Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Hàm duy trì sau Chỉnh nha là một loại khí cụ nha khoa được sử dụng để giữ các răng ổn định ở vị trí mới. Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp. Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài vì quá nóng vội muốn có ngay hàm răng đã chủ quan bỏ qua bước đeo hàm duy trì sau khi Chỉnh nha, dẫn đến hàm răng bị xô lệch, thậm chí quay về lại vị trí cũ trước đây.

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

2.  Tại sao phải đeo hàm duy trì sau khi Chỉnh Nha?

Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, thun… nhằm tạo ra lực co kéo răng về vị trí thích hợp. Thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn là khoảng 1 – 3 năm tùy từng trường hợp.  Đặc biệt là sau khi tháo bỏ khí cụ chỉnh nha xong, bạn bắt buộc phải đeo một hàm để ổn định và duy trì kết quả sau khi Nắn Chỉnh.

Do thời điểm này áp lực mô mềm trong quá trình chỉnh nha đồng thời xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này, khiến răng có thể có xu hướng về lại vị trí ban đầu.  Nhiệm vụ của hàm duy trì là cố định giữ các răng ổn định ở nguyên vị trị mới cho đến khi xương, răng và nướu răng đã thích nghi và phát triển phù hợp với sự thay đổi của hàm răng.  Tương tự như các phương pháp chỉnh hình nha khoa khác, chỉnh nha cũng yêu cầu phải có sự chăm sóc sau điều trị để hiệu quả được duy trì lâu dài.

3.   Đeo hàm duy trì ổn định răng trong thời gian bao lâu?

Bạn cần phải đeo hàm duy trì theo đúng thời gian mà bác sỹ Chỉnh nha yêu cầu mới có thể phát huy hiệu quả. Thông thường, thời gian đeo là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp, cho đến khi Bác sĩ xác định được răng của bạn đã hoàn toàn ổn định và chấm dứt hoàn toàn quá trình Chỉnh nha.

4.  Cách vệ sinh hàm duy trì

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

-  Hàm duy trì nên được làm sạch hàng ngày, khi bạn đánh răng. Hàm duy trì phải được rửa qua với nước lạnh và làm sạch nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Lưu ý là dùng bàn chải khác cái bàn chải bạn đang dùng đánh răng hàng ngày.  Việc này sẽ giúp làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn bám trên hàm duy trì, hạn chế vi khuẩn làm tổn thương đến sức khỏe răng miệng.

-  Mỗi lần tháo hàm duy trì xuống để tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt hay ăn uống thì bạn nên cẩn thận để chúng vào trong hộp để tránh được tình trạng rơi vỡ hoặc bị mất.

-  Đặc biệt không bỏ hàm duy trì vào nước nóng vì có thể làm hàm nhựa bị biến dạng.

-  Khi bạn cần tháo hàm duy trì để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong các cuộc gặp mặt hãy nhớ đừng tháo ra quá 12 tiếng trong 6 tháng đầu nhé.

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì thêm một thời gian để giữ cho răng ổn định, tránh xô lệch và trở về vị trí ban đầu. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc hàm duy trì là gì? đeo hàm duy trì cần lưu ý gì? loại hàm duy trì nào phù hợp với bạn? Bạn nhớ đọc hết bài viết để có câu trả lời nhé. 

Hiểu Đúng Về Hàm Duy Trì

Sau khi tháo niềng, kết thúc quá trình niềng răng bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định làm hàm duy trì. Thời điểm này xương răng vẫn chưa được ổn định, rất cần một loại khí cụ để ổn định lại răng sau niềng, tránh không bị chạy lại vị trí ban đầu. Hàm duy trì chính là điều cần thiết trong thời gian này. 

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Hàm duy trì thường là dây cung hay khay trong suốt đảm bảo răng ổn định ở vị trí mới, tránh tình trạng răng xô lệch, giúp kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao nhất. 

Các Loại Hàm Duy Trì Sau Khi Niềng Răng

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ,  hàm duy trì thường được sử dụng phổ biến với hai loại là:

Hàm duy trì cố định

Là loại hàm duy trì cố định được chế tạo từ một sợi dây thép với nhiều kích cỡ, hình dạng, có thể thẳng hoặc xoắn được gắn cố định vào phía trong của răng bằng Composite. Khi dùng hàm này, bản thân người dùng không thể tự ý tháo lắp mà phải có sự giúp đỡ của các bác sĩ nha khoa. 

Đây là hàm có độ chắc chắn cao, có hiệu quả rất lớn trong việc duy trì, ổn định của răng. Thời gian đầu khi đeo chưa quen có thể khó chịu và thấy khó vệ sinh. Tuy nhiên người sử dụng phương pháp này cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên, loại bỏ sạch sẽ những vi khuẩn gây hại. 

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Nếu không may hàm duy trì bị bung ra, khách hàng cần đến bác sĩ để nắn, chỉnh lại. Không nên tự ý tháo gỡ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. 

Hàm duy trì tháo lắp 

Hàm tháo lắp bằng kim loại 

Đây là loại hàm rất có ích cho khách hàng khi niềng phải nhổ răng. 

Được làm bằng dây cung kim loại, ôm sát đoạn răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi, có thể dễ dàng tháo lắp và thường đeo vào ban đêm do tính thẩm mỹ không cao.  

