Em có động tính với quan điểm đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp vị sao

Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Show

“Xin đừng vội nghĩ cứ có bằng cấp, học vấn cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong khi đó có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.”

(Trích“Học vấn và văn hóa”– Trường Giang)

Câu 1:Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

A.Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2:Tìm câu chủ đề của đoạn văn (0,5 điểm)

Câu 3:Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của mỗi một người (1 điểm)

Câu 4:Đọc đoạn trích, anh (chị) hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi một người là gì? (1 điểm)

Câu 5:Từ bài học rút ra trong đoạn trích trên, anh chị hãy viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: “Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta” (3 điểm)

Đáp án

Câu 1:C

Câu 2:

Chủ đề của văn bản là: Mối quan hệ giữa học vấn và văn hóa

Câu 3:

Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến văn hóa của mỗi người:

-Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa.

- Tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

Câu 4:

Yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi người làý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Câu 5:

“Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta”

a. Giải thích

- Nhân cách là phẩm chất, tính cách của mỗi người.

- Nhân cách là giá trị con người, là phẩm chất làm người.

- Ý kiến trên hoàn toàn chính xác.

b. Chứng minh

- Vì sao nhân cách là thước đo giá trị mỗi con người

+ Con người phân biệt với con vật ở tình người, ở ý chí, ở phẩm chất người nên làm người phải có nhân cách.

+ Con người có thể có địa vị, bằng cấp nhưng địa vị, bằng cấp không quyết định nhân cách, không làm nên nhân cách một con người. Điều quan trọng nhất vẫn là phẩm chất, tính cách.

+ Nhân cách để phân biệt người tốt với người xấu. Những phẩm chất chung, đáng ngợi ca là thước đo cho con người trong xã hội đế sống có nhân cách

-Thế nào là sống có nhân cách

+ Có lòng tự trọng, có ý chí vượt qua khó khăn.

+ Biết sẻ chia, yêu thương với những người thân và những người có hoàn cảnh éo le.

+ Biết quan tâm đến gia đình, sau đó là những người ngoài xã hội. Không trở thành gánh nặng của mọi người.

-Sống không có nhân cách là những phẩm chất trên đều bị vi phạm. Nhân cách là điều không thể nhận ran gay ở vẻ bề ngoài mà phải biết quan sát, thấu hiểu mới nhận ra.

c. Mở rộng

-Làm người phải có nhân cách

- Sống tử tế, chân thật chứ không làm vì mục đích kiếm lợi, để đánh bóng bản thân.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT số 1 MK

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT số 1 MK với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 1 MK

.....................

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN THI: NGỮ VĂN KHỐI 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao phát đề)

ĐỀ II (Đề thi gồm 02 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ trí thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng, tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích Học vấn và văn hóa - Trường Giang)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một người? (0.5 điểm)

Câu 3: Đọc đoạn trích, anh/chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (1.0 điểm)

Câu 4: Theo anh/chị quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần đọc hiểu. "Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình".

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng.

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

........................HẾT......................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi con người:

- Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lý tưởng sống của một con người.

- Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là:

- Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.

- Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, lý giải

* Cách giải: Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân, có lý giải cụ thể. Trình bày theo hình thức đoạn văn ngắn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, giải thích, bình luận

* Cách giải:

* Giải thích:

- Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chât và tinh thần mà con người sáng tạo ra. Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc,hay là cả một nền văn hóa.

=> Ý cả câu: Con người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình.

* Phân tích, bàn luận:

+ “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhât để hình thành phong cách sống văn hóa.

+ Trường đời là môi trường thực tế tôi luyện con người.

+ Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống mỗi người. Nhờ có gia đình, môi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ…

Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của môi người. (dẫn chứng thực tế)

* Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá sống thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động.

* Bài học nhận thức và hành động: Cần phải tu dưỡng đạo đức hằng ngày, biết tự trọng, biết xấu hổ, sống vị tha, nhân ái…

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn.

- Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ.

2. Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

-Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ: "đùn đùn", "giương", "phun".

+ Từ "đùn đùn"gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra

+ "Giương'rộng ra

+ Từ "phun"gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu.

=> Cảnh vật được miêu tả với sức sống mãnh liệt. Như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy khiến cho màu xanh của lá hòe "đùn đùn" lên và tán giương lên che rợp, khiến cho cây lựu ở hiên nhà "phun" ra màu đỏ. Thiên nhiên hiện lên sống động vô cùng.

- Trong bài thơ có các màu sắc: màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, hoa sen (có cả mùi thơm của hương sen), tất cả đều dưới ánh nắng chiều màu vàng (lầu tịch dương).

- Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng “lao xao” của “chợ cá làng ngư phủ”, tiếng rên rỉ (từ cổ - "dắng dỏi") của ve sầu nghe như tiếng đàn ("cầm ve") từ trên lầu dưới ánh nắng chiều.

=> Bức tranh mùa hè còn có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. Tuy ít nói tới con người nhưng ta vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người rất gần gũi: những cây hòe, cây lựu, hồ sen... không phải là những thực vật hoang dã mà có sự tham gia chăm sóc của bàn tay con người. Cho nên, bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy có cái hiên nhà "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ", cái ao (trì) "Hồng liên trì đã tiễn mùi hương", và cả ngôi lầu "Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương". Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh tiếng người được nghe từ xa "Lao xao chợ cá làng ngư phủ"...

=> Các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, hài hòa giữa con người với cảnh vật. Đó đều là những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, đất nước con người Việt Nam.

b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

- Nhà thơ tập trung những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác nữa để quan sát cảnh thiên nhiên.

- Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế: màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu...

- Thiên nhiên càng hiện lên cụ thể bao nhiêu, càng đẹp bao nhiêu thì chứng tỏ tâm hồn nhà thơ càng đẹp bấy nhiêu. Một tâm hồn đẹp đẽ nhất định phải xuất phát từ thế giới quan lành mạnh. Bao trùm lên từ tấm lòng yêu nước, yêu đời của Ức Trai.

- Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.

+ Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân đến trọn đời.

+ Đồng thời câu thơ cũng có nghĩa: Nếu có đàn Ngu (đàn của vua Nghiêu) sẽ gảy lên một khúc nhạc - ca ngợi cuộc sống thái bình, nhân dân giàu đủ khắp bốn phương. Đây là lời ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đến nhân dân.

+ Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, nhưng đồng thòi cũng là niềm mong ước cho đất nước thái bình, lời khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn“rủ lòng thương yêu và chăm sóc muôn dân, khiến cho chỗ thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán cừu”(lời trong một bản tấu của Nguyễn Trãi). Đó cũng chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc của ông: “Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”.Tư tưởng đó bắt nguồn từ lời dạy của Khổng Tử:“Dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh (Dân là gốc, xã tắc là quý, vua là nhẹ).

+ Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi: câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.

+Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông.

+ Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.

HocTot.Nam.Name.Vn

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT An Phúc

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT An Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tân Châu

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Tân Châu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đồng Đăng

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Đồng Đăng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT thị xã Sa Pa

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT thị xã Sa Pa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Bình Thủy

    Giải chi tiết đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Bình Thủy với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (chi tiết)

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)

    Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) trang 55 SGK Ngữ văn 10. Câu 4. Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ.

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp hay nhất

  • Dàn ý nghị luận xã hội về lối sống đẹp (2 Mẫu)
  • Viết bài văn trình bày cảm nghĩ của em về một con người có hành động đẹp trong cuộc sống
  • Suy nghĩ về lối sống đẹp
  • Nghị luận xã hội về lối sống đẹp ngắn gọn (7 Mẫu)
  • Nghị luận xã hội về lối sống đẹp đầy đủ (8 Mẫu)

Dàn ý nghị luận xã hội về lối sống đẹp

Dàn ý số 1

I. Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí sống đẹp

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Đây là một ca dao nói về vẻ đẹp trong trắng của hoa sen. Hoa sen dù sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn, một hình ảnh rất đẹp. ý nghĩa hoa sen còn nhắc đến một đạo lí của của con người đó là sống đẹp. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về sống đẹp ở con người.

II. Thân bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí sống đẹp

1. Thế nào là sống đẹp:

  • Sống đẹp là sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh
  • Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú
  • Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức
  • Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người
  • Sống đẹp là sống vui tươi, hạnh phúc

2. Biểu hiện của sống đẹp:

  • Sống văn minh
  • Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
  • Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
  • Sống lạc quan, yêu đời

3. Ý nghĩa của sống đẹp:

  • Được mọi người yêu quý
  • Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
  • Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

4. Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:

  • Sống phải biết nghĩ cho người khác
  • Phải biết cống hiến
  • Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tư tưởng đạo lí sống đẹp

- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp

- Em sẽ làm thế nào để có lối sống đẹp

Dàn ý số 2

1. Mở bài

- Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, trong một cộng đồng rộng lớn, mỗi cá nhân lại có những nét riêng biệt để phân biệt lẫn nhau.

