăng, một điểm cao án ngữ toàn bộ vùng thị trấn này. Trung đội tôi thực hành bắn theo yêu cầu hiệp đồng của đoàn 12 bộ binh. Ngày từ sớm tinh mơ ngày 17-2 ấy, hàng trăm khẩu pháo từ bên kia biên giới đồng loạt trút đạn vào vùng trận địa, phá hỏng hết các mạng thông tin, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa chúng tôi với đoàn 12, với cả cơ quan chỉ huy trực tiếp của mình phía sau nữa. Không có sự chỉ đạo của cấp trên, không hiệp đồng chiến đấu được với đơn vị bạn, pháo địch thì nổ dày đặc xung quanh, bộ binh của chúng lại có nhiều mũi chọc thẳng vào chân chốt mình và bao khó khăn khác, pháo thủ thiếu, súng bộ binh thiếu làm tôi vô cùng lo lắng. “Dẫu sao cứ phải bám chắc trận địa đã”. Tôi nghĩ vậy rồi nhắc anh em ra cả vị trí chiến đấu, bình tĩnh theo dõi địch, sẵn sàng chờ lệnh. Mặt khác tôi cử Bùi Xuân Phục, chiến sĩ thông tin duy nhất của trung đội vượt qua làn đạn và vòng vây địch đi nối lại các đường dây. Gần 1 giờ qua. Rồi 90 phút qua, máy điện thoại vẫn bị ngắt. Không ai rõ Phục đang ở đâu, gặp nguy hiểm gì ? Sau này chúng tôi mới biết Phục bị địch bủa vây, suốt 3 ngày đêm liền chúng dịnh bắt sống anh, song anh đã anh dũng và mưu trí đánh trả, mở đường về với đơn vị. Khoảng 7 giờ sáng, anh Điển, người cán bộ đại đội dày dặn kinh nghiệm chiến đấu và Hoàng Tĩnh, thông tin 2W đã được cấp trên cử đến trận địa của trung đội chúng tôi. Chúng tôi ôm nhau, nước mắt trào ra vì xúc động. – Không bắt được liên lạc với đoàn 12, cứ đánh thôi, Yên ạ. Thấy địch là chủ động đánh, mệnh lệnh của trên đấy ! Anh Điển bảo tôi vây. Thế là rõ. Có phương hướng rồi chúng tôi sẽ phát huy được sức mạnh của mỗi người và sức mạnh của tập thể trên trận địa này. Tôi báo cáo tình hình địch, trình bày phương án chiến đấu và xin ý kiến bổ sung của anh Điển. Chúng tôi nhất trí với nhau : đánh theo phương án 2, một trường hợp hiếm hoi, một phương án mà có 2 kế hoạch : chặn đánh bộ binh địch, bảo vệ chốt, bảo vệ pháo; đồng thời vẫn thao tác pháo, đánh các mục tiêu lớn từ xa, phát huy tính năng vũ khí chính của mình. Hai nhiệm vụ đều cấp thiết, song lực lượng của chúng tôi quá ít, 2 khẩu pháo mà vẻn vẹn chỉ có 10 người, so với tiêu chuẩn biên chế thì thiếu 6 người rồi, nay lại chia đôi có đảm đương nổi không. – Chẳng còn cách nào khác đâu. Cứ phân công đi anh Điển. Tôi xung phong đảm nhiệm một mình một khẩu đội đó. – Ai cũng như yên thì ổn quá rồi.

Anh Điển cười nói thế, rồi bố trí : tôi phụ trách khẩu đội 1 vừa chỉ huy, vừa quan sát vừa kiêm thao tác bắn. Bài sẽ tiếp đạn. Khẩu đội số 2, anh Điển phụ trách kiêm quan sát, số 1 có Lộc, Congở vị trí số 2. Sắp xếp vậy chúng tôi đã rút được nửa quân số, toả ra xung quanh chốt, phối hợp với các chiến sĩ công an vũ trang và dân quân đánh chặn các mũi tiến quân của bộ binh địch.

