So sánh lục vân tiên và truyện kiều

Bằng những hiểu biết về truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu ,hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ

Truyện lục vân tiên từ góc nhìn thể loại truyện nôm (trong so sánh với truyện kiều)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.77 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ CÁT KHOA

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
(TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ CÁT KHOA

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM
(TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NHO THÌN


THÁI NGUYÊN - 201


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: Truyện Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể
loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều) là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất cứ công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Cát Khoa

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
GS.TS Trần Nho Thìn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô khoa Ngữ
văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn


Hà Cát Khoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................8
7. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................8
8. Cấu trúc luận văn...................................................................................................9
NỘI DUNG............................................................................................................. 10
Chương 1. LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN THƠ
NÔM VIỆT NAM..................................................................................... 10
1.1.

Khái niệm truyện thơ.................................................................................. 10

1.2.

Phân loại truyện thơ.................................................................................... 11

1.3.


Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ Nôm.................13

1.3.1. Giai đoạn hình thành của truyện thơ........................................................... 13
1.3.2. Giai đoạn phát triển của truyện thơ............................................................. 14
1.3.3. Giai đoạn kết thúc truyện thơ...................................................................... 15
1.4.

Vai trò, vị trí của truyện Lục Vân Tiên trong dòng chảy thể loại truyện

thơ Nôm...................................................................................................... 15
1.5.

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.....................15

Tiểu kết:................................................................................................................... 18
Chương 2. KẾT CẤU VÀ MÔ THỨC TỰ SỰ CỦA TRUYỆN LỤC VÂN
TIÊN TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU...................................19
2.1.

Kết cấu........................................................................................................ 19

2.1.1. Về nguồn gốc và phân loại truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều..............19

iii


2.1.2. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân
Tiên trong so sánh với Truyện Kiều............................................................ 21
2.1.3. Đặc điểm kết cấu theo mô thức truyện Nôm bình dân ở truyện Lục

Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều.................................................... 26
2.2.

Mô thức tự sự.............................................................................................. 37

2.2.1. Mô thức tự sự của truyện Nôm bác học ở truyện Lục Vân Tiên trong
so sánh với Truyện Kiều............................................................................. 37
2.2.2. Mô thức tự sự của truyện Nôm bình dân ở truyện Lục Vân Tiên trong
so sánh với Truyện Kiều............................................................................. 45
Tiểu kết:................................................................................................................... 56
Chương 3. NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
TRONG SO SÁNH VỚI TRUYỆN KIỀU.............................................. 57
3.1.

Nhân vật ở truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với Truyện Kiều................57

3.1.1. Kiểu nhân vật theo mẫu hình tài tử giai nhân.............................................. 57
3.1.2. Kiểu nhân vật theo mẫu hình truyện Nôm bình dân.................................... 68
3.2.

Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Lục Vân Tiên trong so sánh với
Truyện Kiều................................................................................................ 70

3.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bác học............................................. 70
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của truyện Nôm bình dân............................................ 74
Tiểu kết:................................................................................................................... 80
KẾT LUẬN............................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 83