- Thế nhưng dù có khác biệt đến mấy, thì xã hội vẫn luôn mong muốn và hướng con người đến một lối sống đẹp, sống văn minh, bằng nhiều hình thức định hướng, giáo dục từ gia đình đến nhà trường.

- Có thể nói sống đẹp được coi là một tiêu chuẩn chung mà con người luôn hướng đến trong xã hội kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

2. Thân bài

* Định nghĩa và biểu hiện của sống đẹp:

- Sống đẹp là một khái niệm rộng, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau.

- Một người sống đẹp tức là một người luôn có những ước mơ và lý tưởng tốt đẹp, luôn nỗ lực hết mình để lao động, để sáng tạo sớm ngày chạm tay vào ước mơ, vào mục tiêu mà mình đã đặt ra.

- Đề cao việc tu dưỡng rèn luyện phẩm cách đạo đức, sống có lòng tự trọng, nhân ái, con người đối xử với nhau một cách chân thành và cao thượng, biết khoan dung cho nhau.

- Biết im lặng để lắng nghe nhiều hơn, biết chia sẻ, biết cảm thông, tôn trọng và yêu thương gia đình, không tùy tiện phán xét hay chỉ trích một người nào đó.

- Nghiêm túc chấp hành pháp luật, là một công dân gương mẫu, có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước tha thiết, sẵn sàng ra đi khi Tổ quốc gọi tên

- Không bị cám dỗ bởi những giá trị tầm thường, những thói hư tật xấu, đặt lợi ích của tập thể lên trên nhu cầu của cá nhân.

* Ý nghĩa của việc sống đẹp:

- Người sống đẹp trước hết sẽ được mọi người trong xã hội yêu quý, được tôn trọng, ngưỡng mộ, thành công hơn trong cuộc sống.

- Giúp xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn, giảm thiểu những tệ nạn, những vấn đề khiến dư luận phải đau đầu.

- Một người sống đẹp sẽ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, dù khi đã về với cát bụi cũng được mọi người nhắc đến với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng.

* Thực trạng hiện nay:

- Sự du nhập văn hóa nước ngoài khiến một bộ phận lớn giới trẻ hiểu sai và có suy nghĩ lệch lạc, thậm chí cổ súy cho lối sống Tây-ta hỗn loạn, xa rời đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Dần coi thường việc tu dưỡng đạo đức và tri thức, quên đi việc bồi dưỡng tâm hồn để sa đà lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ như mạng xã hội, game, những cuộc tụ tập chè chén vô nghĩa.

- Xã hội ngày càng trở nên vô cảm, thiếu hơi ấm của tình người. Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, do lối sống sa ngã, suy đồi đạo đức, dẫn tới một xã hội rối ren và phức tạp khó kiểm soát.

- Sống không hề có lý tưởng có ước mơ, cổ súy tư tưởng thích hưởng thụ, tinh ăn lười làm, lười sáng tạo, lãng phí thanh xuân.

* Bài học:

- Con người phải luôn nỗ lực và cố gắng có được lối sống đẹp, để không trở thành nỗi thất vọng của gia đình, nhà trường, không trở thành gánh nặng cản trở bước phát triển của đất nước.

- Đối với các em học sinh, việc cần thiết nhất là chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, nghe lời dạy bảo của thầy cô cha mẹ, tuân thủ nội quy trường lớp, xác định cho mình ước mơ và lý tưởng, cũng như những mục tiêu gần và nỗ lực hết mình để hoàn thành nó.

3. Kết bài

- Sống đẹp chưa bao giờ là khó khăn, chỉ cần tâm hồn chúng ta luôn hướng về cái đẹp, cái thiện ắt sẽ tự rèn cho mình một lối sống đẹp.

- Sống đẹp khiến tâm hồn con người trở nên thư thả, cuộc sống hạnh phúc, dù gặp bất kỳ khó khăn nào cũng không cảm thấy nản chí.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp

  • Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay
  • Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp - Mẫu 2
  • Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 3
  • Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 4
  • Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 5
  • Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 6
  • Đoạn văn viết về lối sống đẹp - Mẫu 7

Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay

Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp – ấy chính là sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích. Vậy thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có ích, sống cao đẹp, cao thượng, biết làm nhiều việc tốt, việc thiện, biết hi sinh và cống hiến; sống cho mọi người và sống hết mình. Quả đúng như vậy, ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vô vàn phương diện khác nhau. Sống đẹp chính là lối sống tích cực phù hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống đẹp còn phải có những hành động, tình cảm, việc làm thiết thực đem lại hiệu quả cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, và biết rộng mở vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta và biết cách đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh…. Sống đẹp là khi vấp ngã phải biết đứng dậy, thành công không tự mãn. Ai cũng đều có thể sống đẹp, nếu như thế thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao, sẽ không còn những xấu xa, sẽ không còn những mảng tối trong cuộc sống. Vì thế chúng ta hãy làm nên sự khác biệt, hãy biết sống có ích mỗi ngày, biết phê phán đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ lẽ phải. Hãy là một tấm gương, hãy tìm một mục đích sống của mình để sống có ích từng ngày từng giờ, đừng lãng phí một thời gian nào cả và chúng ta sẽ giúp thế giới trở thành một ngôi nhà tốt đẹp cho mọi người. Sự thật là mọi thứ tồn tại trên đời này đều có nguyên do của nó. Bông hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những chén mật ngọt ngon. Còn con người, tồn tại để làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh trở nên ý nghĩa. Kết lại, chúng ta “phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì những dĩ vãng đớn hèn của mình”.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lối sống đẹp - Mẫu 2

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp” là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối “sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người. Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú, phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, không ngừng tiến bộ, vươn lên sáng tạo và thành công. Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người, luôn vui tươi, hạnh phúc. Như vậy, sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng cao đẹp. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp, trước hết là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi con người đều có mối liên hệ nhất định đối với gia đình và xã hội. Khi còn nhỏ, chúng ta thụ hưởng thành quả lao động từ người khác. Khi trưởng thành, chúng ta phải tích cực lao động, vừa để xây dựng lối sống cho riêng mình vừa để góp sức xây dựng xã hội. Biết cho đi để được nhận về, biết cống hiến hơn là thụ hưởng. Biết sẻ chia, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hơn là chỉ lo vun vén cho bản thân, ích kỉ với người khác. Đừng tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội chỉ vì lòng tham và ích kỉ. Sống đẹp là phải nỗ lực thành công trong công việc và trong đời sống. Không có con đường nào êm ái dẫn đến thành công. Chỉ có những con đường đầy chông gai, thử thách mới đưa bạn đến với chiến thắng vẻ vang. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang “sống đẹp”, sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 3

Ai cũng mơ nghĩ về một cuộc sống tươi đẹp và một lối sống thật đẹp nhưng mấy ai đã thực hành điều đó. Cuộc sống đẹp nhất chỉ có thể là cuộc sống vì người khác. Khi biết sống vì người khác, có thể cuộc sống sẽ khó khăn hơn nhưng nhất định tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Muốn xây dựng lối sống đẹp, bạn phải biết làm chủ cuộc sống của mình, tự mình làm việc và làm những việc mình có thể làm, không ngồi chờ những điều mình mong muốn sẽ xảy đến. Bạn phải nhận thức đúng về những gì đang diễn ra và giải quyết chúng, tôn trọng thực tế khách quan, không nên áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình cho người khác và bắt mọi người, mọi việc phải theo ý của mình. Sống thật đẹp và chủ động giải quyết những gì đặt ra trong đời sống hiện tại. Đó cũng là sự chuẩn bị tích cực cho tương lai để không phải hối tiếc về những gì mà mình đã làm; không nên đắm chìm và luyến tiếc quá khứ hoặc ngồi không để lo lắng cho những gì chưa xảy đến. Hãy luôn là chính mình trong mọi hoàn cảnh. Và khi mắc lỗi, hãy tự kiểm điểm mình và khắc phục sai lầm đó, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. Yêu thương mình và mọi người, “thương người như thể thương thân”. Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thế thụ động và lười biếng. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làm được hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn. Hãy sống theo cách khách quan và quan tâm đến cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra hơn là mong muốn mọi thứ sẽ xảy ra như bạn mơ ước. Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay; không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng quá mức đến tương lai. Sống được như vậy mới gọi là sống đẹp.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 4

Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có lối sống đẹp đáng ngưỡng mộ mà chúng ta phải học tập, nó là lối sống đúng đắn, trong sạch, thanh tao. Vậy sống đẹp là gì? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người."Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp, phải không nào?

Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 5

Cuộc sống luôn vần xoay, đổi dời, văn minh và tiên tiến hơn nhưng tôi dám chắc rằng, sống đẹp chính là chân lý, điều căn cốt bất di bất dịch, trường tồn mãi mãi. Sống đẹp không phải là một điều gì lớn lao, phi thường mà chính là phong cách sống, thái độ sống của chúng ta. “Sống” không phải là tồn tại theo nghĩa đơn thuần, mà nó mục đích để con người hướng tới. Bạn có ý tưởng, ước mơ, có tình yêu thương, biết san sẻ và giúp đỡ người khác, đó đã gọi là sống đẹp. Định nghĩa về sống đẹp thật rộng nhưng đơn giản, đó là cách sống có trách nhiệm với bản thân mình , gia đình và cả xã hội. Trong lịch sử dân tộc, có biết bao tấm gương sống đẹp như Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu. Họ là những vị anh hùng, có lý tưởng, hoài bão, tinh thần yêu nước, dám hi sinh quên mình để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. Trong cuộc sống hiện đại, khi chiến tranh lùi xa, sống đẹp được thể hiện ở tình thần tương thân, tương ái, đoàn kết và sẻ chia giữa người với người. Đại dịch COVID-19 vừa qua đã gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn đó, điều làm chúng ta ấm lòng chính là những “vòng tay” nồng nhiệt, thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” truyền thống của dân tộc. Chính phủ, nhà nước đã tạo điều kiện để đón các công dân từ nước ngoài về quê hương, với phương châm “không để một ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID-19”. Giữa tình cảnh hàng chục, hàng nghìn hoạt động kinh tế đóng cửa, khiến người dân lao động thất nghiệp, ta vẫn thấy những cánh tay của các mạnh thường quân dang rộng, phát gạo, thực phẩm miễn phí cho người khó khăn. Đó là những nét đẹp để lại dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam lẫn bạn bè quốc tế, tạo nên niềm tự hào dân tộc. Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những việc làm tốt đẹp trên, có không ít bộ phận, cá nhân vì ích kỉ mà làm trái luân lý, đạo đức. Cũng trong tình hình rối ren của dịch bệnh, nhiều chủ tiệm kinh doanh các thiết bị y tế lợi dụng thời cơ trục lợi như nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay. Giả vờ khó khăn để kiếm chác, tranh giành với những hoàn cảnh khó khăn. Sống đẹp là điều tốt, đáng được tuyên dương còn ngược lại, sống ích kỷ, tiểu nhân là hành động đáng lên án. Lâu dần, những thói quen xấu sẽ trở thành mầm bệnh, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Để sống đẹp không phải chỉ ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình tu dưỡng, thay đổi, nhìn cuộc sống tích cực. Biết tránh xa, lên án những hành động xấu, nhân rộng tấm lòng nhân ái, lành mạnh trong suy nghĩ và hành động mới có thể hướng đến sự sống đẹp. Là học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cần phải biết dặn mình, chăm chỉ học tập, noi gương những tấm gương tốt để dặn lòng cố gắng. Ngay từ bây giờ và ngay lúc này, bản thân cần chăm chỉ học tập, biết yêu thương và sống có trách nhiệm.

Viết đoạn văn suy nghĩ về lối sống đẹp - Mẫu 6

Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người. Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thanh niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn. Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa?

Đoạn văn viết về lối sống đẹp - Mẫu 7

Sống đẹp là sống như thế nào và ý nghĩa của nó là gì ? Sống đẹp là sống có lí tưởng, hoài bão, có mục đích rõ ràng, cao cả. Người sống đẹp biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết và họ suốt đời phấn đấu, hi sinh cho mục đích cao cả đó. Trước hết, những người sống đẹp tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc, đất nước. Trong lịch sử Việt Nam, biết bao tấm gương chiến đấu hi sinh chống quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc của tổ tiên. Tên tuổi của họ được lưu danh muôn thuở. Danh tướng Trần Bình Trọng nổi tiếng với câu nói tràn đầy khí phách trước quân thù: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Những con người sống đẹp là những con người có tinh thần lao động siêng năng, sáng tạo ; mạnh dạn xóa bỏ những lạc hậu, phản động, xây dựng những cái mới mẻ, tiến bộ, làm cho xã hội không ngừng phát triển, đem lại cuộc sống giàu đẹp cho nhân dân. Ngày nay, thế hệ trẻ đang say sưa lao động trên khắp các công trình dựng xây đất nước như: công trình đường dây điện cao thế 500 kilôvôn chạy suốt chiều dài đất nước; những giàn khoan dầu khí trên biển Đông, những nhà máy thủy điện sông Đà, Trị An, Yaly, Thác Mơ. Tuổi trẻ học đường hôm nay cũng ôm ấp những ước mơ cao đẹp, luôn luôn hướng tới những chân trời rộng mở và khao khát được tiếp bước những thế hệ đi trước, biến ước mơ thành hiện thực.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về lối sống đẹp