8 giờ kém 15, 1 tiểu đoàn địch ùn ùn kéo lên quả đồi phía tây Đồng Đăng. Chúng tôi nhích cự li bắn về 1.400m và 2 khẩu đội cùng giật cò. Từ sớm, pháo địch không ngớt bắn vào đây, giờ thấy trận địa phát hoả, chúng càng bắn mãnh liệt hơn. Khẩu đội 2 mới bắn đến phát thứ 7 thì súng bị mảnh đạn găm vào một số thiết bị, phải dừng bắn để sửa chữa. Nhận thêm phần của bạn, tôi nâng tốc độ bắn phóng liên tiếp những trái đạn 85 ly vào đội hình địch. Bắn tới phát thứ 20 thì tiểu đoàn bộ binh này rối loạn, số sống sót xô nhau chạy té xuống bên kia dốc. Qua kính quan sát, tôi nhìn rõ xác chúng nằm chồng tréo, ngang dọc khắp mặt đồi. Đợt tiến công thứ nhất thất bại, địch cho 4 xe tăng vừa bắn dữ dội vào trận địa chúng tôi, vừa dẫn đầu một cánh quân khác tiến qua điểm cao 300 đánh vào khu pháo đài. Pháo 85 ly mà vớ được tăng thì còn gì bằng. Tôi ước lượng lại khoảng cách, dịch cự li về 1.250m và bắt được ngắm vào chiếc đi sau chứ không phải chiếc đi đầu. 4 phát đạn nổ, chiếc xe tăng này bốc cháy. 3 chiếc đi trước hoảng hốt muốn rút lui, song đám cháy chặn mất đường rồi, tiến lên lại không dám, nó đành chết đứng tại chỗ, phụt lửa tới tấp vào chúng tôi. Pháo nổ ầm ầm 4 phía, mảnh đạn bay vèo vèo quanh người nhưng ai còn nhớ đến nguy hiểm khi 3 mục tiêu không di động đang đứng chềnh ềnh trước mũi súng của mình. “Hãy bình tĩnh bắn ăn chắc từng chiếc một”. Tôi tự nhắc mìh thế và nảy cò. Bị trúng đạn, 2 chiếc xe tăng bốc cháy. Chiếc đi đầu không dám bắn nữa, rồ máy, chồm lên đỉnh 300, tụt xuống mé trái điểm cao. Phía ấy có bộ binh ta chốt. Chắc xe tăng này cũng bị anh em ta thịt nốt thôi. Giữa lúc tôi đang bắn xe tăng thì các chiến sĩ bộ binh, trong đó có cả anh em trung đội tôi vẫn đánh chặn địch dưới chân đồi. Chúng liên tục mở các đợt tiến công hòng chiếm cho được trận địa pháo này, song đều bị quân ta đẩy lui. Anh em vừa đánh vừa reo hò động viên tôi ghê lắm. mỗi lần bắn cháy một xe tăng, tôi lại nghe nhiều tiếng hô vọng tới : – Hoan hô Hoàng Hữu Yên ! – Hoan hô dũng sĩ diệt xe tăng bành trướng ! – Anh Yên ơi, yên tâm nổ súng nhé. Chúng tôi còn ở đây thì bọn bộ binh địch không bước nổi tới chân chốt này đâu. Tới lúc tôi bắn cháy chiếc thứ 4 (1 trong 2 xe tăng địch chạy từ Na Sầm về Đòng Đăng) thì anh em không nén nổi niềm vui, nhiều đồng chí hối hả chạy lên ôm chầm lấy tôi mà gì, mà hôn, mà khen hết lời… – Kìa buông ra nào. Chiến công này có phải của riêng mình đâu. Không có các cậu đánh địch bảo vệ pháo, bảo vệ trận địa thì mình bắn sao được. Thôi buông ra, về cả vị trí đi, địch nó kéo đến kia kìa. Tôi phải nói thế, anh em mới chịu toả về các tuyến chốt của mình. Trời chuyển sang chiều lúc nào chẳng ai để ý nữa. Giờ mới được phút giây yên lòng, và giờ cũng mới nhớ tới bữa cơm trưa, mới thấy đói. Nhưng anh nuôi Dư mải đánh địch, quên cả nấu cơm rồi, mà bọn địch bắn phá liên tục, muốn nấu cơm cũng chẳng được. Chúng tôi lấy lương khô ra ăn, ăn dè sẻn, 2 người 1 gói thôi. Ngồi ăn uống nhàn rỗi mới thương khẩu pháo hỏng. Miếng lương khô chưa nhai hết, tôi đã bỏ đấy, đi chữa pháo. Anh Điển thay tôi, sang chỉ huy khẩu đội 1. Cùng với anh có khẩu đội trưởng Phạm Văn Thanh, Hợi số 1 và Khang ở vị trí số 3. “Êkíp” mới đổi nhau xuống chân dốc chặn địch mà ! Cho đến lúc địch tiếp tục phản pháo, bộ binh chúng xuất hiện ở dãy đồi trước mặt thì tôi cũng sửa chữa xong khẩu pháo thứ 2. Đợt tiến công đầu tiên của địch vào buổi chiều bị thất bại, song khẩu pháo thứ 2 lại hỏng. Thấy pháo ta bắn thưa thớt, địch cho 2 xe vận tải chở đầy lính từ Hữu Nghị quan tới đổ quân tiếp viện. Xe chúng vừa dừng bánh, anh Điển cùng Thanh, Hợi và Khang đã bắn liền 6 quả đạn rất chính xác. 2 xe cùng tan tành. Có lẽ khó còn lấy 1 tên khỏi thương vong. Song ngay khi ấy, địch huy động mọi cỡ pháo bắn vào trận địa rất ác liệt. Thanh và Hợi bị thương. Khẩu đọi 1 cũng hỏng nhiều bộ phận : khoá nòng bị đất đá phủ đầy, tay đóng mở chờn, trự quay máy hướng bị cong, giá ngắm lệch và kính ngắm thì mất tác dụng. Thế là 2 khẩu pháo đều tê liệt hoàn toàn. Từ đấy đến tối địch không mở tiếp đợt tiến công nào nữa. Đêm tới chậm chạp. Hình như trong đời, chưa bao giờ tôi mong đêm xuống nhanh như thế. Bóng đen vừa phủ đầy các vực sâu, tôi đã lôi hòm đồ nghề ra, vừa lục lọi các phụ tùng, linh kiện, vừa đọc cho Hoàng Tĩnh bức điện báo cáo về trung đoàn. Tôi kể vắn tắt 1 ngày chiến đấu, giới thiệu một số gương đánh giặc dũng cảm rồi báo cáo tình trạng hỏng hóc của 2 khẩu pháo. Cuối cùng tôi hứa với trên, sẽ chữa pháo ngay trong đêm để kịp hôm sau giội lửa vào đầu giặc. Công việc này không cần nhiều người. Chỉ có tôi và Bài ở lại, còn tất cả triển khai xuống các tuyến hào dưới chân chốt, sẵn sàng đánh địch tập kích. Hai anh em mò mẫm sửa chữa suốt đêm ấy, lại kéo sang cả sáng hôm sau mới xong mấy việc : thay bệ khoá nòng từ khẩu 2 sang khẩu 1, dùng dầu madút rửa các thiết bị quá bẩn, uốn thẳng tay quay máy hướng, gọt giũa lại các đường ren bị chờn, toét… Riêng giá ngắm thì không sao khắc phục được. Nhớ lại 1 lần được đại đội phân công lên lớp bài “quy chỉnh, hiệu chỉnh” tôi có đặt ra 1 câu hỏi cho anh em thảo luận : “Không có kính ngắm, pháo 85 ly có bắn được xe tăng không ?” Ai nấy bàn cãi sôi nổi lắm. Người bảo bắn được người bảo không. Phần tôi tôi nghĩ kính ngắm phải theo đường ngắm qua lỗ kim hoả qua dan chỉ miệng nòng tới điểm xạ. Khi biết cự li, biết tốc độ xe tăng, quy định vật chuẩn sẵn, tăng chạy đến là bóp cò, có thể trúng thôi. Và lúc giải đáp, tôi kết luận : “Nhất đinh bắn được”. Học lí thuyết tôi nói thế, bây giờ tình huống đã xảy ra, tôi phải có hành động để chứng minh. Câu chuyện ngày huấn luyện giúp tôi có thêm quyết tâm hơn, tôi quyết định, tiếp tục nổ súng đánh địch không chờ sửa chữa giá ngắm nữa. Anh Điển ủng hộ ngay ý kiến này. Các chiến sĩ trong khẩu đội thì vừa tin, lại vừa muốn thể hiện một tình huống đã học nên chuẩn bị súng đạn hăng hái lắm. Và chiều hôm ấy, khẩu súng thiếu giá ngắm của chúng tôi đã đánh 2 trận khá tốt. Trận thứ nhất hồi 13 giờ, với 4 phát đạn, bắn cháy 1 xe tăng trên đường 1A, cự li 2.800m. Trận thứ 2 hồi 15 giờ, với 13 phát đạn, phá huỷ hoàn toàn 4 khẩu lựu pháo 122 ly đặt trước Hữu Nghị quan, cự li 4.500m. Tất cả các lần bắn tôi đều ngắm qua nòng, đạn đi chính xác. Cũng buổi chiều này, pháo địch từ khắp nơi bắn vào trận địa chúng tôi nhiều hơn, điên cuồng hơn. Bộ binh địch cũng tiến công vào xung quanh chốt đông hơn, ồ ạt hơn, cán bộ chiến sĩ dưới chân chốt chiến đấu rất kiên cường dũng cảm. Nhiều đồng chí bị thương vẫn không rời tay súng. Xác giặc nằm la liệt trước chiến hào. Anh em đánh giỏi, chặn địch, đẩy lùi địch, bảo vệ pháo. Vừa đánh, các đồng chí ấy vừa reo hò, cổ vũ tôi không ngớt : – Anh Yên ơi, xe tăng xuất hiện kia kìa. Cho con “bọ hung” bành trướng về chầu ông Bành Tổ thôi !