iv



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí vô
cùng quan trọng và đặc biệt. Quan trọng bởi ông là nhà văn đại diện cho Nam
Bộ, đưa văn học Nam Bộ tham gia vào văn học Việt Nam. Đặc biệt không
phải chỉ bởi ông là người có tâm đức và tài năng vượt lên trên số phận, mà
còn bởi tác phẩm của ông là sự kết hợp độc đáo những đặc trưng của văn học
viết với văn học dân gian; có tác dụng mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống tinh thần của nhân dân, được nhân dân yêu mến trân trọng, gìn giữ
như những bài học quý về đạo đức làm người. Với một vị trí trân trọng như
vậy, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành
đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu.
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu thì không thể không nói tới truyện Lục Vân
Tiên. Đó là tác phẩm lớn của nền văn học dân tộc. Ngay từ khi mới ra đời và
trước khi được in thành sách, truyện đã được lưu truyền rộng rãi theo lối
truyền miệng trong dân gian Nam Kì lục tỉnh. Nếu khi Nguyễn Đình Chiểu
còn sống, truyện chủ yếu được lưu hành trong Nam Bộ thì sau khi ông mất
truyện được phổ biến trong phạm vi cả nước từ Nam ra Bắc. Đến nay đã có
hơn bốn mươi bản Lục Vân Tiên bằng quốc ngữ được in của nhiều nhà xuất
bản khác nhau. Điều đó khẳng định giá trị to lớn về nhiều mặt và tình yêu của
nhân dân dành cho tác phẩm này.
Nghiên cứu về tác phẩm Lục Vân Tiên các tác giả đã khai thác dưới
nhiều góc độ văn hóa, văn học, tín ngưỡng, ngôn ngữ… và đã thu được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ thể loại truyện
thơ trong sự đối xứng với một tác phẩm văn học khác thì đây còn là một vấn
đề còn bỏ ngỏ.
Với những lí do trên, luận văn lựa chọn vấn đề Truyện Lục Vân Tiên từ
góc nhìn thể loại truyện Nôm (trong so sánh với Truyện Kiều) làm hướng

nghiên cứu.
1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu tác gia Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt
Nam, đặc biệt là dòng văn học Nam Bộ ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Tên tuổi
của ông gắn với nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó phải kể đến tác phẩm Lục
Vân Tiên. Do vậy, đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu
về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm này. Các công trình này có thể tập hợp
theo các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ trước thế kỷ XIX
Ngay từ khi mới ra đời, Lục Vân Tiên không chỉ được đông đảo người
dân Nam Bộ ưa chuộng mà còn thu hút sự chú ý với nhiều người Pháp mới
đến Nam Kỳ. Do vậy ngay từ năm 1864, G.Aubret đã sưu tầm và dịch tác
phẩm ra tiếng Pháp và cho in trong tập Kỷ yếu châu Á (Journal asiatique).
Hai năm sau, báo Courrier de Saigon số 14, ra ngày 20/7/1866 đã hoan
nghênh việc làm của Aubaret cùng với sự khen ngợi tác phẩm Lục Vân Tiên:
“tập thơ nhỏ trong ấy ta thấy vẻ tươi sáng cứng cỏi của những tình cảm xứng
đáng với các dân tộc tiên tiến [dẫn theo 67, tr 626]. Bên cạnh người Pháp,
trong giai đoạn này còn có sự đóng góp của học giả người Việt mà tiêu biểu là
Trương Vĩnh Ký với việc cho in bản dịch Lục Vân Tiên sang chữ Quốc ngữ
năm 1889.
- Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX
Từ đầu thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu khá bình
lặng, nhưng đến 1938 khi chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu của Phan Văn Hùm
được công bố đã khơi nguồn cảm hứng mới cho việc nghiên cứu Nguyễn
Đình Chiểu và các tác phẩm của ông. Trong đó tiêu biểu là công trình nghiên

cứu của các tác giả như: Khuông Việt, Ca Văn Thỉnh, Trương Sơn Chí, Vũ
Ngọc Phan...

2


-

Giai đoạn từ sau 1945

Cùng với sự thay đổi của lịch sử, các công trình nghiên cứu về Nguyễn
Đình Chiểu và những sáng tác của ông nói chung cũng như tác phẩm Lục Vân
Tiên nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử xã hội. Tuy nhiên
những nghiên cứu này vẫn được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tập
hợp trong các tài liệu mang tính khái lược như: Việt Nam văn học sử trích yếu
của Nghiêm Toản (1949), Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ XIX (1952)
của Nguyễn Tường Phượng - Bùi Hữu Sủng, Khởi thảo văn học sử Việt Nam Văn chương chữ Nôm (1953) Thanh Lãng…
- Giai đoạn từ 1954 -1975
Từ sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai
thể chế chính trị khác nhau. Do vậy, quá trình nghiên cứu, phê bình về tác giả
và tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu nói chung và tác phẩm Lục Vân Tiên nói
riêng có sự phân hóa thành hai miền rõ rệt.


miền Bắc nổi bật có các nhà nghiên cứu như: Hoàng Tuệ, Vũ Đình

Liên, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn
Khánh Toàn, Trần Nghĩa, …



miền Nam nổi lên với tạp chí Văn đàn đã ra số đặc biệt (37+38+39).

