So sánh viêm kết mạc và viêm loét giác mạc năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Châu - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm, có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng bệnh giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh, điều trị kịp thời tránh để lại di chứng.

Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy. Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thủng nhãn cầu, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

Các nguyên nhân gây viêm giác mạc bao gồm:

  • Viêm biểu mô giác mạc nông: Tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus. Hoặc do sự rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.
  • Viêm giác mạc sâu: Tác nhân gây bệnh thường theo đường máu, có thể do lao, giang mai, phong, virus,...
  • Viêm giác mạc sợi: Thường do bệnh nhân bị khô mắt có thể do tiêu hao nhiều nước mắt (Thường xuyên thức đêm, mất ngủ, mắt nhắm không kín do liệt VII, hở mi,...), do không sản xuất đủ nước mắt (thiếu vitamin A, dị ứng thuốc, một số loại thuốc tra mắt,....)
  • Viêm loét giác mạc: nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, nấm, amip, microsporidia,...

Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét giác mạc mà bạn cần đề phòng như: Biến chứng của bệnh mắt hột như lông quặm, khô mắt,...; khô mắt do thiếu vitamin A; tổn thương thần kinh như Liệt VII (gây mắt nhắm không kín); chấn thương mắt như gây trầy, rách giác mạc; do kính áp tròng dùng không đúng cách,...

So sánh viêm kết mạc và viêm loét giác mạc năm 2024

Dùng kính áp tròng không đúng cách cũng gây nên viêm giác mạc.

2. Triệu chứng viêm giác mạc

Khi mắt của bạn xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến các phòng khám mắt hoặc Bệnh viện chuyên khoa mắt để chẩn đoán bệnh kịp thời:

  • Khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát.
  • Chói mắt, sợ ánh sáng.
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Mắt đỏ, cảm giác nhìn mờ.
  • Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc thường xuất hiện những đốm trắng.
  • Sưng nề mi mắt, khó mở mắt.
  • Nhiều ghèn, dử mắt màu trắng vàng hoặc vàng.

So sánh viêm kết mạc và viêm loét giác mạc năm 2024

Khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt có thể là những triệu chứng của viêm giác mạc mắt.

3. Điều trị bệnh viêm giác mạc

Người bệnh viêm giác mạc cần được điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này. Thông thường, viêm giác mạc sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc, bệnh nhân có thể được phẫu thuật tùy theo tình trạng mà có các phương pháp phẫu thuật khác nhau: Phủ kết mạc, ghép màng ối, ghép giác mạc,...

Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc:

  • Không nên băng kín mắt vì sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
  • Nên đeo kính mát giúp bảo vệ mắt tránh những kích thích từ môi trường.
  • Không nên đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị.
  • Tránh dụi mắt hay những vật thể có tác động đến mắt.

4. Các phòng bệnh viêm giác mạc như thế nào?

  • Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi,...
  • Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường tránh bụi và dị vật bay vào mắt.
  • Dùng kính bảo vệ mắt trong trường hợp bị hở mi.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc.
  • Không dùng tay dụi mắt, không tư sử dụng các vật dụng để lấy dị vật, không đắp các loại thuốc lá trực tiếp vào mắt.
  • Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.
  • Chú ý khi sử dụng kính áp tròng vệ sinh trước và sau khi đeo kính.

Bệnh viêm giác mạc rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa. Chính vì những biến chứng do bệnh để lại nghiêm trọng nên người bệnh khi thấy các triệu chứng khó chịu ở mắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

  • Các bệnh lý thường gặp ở giác mạc
  • Điều trị viêm giác mạc do virus herpes (HSV)
  • Cộm và ngứa mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Viêm giác mạc Herpes simplex là nhiễm trùng giác mạc do herpes simplex. Có thể bao gồm cả mống mắt. Các triệu chứng cơ năng và thực thể gồm cảm giác cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng và cương tụ kết mạc. Hay tái phát và có thể dẫn đến giảm cảm giác giác mạc, loét, sẹo vĩnh viễn, mờ mắt, mỏng lớp đệm giác mạc và giảm thị lực. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh loét giác mạc hình cành cây và đôi khi là nuôi cấy vi rút. Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút tại chỗ hoặc toàn thân.

Viêm giác mạc do herpes simplex thường ảnh hưởng đến bề mặt giác mạc nhưng đôi khi liên quan đến lớp đệm giác mạc (các lớp sâu hơn của giác mạc) hoặc bề mặt giác mạc bên trong (nội mô), tiền phòng và mống mắt. Tổn thương nhu mô có thể là do đáp ứng miễn dịch với vi rút.

Viêm giác mạc do Herpes simplex là nguyên nhân chính gây mù lòa trên toàn thế giới.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm giác mạc do Herpes Simplex

Nhiễm trùng nguyên phát

Nhiễm trùng nguyên phát thường là viêm kết mạc đơn thuần không đặc hiệu, từ khi còn nhỏ và thường không ảnh hưởng đến giác mạc. Nếu giác mạc tổn thương, sẽ có các triệu chứng sớm bao gồm cảm giác cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng và cương tụ kết mạc. Đôi khi viêm bờ mi có mụn nước kèm theo, triệu chứng xấu đi, nhìn mờ, mụn nước vỡ gây loét sau đó tự phục hồi không để lại sẹo trong khoảng 1 tuần.

Nhiễm trùng tái phát

Herpes mắt tái phát ảnh hưởng đến giác mạc. Viêm giác mạc herpes simplex có ba dạng chính là

  • Viêm giác mạc biểu mô (viêm giác mạc đuôi gai)
  • Viêm giác mạc dạng đĩa (viêm nội mạc tại chỗ)
  • Viêm giác mạc

Sự tái hoạt của herpes simplex tiềm ẩn có thể được kích hoạt do tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím (ví dụ: ánh sáng mặt trời gay gắt, liên kết chéo giác mạc [phương pháp điều trị bằng tia cực tím làm cứng giác mạc] hoặc các thủ thuật khúc xạ bằng laser), sốt, kinh nguyệt, căng thẳng thể chất toàn thân đáng kể (ví dụ: bỏng hoặc gãy xương nhiều nơi), ức chế miễn dịch hoặc sử dụng glucocorticoid (bôi mắt, tiêm quanh mắt, tiêm nội nhãn hoặc toàn thân). Các đợt tái phát thường có dạng viêm giác mạc biểu mô (còn gọi là viêm giác mạc đuôi gai), với biểu hiện chảy nước mắt, cảm giác dị vật và tổn thương phân nhánh đặc trưng (đuôi gai hoặc ngoằn ngoèo) của biểu mô giác mạc với các đầu tận cùng giống bóng đèn nhuộm màu huỳnh quang. Tái phát nhiều lần có thể giảm cảm giác ở giác mạc hoặc tê giác mạc, loét, sẹo vĩnh viễn, mờ mắt, mỏng lớp đệm giác mạc và giảm thị lực.

Hầu hết các bệnh nhân viêm giác mạc hình đĩa, có tổn thương nội mạc giác mạc, đều có tiền sử viêm biểu mô. Viêm giác mạc hình đĩa là một tổn thương sâu hơn, hình đĩa, khu trú của mô đệm giác mạc thứ phát phù nề và có sương mù kèm theo viêm màng bồ đào trước. Dạng này có thể gây ra đau nhức, sợ ánh sáng và mất thị lực.

Viêm giác mạc mô đệm có khả năng gây hoại tử mô đệm và đau nhức dữ dội, sợ ánh sáng, cảm giác dị vật, loét, sẹo vĩnh viễn, mờ đục, tân mạch, mỏng mô giác mạc và giảm thị lực không hồi phục.

  • Khám sinh hiển vi
  • Thuốc tra ganciclovir hay trifluridine
  • Acyclovir hoặc valacyclovir uống hoặc đường tĩnh mạch
  • Trường hợp tổn thương nhu mô và viêm màng bồ đào, có thể sử dụng corticosteroid tại chỗ cộng với thuốc kháng vi rút

Hầu hết bệnh nhân đều được điều trị bởi bác sĩ nhãn khoa. Nếu có tổn thương nhu mô và viêm màng bồ đào thì bắt buộc phải chuyển chuyên khoa mắt.

