Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Share Tweet

Vai trò của kem chống nắng trong việc phòng chống ung thư da và ngăn ngừa lão hóa là không thể phủ nhận. Và mỗi một sản phẩm kem chống nắng “sinh ra” là để dành cho loại da phù hợp. Hiện tại trên thị trường có rất rất nhiều sản phẩm kem chống nắng của nhiều hãng mỹ phẩm khác nhau. Tuy nhiên để phân loại, thì kem chống nắng có 2 loại điển hình đó là kem chống nắng vật lý và hóa học.

Hai loại kem chống này đều có tác dụng bảo vệ da như nhau. Hơn nữa là mỗi loại đều có thể được đưa vào các công thức được tạo ra cho để phù hợp với từng loại da. Ví dụ, nếu bạn có da thường đến da dầu, có các lựa chọn không trọng lượng, không nhờn; Nếu bạn có làn da thường đến da khô, bạn có thể tìm thấy các sản phẩm có SPF dưỡng ẩm, làm mịn da. Dưới đây là thông tin chi tiết mà bạn có thể tham khảo thêm.

1. Cách phân biệt kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học

Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý

Đặc điểm nhận dạng:

Là loại kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên, khi thoa sẽ có một lớp kem trắng trên da đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ với khả năng phản xạ, phát tán tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da.

Thành phần kem chống nắng vật lý thường có: zinc oxide, titanium dioxide

Ưu điểm:

  • Lành tính, ít gây kích ứng, bảo vệ da bền vững.
  • Có thể ra đường ngay sau khi thoa.

Nhược điểm:

Gây bí da, dễ bóng nhờn, dễ để lại vệt trắng nhem nhuốc, lớp kem chỉ nằm trên bề mặt nên khiến da trắng bạch mất thẩm mỹ.

Phân biệt kem chống nắng hóa học

Đặc điểm nhận dạng:

Được điều chế từ những thành phần hóa học, thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng tiếp xúc da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV này và phân hủy, xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.

Thành phần kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…

Với các thành phần trong kem chống nắng hóa học, bạn cần đọc cẩn thận xem sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng cho bạn hay không.

Mẹo nhanh để phân biệt kem chống nắng: nếu không có zinc oxide và titanium dioxide thì đích thị đó là kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm:

Thấm nhanh vào da, khô thoáng, không gây bóng dầu, không để lại lớp màu trên da.

Nhược điểm:

Sau khi thoa kem chống nắng, cần chờ 15 – 20 phút cho kem hấp thụ vào da rồi mới có thể ra ngoài trời.

Thường xuyên thoa lại sau 2 – 3 tiếng nếu làm việc, vui chơi ngoài trời vì chúng không bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học

Nắm bắt được ưu và nhược điểm của cả hai dạng kem chống nắng vật lý và hóa học mà dạng “con lai” của chúng đã ra đời. Như vậy bạn không cần đau đầu phân biệt kem chống nắng trước khi mua nữa.

Các dòng sản phẩm chống nắng lai vật lý và hóa học này đều có chứa các thành phần hóa học và khoáng chất tự nhiên bảo vệ da khỏi tia UV.

Ngoài ra, với dạng kem chống nắng lai này, bạn hoàn toàn có thể thừa hưởng các “tinh hoa” vốn có của cả hai dạng: thấm nhanh, không gây bết dính, nặng mặt, ít để lại màng trắng, ít gây kích ứng cho da.

Kem chống nắng vật lý là gì?

“Kem chống nắng vật lý chứa thành phần là các khoáng chất hoạt tính, chẳng hạn titanium dioxide (titan oxit) hay zinc oxide (kẽm oxit). Chúng nằm lại trên bề mặt da để làm chệch hướng và tiêu tán tia UV khỏi làn da”, chuyên gia thẩm mỹ Rouleau cho biết.

Kem chống nắng vật lý bảo vệ làn da khỏi cả hai tia UVA, UVB và ánh nắng mặt trời ngay khi bạn thoa kem lên da. Người ta cũng thường gọi loại kem này là kem chống nắng tự nhiên hoặc kem chống nắng khoáng chất.

Rouleau ưa chuộng kem chống nắng vật lý vì nó không bịt kín lỗ chân lông. Tuy nhiên, nhược điểm của loại kem này là tạo cảm giác nặng nề, giống như có một lớp phủ mỏng trên da khiến bạn cảm thấy khó chịu. Lớp kem này cũng dễ bị mồ hôi rửa trôi đi, hoặc việc chà xát (do tay hoặc khẩu trang) cũng khiến kem bị trôi. Điều đó có nghĩa là bạn phải thoa thêm kem khi cần thiết.

Tuy nhiên, Renée Rouleau và Hadley King vẫn tiến cử kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học vì nó ngăn chặn được nhiều bước sóng tia UV và không bị giảm tác dụng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

“Kem chống nắng vật lý hiện nay không còn bị trắng bệt và bết dính như trước kia nữa. Rất nhiều nhãn hàng đã nâng cấp để chúng mịn màng và dễ thoa lên làn da”, King nói.

Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý Drunk Elephant Umbra Sheer Physical Daily Defense tốt cho da.

Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý Bliss Block Star Invisible Daily Sunscreen hoặc Sukin Suncare Tinted Sunscreen được một số chuyên gia tiến cử.

A/ KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC

Kem chống nắng vật lý giúp bạn bảo vệ làn da của mình dưới ánh nắng mặt trời bằng cách làm lệch hướng hoặc chặn các tia UV. Thành phần chứa khoáng chất gồmtitanium dioxide và zinc oxide, tạo ra các màn chắn để chặn lên tia UV.

Kem chống nắng hóa học bảo vệ da bằng cách hấp thụ các tia UV, một số ít loại kem còn có khả năng làm phân tán tia UV trong môi trường.

Bảng so sánh cụ thể kem chống nắng vật lý và hóa học:

Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý có khả năng ngăn chặn sự tấn công của tia UV bằng một cơ chế phản xạ lại tia này, khiến tia cực tím không tác động sâu vào da, từ đó da của người dùng không bị sạm và đen.

Thành phần: Chứa chủ yếu hai thành phần Titanium dioxide và Zinc Oxide.

Cách thức tác động lên da: Thành phần Titanium dioxide chiếm chủ yếu trong sản phẩm kem chống nắng vật lý sẽ tạo trên da một lớp kem có màu trắng khi bôi. Và đây chính là màng bảo vệ da, giúp phản xạ và phân tán lại tia cực tím để chúng không đi sâu vào da.

Ưu điểm:

  • Chống được tia UVA, tia UVB và đồng thời có thể chống nắng phổ rộng.
  • Sau khi bôi kem có thể ra ngoài nắng liền.
  • Chất kem bám lâu trên da, lâu trôi kem.
  • Ít kích ứng và hạn chế tác động lên da, nhất là với người mẫn cảm với bệnh da đỏ.
  • Thích hợp với hầu hết các loại da, đáp ứng tốt với người da mụn.
  • Hạn sử dụng kem vật lý khá lâu dài.

Nhược điểm:

  • Không tự nhiên do chất kem quá trắng
  • Tạo lớp màng có thể gây bí da, khiến chúng mất sự trao đổi mồ hôi dẫn đến kem nhanh trôi nên tốn thời gian bôi lại kem.
  • Chất kem đặc nên mất rất lâu để chúng thấm vào da.
  • Khi thoa không đồng đều kem lên da, tia UV sẽ thừa cơ hội chen chúc giữa các phân tử có chức năng chống nắng và gây hại cho da.

Đối tượng sử dụng: Phù hợp với mọi loại da, nên ai cũng có thể dùng

Cách sử dụng: Có thể sử dụng trước công đoạn thoa kem dưỡng da.

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học thuộc dạng hữu cơ, bởi thành phần của chúng từ các chất hữu cơ có gốc carbon là chủ yếu.

Sự khác nhau giữa kcn vật lý và hóa học

Thành phần của kem chống nắng hóa học đều là hữu cơ

Thành phần thường gặp: Avobenzone, oxybenzone, mexoryl SX và XL, sulisobenzone….

Cách thức tác động lên da: Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học thực hiện chống nắng như một màng lọc hóa chất. Chúng sẽ hấp thu, sau đó thẩm thấu các chùm tia UV và chuyển hóa sang dạng có bước sóng năng lượng thấp. Từ đó, các loại tia từ ánh sáng mặt trời không gây tổn thương trên da của người sử dụng kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm:

  • Chất kem mỏng, có thể thoa đều và thấm nhanh hơn trên da.
  • Không cần bôi thêm dòng kem hỗ trợ bảo vệ da khác, vì tia UV không bao giờ len lỏi vào da giống như dạng kem chống nắng vật lý.
  • Tạo độ tự nhiên cho da, không gây bóng da.
  • Có thể kết hợp thêm nhiều chất điều trị đi kèm như peptide, peptide làm tăng tác động chống nắng.

Nhược điểm:

  • Không thể ra nắng ngay sau khi bôi, bởi mất 20 phút kem mới thấm sâu vào da.
  • Dễ khiến da xuất hiện đốm nâu do cách chuyển hóa tia UV kem chống nắng trên da.
  • Cứ sau 2 giờ kem mất độ bền vững, phải bôi liên tục trong ngày.
  • Dễ kích ứng với da thiếu độ ẩm hay có thể bị ngứa. Đặc biệt, với da nhạy cảm, SPF từ 50 trở lên rất dễ kích ứng.
  • Với da có chứng Rosacea, hay bị mẩn đỏ.
  • Người da dầu rất dễ bị lên nhiều mụn.

Đối tượng sử dụng: Không dùng cho người có làn da nhạy cảm, người da dầu...

Cách sử dụng: Thoa lên da trước khi thoa kem dưỡng da.