Ngoài ra còn hai công trình văn học sử của Phạm Thế Ngũ Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên và Bảng lược đồ văn học Việt Nam (thượng - hạ 1967)
của Thanh Lãng. Kỷ yếu Lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu cùng với bộ Sưu tập
những bài báo về Nguyễn Đình Chiểu và Sưu tập bổ túc các bài báo về
Nguyễn Đình Chiểu đã tập hợp 79 bài viết về Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế
kỷ đến năm 1971 với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Duy Cần, Ái Lan, Võ
Văn Dung, Bàng Bá Lân, Vũ Bằng…
- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Khi đất nước hoàn toàn độc lập, văn học không còn những vùng cấm
nữa. Do vậy, cách tiếp cận và nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm

3


Lục Vân Tiên cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn tiêu biểu với các công
trình như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của nhà nghiên cứu Nguyễn
Lộc, Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (4 tập, 2007-2008) của Nguyễn. Q.
Thắng, Văn học Nam Kỳ lục tỉnh, tập 3 của Nguyễn Văn Hầu,…Công trình
văn học sử mới nhất có đề cập đến Nguyễn Đình Chiểu là Văn học Việt Nam
từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX của Trần Nho Thìn (2012). Tiếp theo định
hướng tiếp cận văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đã có từ các công trình
trước đó, Trần Nho Thìn đã xem xét Nguyễn Đình Chiểu trong tương quan
không gian văn học Nam Bộ, để làm nổi bật phong cách cá nhân cũng như
phong cách thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu sống và sáng tác.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt
Nam, đặc biệt là dòng văn học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Ông sáng

tác trên nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công
nhất định. Nghiên cứu về thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn
Đình Chiểu nói chung và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên nói riêng đã được khá
nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến.
Trong bài viết Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ Hà Mậu, Nguyễn Văn
Hoàn đưa ra ý kiến: "Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu là sự tiếp tục
nhất quán của một phong cách, một khuynh hướng, là sự phát triển tự nhiên
của một tài năng sáng tạo trên một chặng đường mới của lịch sử. Tiếp theo
Lục Vân Tiên, tiếng kêu gọi bảo vệ đạo đức, bảo vệ chính nghĩa trong Dương
Từ - Hà Mậu đã báo hiệu tiếng kêu gọi kháng chiến, kêu gọi bảo vệ đất nước
trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Đình Chiểu" [dẫn theo 67,
tr.438]. Ở bài viết này, Nguyễn Văn Hoàn quan tâm đến sự chuyển biến về nội
dung tư tưởng trong hai truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là Lục Vân Tiên
và Dương Từ - Hà Mậu.

4


Trong bài Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian Nguyễn Quang
Vinh cho rằng việc xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên rất gần với văn học dân
gian. Số phận Vân Tiên “được tô vẽ theo màu sắc cổ tích dân gian”, những sự
kiện trong cuộc đời từ “thử thách gian nan, để rồi cuối cùng lại sum họp sau
nhiều thắng lợi” là kiểu kết cấu của loại hình tự sự xã hội dân gian. Nhân vật
Vân Tiên theo tác giả “rất gần với cái cương trực và nghĩa hiệp của con
người miền Nam” dẫn theo 67, tr.373.
Lâm Vinh trong bài viết Truyện “Lục Vân Tiên” và vấn đề mối quan hệ
đạo đức và thẩm mỹ đã nhận xét “Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm vừa mang
tính bác học, vừa mang tính bình dân của một tác giả nhưng được truyền đi và
bổ sung theo lối dân gian, được sáng tác trong điều kiện của một nền văn hóa
Đàng Trong nửa cuối thế kỉ XIX, với tất cả những đặc điểm về đời sống tinh thần

và văn chương và ngôn ngữ của miền đất mới.” dẫn theo 67, tr.382.

