So sánh nhựa đường lỏng với nhũ tương năm 2024

Asphalt (Châu Mỹ)/ Bitumen (Châu Âu) - Nhựa đường/bitum.

Cutback - Loãng/ lỏng.

Heavy - Đặc/quánh.

Heavy asphalt (asphalt cement) - nhựa đường đặc/nhựa đặc (asphalt/bitumen đặc), được phân mác theo độ kim lún ở nhiệt độ 25oC (ASTM D946 hoặc AASHTO M20).

Ví dụ: nhựa 60/70 là loại nhựa đặc có độ kim lún là 60 đến 70 (0,1mm) ở nhiệt độ 25oC.

Cutback asphalt - Nhựa đường lỏng/nhựa lỏng (asphalt/bitumen pha loãng) được phân mác theo độ nhớt của nhựa ở nhiệt độ 60oC (ASTM 2027 hoặc AASHTO M82).

Ví dụ: nhựa MC-30 là loại nhựa lỏng có độ nhớt (mm2/giây) ở nhiệt độ 60oC là Min =30, Max = 70; nhựa MC-70 có độ nhớt Min =70, Max = 140.

Ở Việt Nam ta do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều nên chỉ dùng nhựa đặc khi thi công các loại mặt đường BTN, đá dăm TNN, láng nhựa...

Curing - đóng rắn/đông đặc.

Rapid - nhanh.

Medium - vừa/trung bình.

Slow - Chậm.

Nhựa đường lỏng còn được phân loại theo tốc độ đông đặc (curing).

- Rapid Curing Cutback - RC: nhựa lỏng đông đặc nhanh.

- Medium Curing Cutback - MC: nhựa lỏng đông đặc vừa.

- Slow Curing Cutback - SC: nhựa lỏng đông đặc chậm.

Nhựa lỏng có thể được sản xuất ngay khi chế tạo, cũng có thể sử dụng các loại nhựa đường đặc pha loãng với dầu hỏa để tạo ra nhựa đường lỏng.

Để thuận tiện khi tưới trộn, nhựa đường đặc còn có thể được chế tạo thành nhũ tương nhựa đường.

Emulsified Asphalt - nhũ tương nhựa đường.

Anionic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc kiềm (các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích âm).

Cationic Emulsified Asphalt - nhũ tương gốc a-xít (các hạt nhựa trong nhũ tương được các chất nhũ hóa bao bọc làm chúng có cũng điện tích dương).

Hiện ở Việt Nam ta (cũng như trên thế giới) hầu như chỉ còn dùng loại nhũ tương gốc A xít do loại này có khả năng dính bám với cả các loại cốt liệu gốc a-xít hoặc ba-zơ.

Phân loại nhũ tương ở Việt Nam hiện nay tuân theo Tiêu chuẩn 22TCN 354:2006 (ASTM D977 và D2397 hoặc AASHTO M140 và M208). Theo tài liệu này hiện ở Việt Nam phân loại nhũ tương chủ yếu dựa vào tốc độ phân tích/tách.

CRS - Cationic Rapid Set/Setting (rapid-setting cationic)

Nhũ tương phân tích nhanh có 2 loại: CRS1 và CRS2

CMS - Cationic Medium Set/Setting (medium-setting cationic)

Nhũ tương phân tích vừa có 2 loại: CMS1 và CMS2h

CSS - Cationic Slow Set/Setting (slow-setting cationic)

Nhũ tương phân tích chậm có 2 loại: CSS1 và CRS1h

Tại sao phải phiền hà gia công nhựa đường đặc thành nhựa đường lỏng hoặc nhũ tương nhựa?

Để có thể dễ tưới, trộn - dễ dàng tạo thành màng mỏng trên bề mặt tưới (thấm hoặc dính bám) hay bao bọc các hạt cốt liệu (nguội) ở trạng thái ấm hoặc nguội (bằng nhiệt độ không khí).

Nhựa đường đặc khi được đun nóng tới nhiệt độ thích hợp (163 độ C) và được phối trộn cùng các vật liệu đá, cát, sỏi theo tỷ lệ thích hợp thì sẽ tạo thành bê tông nhựa đường phục vụ thi công đường bộ và các công trình giao thông .

DÙNG ĐỂ PHA CHẾ NHỰA LỎNG VÀ NHŨ TƯƠNG Nhũ tương nhựa đường là một loại nhựa đường lỏng bao gồm các hạt bitum phân tán trong môi trường nước và chất nhũ hoá.

NHỰA ĐƯỜNG SỐ 3 ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM CHỐNG THẤM Nhựa đường có dạng đặc quánh, không thấm nước nhưng có thể hòa tan trong một số chất hữu cơ. Khi quét, nhựa đường sẽ thẩm thấu vào các khe nhỏ nhất tạo thành một lớp màng chống thấm lên bề mặt công trình như bể nước, mương, cống vv...sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều khi so sánh với các loại vật liệu khác.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phát hiện nay đang là nhàn phân phối các thiết bị công nghiệp chuyên về máy cào bóc mặt đường, máy rải thảm, xe lu bánh lốp, xe lu bánh thép, xe nâng người cho tất cả khách hàng ở mọi nơi. Đến Tân Phát, Quý khách hàng không chỉ được mua sản phẩm uy tín, chát lượng, chế độ tốt mà dịch vụ sửa chữa sau bán hàng của Tân Phát khách hàng không thể không hài lòng.

Nhũ tương nhựa đường là một hợp chất gồm hai thành phần dị thể cơ bản là nhựa đường và nước, được gọi là hai pha nước và pha nhựa đường. Nhựa đường được phân tán trong nước dưới dạng các hạt riêng rẽ có đường hính từ 0,1 – 5 micron. Các hạt nhựa đường được giữ ở trạng thái lơ lững tích điện và được ổn định bằng chất nhũ hóa.

Ngày đăng: 24-07-2015

5,521 lượt xem

Nhũ tương nhựa đường có thể được chia ra làm 4 loại trong đó có hai loại đầu là quan trọng nhất:

Nhũ tương cation;

Nhũ tương anion

Nhũ tương không chứa ion;

Nhũ tương được ổn định bằng đất sét.

Thuật ngữ anion và cation để chỉ các điện tích bao quanh các hạt nhựa đường. Hiện tượng này bắt nguồn từ một quy luật cơ bản về điện. Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, các điện tích khác dấu hút nhau. Nếu một dòng điện chạy qua một dung dịch nhũ tương chứa hạt nhựa đượng tích điện âm, chúng sẽ di chuyển về phía anode. Bởi vậy, nhũ tương này được gọi là amion. Ngược lại, các hạt nhựa đường tích điện dương, chúng sẽ di chuyển về phía catode và nhũ tương này được gọi là cation. Nhựa đường trong dung dịch nhũ tương trung tích chứa ion là các hạt trung tính và do vậy chúng sẽ không di chuyển tới bất kỳ cực nào. Nhũ tương trung tính rất hiếm khi được sử dụng trong xây dựng đường.

Loại nhũ tương được ổn định bằng đất sét được sử dụng trong công nghiệp nhiều hơn là trong xây dựng đường. Ở đây các chất nhũ hóa là các loại bột mịn như sét và bentonite.

Vào năm 1906, Schade van Wastrum nhận được bằng sáng chế về sử dụng nhựa đường phân tán trong nước để làm đường. Những nỗ lực ban đầu nhằm tạo ra nhũ tương bằng phương pháp cơ học thuần túy. Tuy nhiên người ta nhanh chóng nhận ra rằng nếu chỉ đơn thuần dùng các giải pháp cơ học thuần túy là không đủ. Và đó là lần đầu tiên các chất nhũ hóa cation và anion đã được sử dụng để sản xuất nhũ tương nhựa đường. Ban đầu người ta đã lợi dụng các axit hữu cơ xuất hiện tự nhiên trong nhựa đường bằng việc đơn giản cho thêm hydroxit kali hay natri vào dung dịch nước và các chất nhũ hóa. Kết quả phản ứng giữa axit và kiềm tạo ra xà phòng anion, là hoạt chất tạo chất căng bề mặt và do đó có khả năng tạo sự ổn định cho dung dịch phân tán. Nhiều hóa chất khác nhau đã được sử dụng để nâng cao tính ổn định của nhũ tương nhựa đường. Trong số đó có cặn còn lại sau khi chưng cất axit béo, axit roxyn, axit hydroxyl stiric, lignin sulphonate… được trộn với nhựa đường trước khi hóa nhũ.

.jpeg)

Nhũ tương nhựa đường

Kể từ đầu thập niên 1950, các chất tạo nhũ cation đã trở nên phổ biến bởi khả năng kết dính với rất nhiều loại bề mặt rắn khác nhau của chúng. Sự phù hợp với các loại cốt liệu khác nhau là một loại đặc tính quan trọng của nhũ tương cation trong xây dựng đường bởi chúng dính bám tốt với các loại cốt liệu khoáng khác nhau. Các chất tạo nhũ tương cation được sử dụng rộng rãi là các stearyl mono-amin, di-amin dạng thẳng, amido amin và imidazoline.