Viêm giác mạc đuôi gai (biểu mô) có thể được điều trị bằng liệu pháp tại chỗ (ví dụ: gel ganciclovir 0,15% bôi mỗi 3 giờ khi thức [5 lần/ngày] hoặc thuốc trifluridine 1% nhỏ, 2 giờ một lần khi thức [9 lần/ngày]). Liệu pháp tại chỗ thường có hiệu quả và giảm dần sau 2 đến 3 tuần.

Ngoài ra, liệu pháp uống (ví dụ, acyclovir 400 mg uống 3 đến 5 lần/ngày hoặc valacyclovir 1000 mg uống 2 lần/ngày) cũng có hiệu quả. Acyclovir 400 mg uống hai lần/ngày hoặc valacyclovir 500 đến 1000 mg uống một lần/ngày có thể được kê đơn làm liệu pháp ức chế để ngăn ngừa tái phát thường xuyên cũng như để bảo vệ thị lực ở những bệnh nhân có thị lực bị đe dọa.

Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể cần thuốc kháng vi rút đường tĩnh mạch (ví dụ, acyclovir 5 mg/kg đường tĩnh mạch, 8 giờ một lần trong 7 ngày).

Nếu lớp biểu mô quanh tổn thương loét hình cành cây lỏng lẻo và phù, thì có thể cạo biểu mô bằng đầu tăm bông trước khi điều trị thuốc để tăng tốc độ hàn gắn biểu mô. Thuốc bôi để giảm chứng sợ ánh sáng bao gồm atropine 1% hoặc scopolamine 0,25% 3 lần/ngày.

  • Viêm giác mạc do herpes simplex điển hình là tái phát nhiễm trùng mắt do herpes simplex nguyên phát thường là viêm kết mạc không đặc hiệu, tự khỏi.
  • Các phát hiện đặc trưng bao gồm tổn thương giác mạc hình đuôi gai hoặc ngoằn ngoèo phân nhánh (biểu hiện viêm giác mạc đuôi gai), hình đĩa, phù giác mạc khu trú và sương mù cộng với viêm màng bồ đào trước (biểu hiện viêm giác mạc không hình thành), hoặc sẹo mô đệm (biểu hiện viêm giác mạc mô đệm).
  • Chẩn đoán dựa vào tổn thương loét hình cành cây, bằng nuôi cấy vi rút hoặc bằng que tăm bông lấy bệnh phẩm NAAT.
  • Điều trị đòi hỏi thuốc kháng vi rút, thường là ganciclovir hoặc trifluridin hoặc uống acyclovir hoặc valacyclovir.

So sánh viêm kết mạc và viêm loét giác mạc năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Viêm kết mạc khác viêm giác mạc như thế nào?

Viêm kết mạc mi mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ thường do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút, dị ứng hoặc khi ống lệ ở trẻ sơ sinh mở chưa hoàn toàn. Còn giác mạc là một lớp mô trong suốt phía trước mắt, bao phủ mống mắt và đồng tử tròn, giống như một tinh thể đồng hồ bao phủ mặt đồng hồ.

Viêm kết mạc có giả mạc bao lâu thì khỏi?

Khi bị viêm kết mạc có giả mạc, những biểu hiện ở mắt cùng cảm giác khó chịu do bệnh gây ra khiến không ít người bệnh mệt mỏi, cảm thấy lo lắng. Viêm kết mạc có giả mạc có thể khỏi sau khoảng 10 ngày can thiệp điều trị bóc giả mạc, nhiều trường hợp có thể can thiệp bóc giả mạc 2 - 3 lần.

Viêm kết mạc và đau mắt đỏ khác gì nhau?

Nói cách khác, viêm kết mạc và đau mắt đỏ là giống nhau. Viêm kết mạc xảy ra khi các mạch máu tại đây bị viêm sung huyết gây ra hiện tượng mắt bị sưng, nhãn cầu có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Chính vì thế, viêm kết mạc còn được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ.

Viêm loét giác mạc điều trị bao lâu?

Viêm giác mạc chấm nông (viêm loét giác mạc) Do đó khi có viêm giác mạc chấm nông nên dùng thêm thuốc kháng virus như Acyclovir dạng uống, và dạng thuốc mỡ thoa mắt. Thời gian dùng thuốc thường khoảng 7-10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.