– Hoan hô ! Pháo 85 ly dập nát 4 thông pháo 122 ly của địch rồi !

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

[1] : tức tiểu đoàn 12 thuộc trung đoàn pháo binh 68, sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng.

[2] : sách in thiếu, đúng ra là đồi 339.

——————————————————————————————————————-

Phần 6. Đặc công diệt gọn 17 xe và trên 200 tên địch .

LUỐN SÂU ĐÁNH HIỂM

Minh Tiến, ghi theo lời kể của Nguyễn Văn Thành, đại đội 1, tiểu đoàn 45.

Tối hôm đó, đơn vị chúng tôi rời bản Bốc Thượng. Trước lúc xuất kích, có chiến sĩ còn nói đùa : “Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, các bạn biết rồi chứ. Chúng mình phải đánh một trận thật tuyệt để báo công gửi về cho mẹ, cho vợ và người yêu”. Chúng tôi mang theo bên người lương khô đủ ăn 3 ngày, còn tất cả là súng đạn và thủ pháo. Lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn có 3 mũi : mũi 1 có 20 đồng chỉ, anh Đào Văn Quân, chính trị viên đại đội 1 làm chỉ huy trưởng. Anh Quân là cán bộ trẻ trong đơn vị, mới 25 tuổi, quê ở Tứ Kì, Hải Hưng. Đại đội phó Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 là mũi phụ, có 19 chiến sĩ. Còn lại là bộ phận cối 82 ly do anh Dương chỉ huy, có nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản ứng vào đội hình của đơn vị. 3 cán bộ chỉ huy của 3 mũi đều là những chiến sĩ đã dày dặn chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 2 đêm hành quân, đến bản Na Toòng thì được lệnh dừng lại để trinh sát. Ở đây chúng tôi đã gặp 3 dân quân dẫn đường. Đó là 2 cô gái Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và anh Vương Văn Ngô. Anh chị em này đều là những chiến sĩ thuộc đơn vị dân quân khu Thanh Sơn, đã từng đánh địch từ những ngày đầu khi bọn Trung Quốc xâm lược mới đặt chân vào thị xã Cao Bằng. Theo các chiến sĩ dân quân, chúng tôi đưọc lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi Thiên Văn, Pháo Đài… Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn đặc công chúng tôi là phải đánh nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch. Bộ đội ta đào xong công sự thì trời vừa sáng. Bỗng từ đài quan sát báo tới : địch bắt đầu xuất hiện. Nhưng chỉ là 1 chiếc xe tải từ tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi Nả Cay, nó dừng lại. Những tên lính Trung Quốc nhảy xuống xe và đi vào khu giao thông để bôc hàng rồi vào bản cướp bóc. Chốc chốc, chúng lại khiêng ra xe nào gà, nào vịt, nào lợn. Các chiến sĩ căm giận lắm nhưng vẫn phải nén lòng chờ đợi, không đánh vào bọn này mà chờ những đơn vị lớn hơn. Đến 8 giờ 30, 8 chiếc xe tải khác lại vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Trên xe chúng chất đầy những bao hàng và những chiếc xe đạp hỏng. Đó là những thứ chúng cướp được ở dọc đường. Chiếc xe đầu đã chạy lọt vào đúng trận địa phục kích mà chúng tôi vẫn chưa được lệnh đánh. Hàng chục con mắt và đôi tai chiến sĩ cứ căng ra và đỏ dồn về phía anh Quân và tiểu đoàn trưởng Hoàng Mạnh Thời để chờ đợi, chỉ sợ mình không nghe kịp lệnh để rút nụ xoè tung lựu đạn xuống đầu địch. Và cứ mỗi chiếc xe giặc chạy qua tầm súng, chúng tôi lại một lần hồi hộp, chờ lệnh nổ súng. Bỗng có lệnh : – Hãy bình tĩnh, đã có công luồn sâu 3 ngày vào lòng địch thì phải biết nén căm giận để đánh 1 trận thật giòn giã. Nửa giờ sau, lại có tiếng động cơ râm ran từ thị xã Cao Bằng vọng đến. Đài quan sát báo có 17 chiếc xe chở đầy lính và đạn tên lửa H12 sắp chạy qua trận địa. Bây giờ thì được đánh thật rồi. Từ hầm súng, chúng tôi như muốn bật cả dậy. Phan Thị Hoa, Lã thị Sự-các cô gái du kích Thanh Sơn tay thoăn thoắt buộc từng băng AK vào nhau, và mở sẵn nắp thủ pháo trao cho từng chiến sĩ. Chúng tôi nằm trên dốc ta-luy trong xuống mặt đường nhìn rõ từng hòn đá nhỏ. Chiếc xe thứ nhất đã lao qua. Rồi chiếc thứ 2, thứ 3. Ba chiếc đầu chở đạn. Những chiếc sau đều chở lính, chúng đội mũ sắt, xếp hàng bảy đầy ắp. Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Trong đám lửa màu da cam hiện rõ từng tên lính bị hất tung lên rồi ném xuống mặt đường. Phát đạn B41 của Sinh cũng là khẩu lệnh của trận đánh. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch. Ở vị trí phía trước chặn đầu, Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp, đúng vào mặt tên lái. Hắn cúi gập người, buông tay vôlăng, chiếc xe lảo đảo thúc đầu vào vách ta-luy dựng đứng, bật trở lại, xoay nửa vòng chắn ngang đường. Chiếc thứ 2 lách sang trái tìm đường thoát. Đại đội phó Tường Duy Chính đứng vụt dậy, tựa vào thành hào ngắm bắn 1 quả B41. Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 500 tên lính nằm gọn trong tầm súng và biển lửa*. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Anh Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Nhưng chúng còn chạy vào đâu. Bọn lính từ tren xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống. Xác địch chết chồng tréo lên nhau trông thật thảm hại. Bỗng 1 tên xách được khẩu trung liên từ thùng xe lao ra đường chạy đến bụi tre và nằm xuống định bắn trả. Hắn chưa kịp bắn, Hà Văn Triệu đã nhanh hơn, đưa điểm ngắm vào cái đầu trọc của hắn kéo một loạt ngắn AK. Đó là tên lính duy nhất định chống cự trong đám 1 tiểu đoàn giặc đi trên đoàn xe đã bị tiêu diệt gọn. Chúng tôi đang đánh thì 1 tình huống xảy ra nằm ngoài dự kiến của thủ trưởng Thời. Đó là hàng trăm tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa khi nghe tiếng súng nổ và ngọn lửa bốc cao dưới mặt quốc lộ 3 đã bỏ luôn súng, rủ nhau chạy lên đồi cao nhìn xuống nơi đồng bọn bị tiêu diệt. Nắm đúng thời cơ, trung đội trưởng cối 82 ly ra lệnh đánh. Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa. Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ửng thì đơn vị chúng tôi đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết. Về đến nơi, lúc chia tay đơn vị, cô gái dân quân người Tày Phan Thị Hoa nắm tay anh Đào văn Quân, nói giọng tha thiết : – Nếu em được vào bộ đội, em sẽ tình nguyện vào đơn vị đặc công của các anh…