Khi mới đeo, bạn có thể thấy hơi khó chịu, nhưng dùng hàm này khả năng thích ứng giữ răng đúng vị trí là rất cao do có sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại

Bạn vui mừng khi được tháo niềng răng nhưng đồng thời cũng lo lắng việc đeo hàm làm mất thẩm mỹ, gây sự bất tiện và khó chịu. Đừng lo hàm duy trì niềng răng tháo lắp sẽ giải quyết vấn đề bạn lo lắng. 

Nhìn qua hàm tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt gần giống với máng tẩy trắng. Hàm được làm từ nhựa trong suốt, chế tạo dựa trên lấy mẫu hàm của khách hàng. 

Vì được làm theo số đo của khung hàm, hàm duy trì bằng nhựa trong suốt ôm vừa khít chọn thân răng. Khác với hai hàm trên, việc đeo hàm bằng nhựa trong suốt 24 giờ cũng sẽ không gây khó chịu. Tuy nhiên việc dễ dàng tháo lắp cũng là nguyên nhân dẫn đến người sử dụng thường quyên không đeo hàm duy trì, gây ảnh hưởng đến kết quả sau niềng răng. 

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Tại Sao Cần Phải Đeo Hàm Duy Trì Sau Khi Niềng Răng

Đeo hàm duy trì có thể hiểu là giai đoạn cuối kết thúc quá trình niềng răng thẩm mỹ. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp chủ quan, nghĩ rằng răng đã chắc khoẻ và đẹp đều cho nên thoải mái ăn uống, không tuân thủ đúng thời gian đeo như chỉ định của bác sĩ. 

Việc này rất nguy hiểm vì không đeo hàm duy trì, trí nhớ về vị trí cũ của dây chằng nha chu sẽ lại khiến răng di chuyển trở lại vị trí ban đầu của nó, gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sức khoẻ và tiền bạc. 

Sau một thời gian dài chịu lực siết, cả răng và xương hàm đều rất nhạy cảm và còn chưa ổn định cộng thêm việc răng và khớp phải hoạt động nhiều trong quá trình ăn uống, răng sẽ rất dễ có xu hướng quay về vị trí mọc ban đầu. Sử dụng hàm duy trì sẽ giúp bạn đảm bảo kết quả niềng răng được tốt nhất. 

Đeo Hàm Duy Trì Trong Thời Gian Bao Lâu Là Tốt Nhất? 

Theo bác sĩ khuyến cáo, thời gian tối thiểu là 6 tháng. Thời gian đầu bạn nên đeo liên tục, có thể tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng nếu bạn sử dụng hàm duy trì tháo lắp. Thời gian sau có thể chỉ cần đeo vào ban đêm khi ngủ. 

Việc tần suất đeo hàm duy trì sẽ được giảm dần theo thời gian, theo lời khuyên từ bác sĩ thời gian đeo hàm có thể bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo có kết quả tốt nhất. 

Ngoài ra cần đúng hẹn thường xuyên tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi kết quả niềng răng, đảm bảo răng đã hoàn toàn ổn định, không gặp bất cứ vấn đề gì. 

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đeo Hàm Duy Trì 

Luôn giữ thói quen giữ gìn, vệ sinh răng miệng

Khi đeo hàm duy trì tuy không cần vệ sinh răng miệng kỹ càng như đeo niềng răng, nhưng cũng không thể qua loa coi thường được. Hãy sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bàn chải dành riêng cho người niềng răng, kết hợp vs sử dụng nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. 

Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ 

Bạn nên đến bác sĩ theo lịch kiểm tra định kỳ để nắm được những thay đổi nhỏ nhất của hàm răng. Thời gian đầu đôi khi sẽ gặp những vấn đề hàm bị xô lệch sau khi tháo niềng, nên bạn cần cẩn trọng theo dõi. Khi răng đã ổn định thì tần suất tái khám sẽ giảm đi. 

Vệ sinh - chăm sóc hàm duy trì 

Hàm duy trì cần được vệ sinh hàng ngày vào mỗi khi vệ sinh răng miệng, không vệ sinh hàm vào nước nóng vì có thể làm hàm nhựa bị biến dạng. 

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Để bảo vệ tốt nhất hàm duy trì bạn nên: 

  • Chỉ tháo hàm duy trì khi thực cần thiết, cất hàm trong hộp đựng kèm, không bọc, vứt hàm linh tinh. 
  • Không rửa vệ sinh hàm quá mạnh, ngâm rửa hàm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng
  • Báo lại bác sĩ làm lại hàm nếu bị mất, hư hỏng

Nhận rõ việc đeo hàm duy trì sau tháo niềng là điều vô cùng quan trọng, hãy tuân thủ, làm đúng theo lời bác sĩ dặn. Đã mất 1- 2 năm đeo niềng chỉnh răng để có hàm răng đều đặn thì ngại gì mà không thêm vài tháng đeo hàm duy trì để bảo vệ răng, tránh răng chạy, xô lệch về vị trí ban đầu gây ảnh hưởng đến cả quá trình niềng bạn nhé. 

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Facebookhttps://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic 

Hotline: 0813336666

Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh