Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào

Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt 3: Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện “Một con chó hiền”

Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau :

MỘT CON CHÓ HIỀN

         Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

         Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

         Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo… Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :

1. Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ

a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống.

b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán.

c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ.

d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ.

2. Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ.

a) Cô Phô-xơ

1. luôn nhìn cô thân thiện.

2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi thấy nó bị đánh đập.

b) Con chó nhỏ

3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn.

4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

3. Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó ?

a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ. .

b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon.

c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.

b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác.

c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.

5. Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này ?

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó.

      Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông… (1) trông rất… (2) Hai cái tai nhỏ… (3), đôi mắt… (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy… (5) tỏ vẻ… (6). Em rất… (7) Cún Bông.

2.  Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào ?

a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người.

b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.

c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo.

d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.

e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu.

3. Bộ phận được in đậm trong câu “Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bi đánh đập.” trả lời cho câu hỏi nào ?

a. Là gì ?

b. Làm gì ?

c. Như thế nào ?

4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh.

a) Bàn chân của nó đen mượt như… trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như…

b) Con chó như… đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.

III. LUYỆN NÓI – VIẾT

Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện “Một con chó hiền”

Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào

I. ĐỌC HIỂU

1. a, b, d

2. a – 2, a – 4; b – 1, b – 3

3. c

4. c

5.

      Đọc xong câu chuyện này em thấy cô Phô-xơ và con chó trong câu chuyện đều rất đáng thương và tội nghiệp. Phô-xơ là một cô gái quê nghèo, không người thân thích, không mái nhà che đầu, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống. Cô chỉ có người bạn duy nhất, thân thiết và cảm thông với cô, đó là con chó của ông chủ quán. Con chó nhỏ này thường ném cho cô những ánh nhìn thân thiện. Cô cũng thương con chó tội nghiệp đó. Tuy kiếm sống bằng nghề hành khất nhưng cô dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất của mình, cô còn dạy nó những điểu tốt. Cô và con chó đều là những thân phận nhỏ nhoi, biết thông cảm với nhau, dành cho nhau những điều tốt đẹp. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả. Trong cuộc sống có những thân phận nhỏ bé, đáng thương và tội nghiệp nhưng họ biết tìm đến với nhau để chia sẻ, thông cảm với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.

(Theo Phạm Thị Nhiệm)

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Thứ tự các từ cần điền : (1) : vàng mượt ; (2) : đẹp mắt ; (3) : dựng đứng ; (4) : tròn xoe ; (5) : rối rít ; (6) : mừng rỡ ; (7) : yêu quý.

2. a, b, c ;

3. c

4.

a) nhung, bông.

b) một người bạn.

III. LUYỆN NÓI – VIẾT

          Tôi là một kẻ hành khất bị người đời ruồng bỏ. Ngưòi bạn duy nhất của tôi là con chó nhỏ của ông chủ quán. Nó dịu hiền như một con người. Chỉ có nó cho tôi những ánh nhìn thân thiện. Thức ăn của kẻ hành khất như tôi chẳng có gì nhưng tôi vẫn cố để dành cho nó những miếng ngon nhất.

          Mùa đông, con chó nhỏ ngủ dưới chân tôi. Tôi rất đau lòng khi thấy nó bị đánh đập khi đã trót ăn những mẩu xương nhỏ của người ta. Nó rất quyến luyến tôi, mỗi khi tôi buồn, nó nhìn vào mắt tôi an ủi. Nó chẳng có tội tình gì, thế mà bà chủ đánh bả nó và nó đã chết trên tay tôi. Tôi đã chôn cất nó. Không thể nói được là tôi đã đau đớn như thế nào. Tôi cảm thấy như vừa mất đứa con của mình vậy.

Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào

Biện pháp tu từ nhân hóa là một trong những biện pháp được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt giúp cho hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa  hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người .

Khái niệm

Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt

Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.

Các sự vật ( đồ vật, con vật, cây cối,…) không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.

Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.

Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.

Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….

Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.

Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.

Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.

Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

Các bước để sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Bước 1: Xác định sự vật ( con vật, đồ vật, cây cối,…) được nhân hóa.

Việc nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biệp pháp nhân hóa là gì? Con vật ( gà, vịt, cá,..), đồ vật ( bàn, ghế, tủ,…), hiện tượng tự nhiên ( mưa, nắng,…)…

Ví dụ: Trong câu: “ Bác chim đang đậu trên ngọc cây hót véo von”

  • Sự vật được nhân hoá trong câu là “ Bác chim”. Dùng từ ngữ của con người “ Bác” để gọi loài chim.

Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa ( gọi, miêu tả, xưng hô) gán cho sự vật được lựa chọn để nhân hóa.

Các sự vật được nhân hóa được lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.

Ví dụ: Trong câu: “ Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới”.

  • Sử dụng từ ngữ xưng hô “ Ông” để gọi Mặt trời.
  • Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ ban phát” dùng cho sự vật được nhân hoá.

Bước 3: Tiến hành thực hiện với nội dung của câu.

Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè ………., chào mào…………., vẹt…………., cu gáy ……………….

  • Trong trường hợp này, chúng ta nên sử dụng từ ngữ nhân hoá miêu tả hoạt động, tính chất giống như con người.

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.

Trên đây là những chia sẻ của Hocmai.vn về  biện pháp tu từ nhân hóa trong chương trình học của các bạn học sinh. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các bạn học sinh nhận biết và áp dụng tốt các biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài tập tiếng Việt.

Để con học tập và ôn luyện tốt hơn môn Tiếng Việt trong năm học 2020-2021, cha mẹ hãy tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của Hocmai.vn giúp con có phương pháp hộc tập phù hợp và mang lại thành tích cao trong học tập.

>>> Phụ huynh đăng ký NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tiếng Việt cho con ngay tại đây: https://hocmai.link/Hocthu_TiengViet_mienphi_TH

Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Thùng thư được gọi và tả bằng những từ ngữ như thế nào