Còn chúng tôi nghĩ, nếu lần sau có những trận đánh được phối hợp với anh chị em dân quân như thế này thì đơn vị lập công càng lớn hơn…

Không được đụng tới Việt Nam, NXB QĐND 1979.

* : thực tế sau này ta xác minh đoàn xe địch có hơn 200 tên. Ngoài ra một bộ phận địch cũng kịp chống trả trước khi bị diệt hoàn toàn. Có thể do đội hình phải trải dài ra để đánh toàn bộ đoàn xe 17 chiếc nên đ/c Nguyễn Văn Thành không nắm được những điều này. Tuy nhiên, đây vẫn là một trận thắng xuất sắc.

——————————————————————————————————————-

phần 7 – cuộc chiến không tiếng súng 8/1978 

Đắc Trung. Mèo Vạc, 3-1979.

Viết về Hoàng Xuân Nở, dân tộc Tày, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn Lũng làn, Hà Tuyên.

Đồn Công an nhân dân vũ trang biên phòng Lũng Làn* (Mèo Vạc, Hà Tuyên) nằm trên 1 quả đồi rất đẹp cách biên giới khoảng 600m. cán bộ chiến sĩ ở đây thuộc nhiều dân tộc : Tày, Nùng, Mèo, Dao, Sán chỉ… Mỗi người đều mang những nét dáng đặc biệt của dân tộc mình, nhưng họ đều có cái chung, đó là lý tưởng và phẩm chất của người chiến sĩ. Bởi thế họ thương nhau như anh em ruột thịt.

Tôi đến đây công tác vào giữa tháng 8-1978, 1 tuần sau khi xảy ra cuộc chiến đấu rất dũng cảm của 3 chiến sĩ công an ta chống lại 40 tên xâm lược Trung Quốc. Làm việc với trưởng đồn Hoàng Văn Tài nắm tình hình chugn xong, tôi gặp gỡ một số chiến sĩ trò chuyện và tối đó xin phép được ngủ chung với Hoàng Xuân Nở, người đã dùng tay không với võ thuật cao cường đấm chết 8 tên côn đồ Trung Quốc, đánh bị thương nhiều tên khác và cứu được 2 đồng đội khỏi bị địch bắt cóc trong cuộc chiến đấu này. Một đêm tâm sự chắc được nghe nhiều chuyện hay để viết, tôi hy vọng thế, nhưng rất tiếc đêm đó Nở phải gác ca một mãi 10 giờ khuya mới từ trạm tiền tiêu về. Dựa súng vào sát vách đầu giường, Nở tháo bao đạn, cởi quần áo ngoài rồi chui vội vào chăn với tôi. thấy tôi còn thức, Nở hỏi : – Cán bộ đợi mình lâu có buồn không ? Đừng giận mình há, mình phải đi gác mà. – Không giận Nở đâu, không buồn đâu. Mình đợi Nở về kể chuyện đấy. – Mình không biết kể chuyện đâu. Mà không có chuyện gì kể đâu. cán bộ bảo mình làm gì, mình làm thôi. – Đồng chí Nở quê bản nào ? Bản có đẹp không ? Đại khái đôi ba nét về dân bản chẳng hạn, kể cho mình với. – Ừ chuyện đó thì mình biết, mình kể được thôi. Mình wỏ bản Ngọc Hội, huyện Chiêm Hoá đấy. Con suối Kơ Loong nước trong lắm chảy qua. Xung quanh có nhiều rừng rậm, nhiều thú dữ nữa. Hổ vẫn vào bắt trộm lợn, gấu vẫn vào ăn vụng mật ong đấy. – Thế dân bản không đánh gấu, đánh hổ à ? – Có, dân bản có đánh chứ. – Ở bản có ai giết được hổ không ? – Ké Thi giết được hổ đấy. Ké thi giỏi võ lắm mà. Ngày giặc Pháp còn chiếm bản, Ké Thi đánh chết 1 thằng có dao găm, súng lục. Mình nghe dân bản kể thế. bây giờ Ké Thi già như cái cây cổ thụ, râu trắng tóc trắng như hoa ban, hoa mận, da nâu như gỗ sến gỗ táu, uống rượu như uống nước nhưng Ké vẫn làm trùm phường săn bản mình, làm ké già đứng đầu bản mình, vẫn dạy võ cho người Tày trẻ bản mình. Ké nói ai ai cũng thích nghe. – Thế đồng chí Nở có được Ké Thi dạy cho bài võ nào không ? – Có chứ. Ké Thi dạy cho mình nhiều bài võ hiểm lắm, cả bài võ Ké đấm chết thằng tây có dao găm súng lục ấy. Đi CAVT mình lại được học thêm nhiều bài võ nữa. Mình thích tập võ lắm mà. – Nở đi công an lâu chưa ? – Chưa lâu đâu, mới 2 mùa hoa ban thôi. – Hôm đi có vui không ? Ké Thi dặn gì không ? – Ồ, vui lắm mà. Dân bản đánh cồng kéo đến nhà sàn lớn. Con gái mặc váy đẹp, áo đẹp, đeo nhiều vòng bạc ở cổ, hát tặng mình nhiều bài hát hay, cho mình quyển sổ, cho mình cái bút, cho mình nhiều chiếc khăn thêu hoa. Chủ tịch xã dặn mình đi đừng bỏ về, tập luyện giỏi, đánh giặc giỏi, nếu được cái bằng khen gửi về cho dân bản biết. Còn Ké Thi rót cho mình 1 chén rượu ngâm cao xương con hổ Ké đã giết được. Ké bảo nếu gửi được cái giấy khen của cấp trên về, Ké sẽ thưởng cho cái vuốt con hổ chúa, vật quý của Ké đấy. – Tập võ có vất vả không ? – Ồ, vất vả lắm chứ. Tối nào, sớm nào cũng phải tập mà. Bỏ tập như bỏ cơm, không được đâu. Cán bộ có thấy nhiều bao cát treo ở cành cây quanh đồn không ? Để tập đấy. Đấm vào cát, đá vào cát, lao đầu, đập mặt, đập ngực vào cát. Lúc đầu đau lắm. tay chân sưng to, tím lại buốt tận óc. Ngâm vào nước nóng lại khỏi. Lại đấm nữa, đá nữa, quen đi hết đau thôi. Phải chia ra từng đôi một, hai ba người một tập đánh nhau cho quen. Mệt lắm thôi, nhưng bây giờ quen rồi. Tay rắn lại rồi, chân rắn lại rồi. Đấm vào cây chuối, cây chuối gãy ngay, đá vào cây chuối, cây chuối đổ ngay. Người khác đấm mình, mình đỡ được, đấm lại được. Nhiều người khác đánh mình, mình đánh lại được. Cấp trên bảo muốn làm công an biên phòng phải giỏi võ, giỏi bắn súng mới đánh được thằng giặc, đánh được thú dữ trong rừng. Mình muốn làm công an, mình phải tập võ, tập bắn súng nhiều lắm. Tôi xoay người quàng tay ôm lấy Nỏ và vô cùng thèm muốn có được cái cơ thể cường tráng, to khoẻ, bắp thịt rắn chắc của anh. Ở người chiến sĩ ấy toát ra một sức mạnh dữ dội, một niềm tin chắc chắn và một bản lĩnh vững vàng mà không phải ai muốn cũng có được. Bởi đó là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ, là kết tinh truyền thống thượng võ của cha ông để lại và là sản phẩm cả quá trình luyện tập nghiêm túc của người chiến sĩ. Nằm bên Nở tôi thấy mến, thấy tin, thấy kính phục anh vô hạn.

Khuya rồi, tôi bảo Nở ngủ, lấy sức mai còn đi tuần tra biên giới.

Hôm sau, tôi theo Nở đi về phía giữa cột mốc 23 và 24. Rừng ở đây thưa. Tiếp với chân đồi là một vạt đất rộng rất bằng phẳng. Đó là những nương ngô, nương sắn, hoặc mới gieo, mới mọc, hoặc mới lên nham nhở chưa kịp dọn cỏ. Bên phải chúng tôi là con suối Lũng Ly rộng khoảng 3m, nông choèn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rất rõ từng viên sỏi trắng muốt, nằm dưới đáy và những con cá tung tăng bơi lội. Suối Lũng Ly được coi là đường phân chia ranh giới giữa ta và Trung Quốc. Lúc ấy khoảng hơn 9 giờ. Bầu trời mùa thu dịu mát. Nắng vàng nhạt rải nhẹ. Màn sương bị xé nát cuốn đi hết phô màu xanh biếc bạt ngàn trùng điệp và hùng vĩ. Từng bầy chim gọi nhau líu ríu. Tiếng nước chảy róc rách đều đều. Một thứ âm thanh đặc biệt của rừng gợi trong lòng mảnh đất biên cương Tổ quốc mình, đối với những chiến sĩ biên phòng dũng cảm và gan góc, đối với đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống ở đây. Họ là những tấm áo giáp đầu tiên góp phần che chở, bảo vệ cho sự bình yên của đất nước. Bên kia suối, cách chúng tôi không đầy 2km là đồn biên phòng Lũng Hồ của Trung QUốc. Rải rác quanh đấy là những mái nhà tranh lô nhô của 1 công xã nhỏ. Mấy năm trước đây, khi tình hữu nghị giữa 2 nước chưa bị họ chà đạp, giày xéo, mỗi buổi chiều công an biên phòng Trung Quốc vẫn thường ra ngồi chơi bên bờ suối Lũng Ly trò chuyện, vui cười với công an biên phòng ta. Điếu thuốc lá cấu làm đôi, gói kẹo sẻ nửa quẳng qua suối mời nhau. Đồng bào 2 dân tộc có thể được phép qua suối thăm hỏi, chơi bời, uống rượu cần, mổ bò, mổ lợn mời nhau trong những dịp cưới xin hội hè. Nhưng từ khi bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, mọi quan hệ đẹp đẽ đó đều bị chấm dứt. Những họng súng đen ngòm từ đất Trung Quốc chĩa sang Việt Nam. Những tên thám báo nham hiểm từ Trung Quốc lén lút đột nhập sang đất Việt Nam để dò la, trinh sát, chui rúc vào tận các bản làng lôi kéo, kích động, mua chuộc, đe doạ, chia rẽ đồng bào các dân tộc. Chúng liên tiếp tiến hành hàng trăm vụ lấn đất khiêu khích, xuyên tạc, vu khống đường lối chính sách của ta. Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, đồng bào các dân tộc, chiến sĩ công an ta đã đoàn kết chặt chẽ, kiên nhẫn nén căm thù xuống, tìm mọi cách giải thích, tố cáo những hành động xâm lược thô bạo của chúng, tuyệt đối không được nổ súng nếu không có lệnh. Nhưng bất chấp thiện chí của ta, kẻ thù mỗi ngày một ngang ngược, một tàn bạo, buộc đồng bào và chiến sĩ ta phải có cách tự vệ. và trận chiến đấu không cân sức, không có tiếng súng diễn ra quyết liệt tại đây vào ngày 10-8-1978 đã trả lời cho bọn xâm lược biết thế nào là sức mạnh của chúng ta… Nở dẫn tôi đến gần một tảng đá nhô cao khỏi mặt đất và thong thả kể cho tôi nghe về trận đánh hôm đấy : – Đồn trưởng tài bảo mình với Dương, Định đi tuần tra. Lúc ấy sương tan hết rồi, có nhiều nắng rồi. Đến chỗ này thì thấy nhiều người Trung Quốc… Độ hơn 40 người vượt suối Lũng Ly sang phá rẫy làm nương trên đất của ta. Chúng mình xuống giải thích, bảo đây là đất của người Việt Nam, người Trung Quốc không được tự tiện sang làm như thế. Vi phạm chủ quyền Việt Nam. Mấy thằng xô đến. Trông nó quen lắm. Mình nhớ ra rồi, nó là bộ đội biên phòng Trung Quốc đấy. Nó cải trang thành người Mèo, cũng cầm dao, cầm búa, cầm rìu như nhiều người khác, nó sang phá cây, đốt rẫy chiếm đất. Mặt chúng nó hầm hầm, nó nói láo, nó văng tục, nó giơ dao doạ chém. Không giải thích được đâu, bọn này muốn đánh ta đây, mình bảo với Dương thế. Dương bảo tất cả quay về đồn báo cáo. Đồn trưởng cử thêm Sắm và Bình đi nữa. thế là chúng mình có 5 người. Đến nơi chưa kịp giải thích gì, bọn Trung Quốc đã xông tới định đánh. Căng thẳng rồi. Dương bảo Sắm chạy về đồn báo cáo, còn Bình chạy về bản Pìn Lò xin thêm lực lượng của dân quân ra tiếp ứng. Còn lại 3 chúng mình, bọn địch quây lấy, tách mỗi người ra một góc. Thấy mình to khoẻ hơn, bọn nó bu lại. Một đứa đứng trước mình, nó giơ cao cái búa, lưỡi búa to bằng bàn tay sáng loáng bổ xuống thẳng đầu, mình nhoài người tránh. Nó mất đá bổ luôn vào đầu thằng đứng sau mình, máu phọt ra chết tươi. 2 thằng ở 2 bên xô vào định khoá tay mình, mình gạt thật nhanh, nhảy cao đạp rất mạnh vào sườn chúng nó. cả 2 đứa đều ngã lộn nhào. lại 2 thằng khác từ phía trước xô đến. Mình co 2 tay lại lao toàn thân lên đấm, cả 2 thằng ôm lấy ngực rồi gục xuống. Càng đánh càng hăng máu lên. Mình căm thù chúng nó, thế là mình không sợ chúng nó. Phải đánh thật quyết liệt để chúng nó biết tay công an Việt Nam, để chúng nó biết rằng đất Việt Nam là của người Việt Nam, không cho phép mình muốn làm gì thì làm. Mình nghĩ thế, chắc Dương và Định cũng nghĩ như mình thôi. Chúng nó xúm đến dùng gậy phang mình, mình nhoài người tránh. Mỗi lần tránh mình lại đấm hăọc đá vào mỏ ác, vào sườn một đứa. Gậy chúng nó không đánh trúng mình lại trúng đứa khác. Một tên to béo xông tới co chân đá hạ bộ mình. Mình xoay nòng khẩu AK xuống đỡ. Nó đá mạnh lắm, mũi súng đâm thủng mu bàn chân nó, máu phọt ra. Nó kêu “Ối !” một tiếng rồi lăn ra một bụi cây quằn quại. Mệt quá rồi, mĩnh uống tấn thở, chúng nó cũng thở, hai bên gườm gườm nhìn nhau. Mình liếc sang Dương và Định. Hai đồng chí đánh giỏi lắm, mấy đứa nằm gục đấy rồi. Bỗng 1 thằng to cao nhảy từ trên mô đá xuống trước mặt mình, mắt trắng dã như mắt chó sói, 1 tay ắnm chắc, khuỳnh ra, 1 tay cầm con dao găm nhọn sáng ánh thép, lưng hơi cúi. À thằng này có võ thuật đây. Nó là công an biên phòng cải trang đáy. Phải cướp dao găm nó, giết nó, mình nghĩ thế. Mình nhớ tới bài võ Ké Thi dạy. Nó chồm đến bổ dao găm xuống, mình né tránh gạt mạnh. Nó đâm trượt. Bọn xung quanh chỉ đứng xem thôi. Chắc nó đợi xem thằng này giết mình thế nào. Được, xem nó giết tao hay tao giết nó, mình nghĩ thế. Nó lại chồm tới đâm tạt trái. Mình lại né tránh gạt. Nó mất đà xuýt ngã. Nó tức lắm, mắt đỏ như mắt trâu đien, quai hàm bạnh ra, răng nghiến nghiến. Lần này nó lừa miếng lâu lắm, làm ra vẻ đâm bổ thượng nhưng nó bất ngờ xoay người vòng tay đâm tạt phải. Mình đoán được mưu nó. Mình co chân đá mạnh, con dao văng ra. Mình nhào theo chiếm được. Nó chồm đến cướp, lại bị mình co chân đạp thúc vào bụng. Nó ngã lộn một vòng. Mình dậy được, nó cũng dậy được. Nó vớ lấy gậy một thằng đứng bên vung lên bổ xuống đầu mình. Mình tránh được, túm lấy cổ tay nó kéo mạnh, tay kia xốc dao găm vào ngực nó. Máu ộc ra. Nó chết ngay. Mình mệt quá. 11 thằng xô đến. Nó tugn dây sắn rừng kéo mình ngã ngửa rồi hò nhau đè mình xuống. Nó đám, nó đạp, nó đá… Mình đau lắm. Nó cướp mất súng, mất đạn của mình rồi trói chặt tay mình ra sau lưng. Mình nằm nghiêm thở lấy sức. Liếc nhìn, mình thấy Dương, Định đang bị chúng nó kéo sang bên kia suối. Làm thế nào bây giờ ? Tròi được mình rồi nó để 2 đứa coi, còn mấy thằng đi chặt cây làm đòn khiêng. Mình lựa chiều cọ tay vào cạnh hòn đá sắc. Sợi dây sắn rừng xơ tướp, mình vặn tay đứt luôn. Mình vùng dậy lao đến đấm gục 2 thằng gần nhất, nhảy vào qua suối. hăng máu lắm rồi, căm uất lắm rồi, mình xông vào đánh chúng nó. Định và Dương bung ra được cũng đánh chúng nó, vuwọt suối về đất mình. Đúng lúc ấy Sắm và Bình dẫn công an và dân quân ta chạy đến. Bọn nó sợ, cướp 3 khẩu súng rồi chạy trốn mất.

5 ngày sau, ta đấu tranh, 3 thằng công an biên phòng Trung Quốc ở đồn Lũng Hồ phải đem 3 khẩu súng mà nó cướp của mình, Định, Dương trả lại ta. Nó bảo hôm ấy 8 thằng của nó chết ngay trên đất ta, về đến Trung Quốc chết thêm 12 thằng nữa. Những đứa khác bị thương không khỏi, mang tật suốt đời. Biết ặmt chúng mày chửa, còn động đến đất của người Việt Nam thì còn phải chết nữa, mình định bảo 3 thằng công an Trung Quốc thế, lại thôi. Không nói nó cũng hiểu mà.

Hoàng Xuân Nở xốc súng lên vai, kéo tôi đi dọc bờ suối Lũng Ly. Trời cao và xanh. Nắng vàng rực rỡ. tôi hỏi : – Thế bản Ngọc Hội biết đồng chí Nở giết được giặc trung Quốc chưa ? – Biết rồi mà. Mình được cái giấy khen, lại được cấp trên thưởng 5 ngày nghỉ phép. Nhưng mình không về phép đâu, phải ở lại đánh chúng nó chứ. Chúng nó chết nhưng không chừa đâu, vẫn khiêu khích đấy. – Đồng chí Nở có gửi giấy khen về cho dân bản mừng không ?

– Mình gửi về rồi. Gửi cho chủ tịch xã một nửa, cho Ké Thi một nửa. Mình bảo với Ké Thi rằng những bài võ Ké Thi dạy mình đánh giặc Tàu tốt lắm đấy.

Kì tích áo chàm T1, NXB Văn hoá 1979.

* : đồn Lũng Làn sẽ còn được nhắc lại không chỉ một lần. Phải nói rằng đây là một đơn vị biên phòng tuyệt vời.

Ơi những cánh thiên thần…
Rạch bầu trời chớp lửa…

– theo TTVNOL-
http://coletuan.blogspot.com/2009/02…1979_8320.html