Vũ Đức Phúc trong bài viết Đạo nho và các nhân vật trí thức trong sáng
tác Nguyễn Đình Chiểu đã đi tìm hiểu các nhân vật trí thức trong ba truyện
Nôm của Nguyễn Đình Chiểu. Ông khẳng định: "Nhân vật trí thức trong các
truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp mà
tôi muốn nói ở đây trước hết là người thạo chữ Hán, thông hiểu kinh truyện
của đạo Nho" [dẫn theo 67, tr.241].
Trong bài viết Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Phan Ngọc
khẳng định “Thế giới của Lục Vân Tiên của Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y
thuật vấn đáp ngoài một số yếu tố huyền thoại bắt buộc đối với mọi truyện
Nôm, là thế giới hiện thực Việt Nam” [dẫn theo 67, tr.259]. Với nhận định này
Phan Ngọc đã chú trọng đến chất liệu hiện thực trong đề tài sáng tác của
truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.
Lê Ngọc Trà trong bài viết Nguyễn Đình Chiểu trong sự vận động của
văn chương Việt Nam cận đại đưa ra nhận định: "Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp là những truyện thơ mang tính chất kể

5


nhiều hơn đọc. Với tính cách là những câu chuyện bằng thơ, các tác phẩm
này tập trung được khá nhiều truyền thống ưu tú của truyện thơ, câu thơ dân
gian [dẫn theo 67, tr.271]. Trong bài viết này tác giả chú trọng đến yếu tố
ngôn ngữ trong ba truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đó là Lục Vân Tiên,
Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
Thể loại truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ
được nhìn trong tiến trình sáng tác của tác giả mà còn được so sánh với các
tác giả và tác phẩm khác. Nguyễn Đình Chú nhận xét “Về thể loại truyện thơ,
Lục Vân Tiên của Đồ Chiểu đáng xếp vào hàng thứ hai sau Truyện Kiều của
Nguyễn Du, sáng tạo nghệ thuật ở sức sống, ở khả năng phôn - cờ - lô -ri - dê

(dân gian hóa) của nó” [dẫn theo 67, tr.581].
Tác giả Nguyễn Phong Nam trong bài viết Hình tượng thời gian trong
các truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu đã nhận xét “Nhìn chung thời gian
trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu là thời gian có tính chất phiếm
định. Đấy là thời gian của truyện kể, các truyền thuyết, cổ tích nghĩa là thuộc
phạm trù trung cổ song đặt trong chỉnh thể tác phẩm, hình tượng thời gian ở
truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đã giữ một
vai trò lớn lao trong việc thể hiện ý thức tư tưởng nghệ thuật của nhà văn,
phục vụ đắc lực cho mục tiêu hàng đầu: truyền bá đạo lí, giáo huấn về đạo
đức. Hình tượng thời gian đã góp phần tạo nét cá biệt, độc đáo của phong
cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu ở thể loại truyện Nôm” [dẫn theo 67. tr.
454]. Ý kiến của tác giả đã chú trọng tới yếu tố thời gian trong truyện Nôm
của Nguyễn Đình Chiểu.
Như vậy, việc nghiên cứu truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu này
chủ yếu tập trung vào các truyện: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư
Tiều y thuật vấn đáp. Những nghiên cứu này quan tâm đến các phương diện
đạo đức, ngôn ngữ, nhân vật… trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

6


Qua đó, các nhà nghiên cứu hướng đến khẳng định vai trò và vị trí quan trọng
của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên cứu tổng thể phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện
Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm trong quan hệ so sánh với
Truyện Kiều để làm rõ giá trị và đặc trưng nghệ thuật của Lục Vân Tiên như một
tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam nói chung, ở Nam Bộ nói riêng.

3. Mục đích nghiên cứu

Qua việc phân tích, nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học về
phương diện nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại
truyện thơ Nôm và trong quan hệ so sánh với Truyện Kiều, chúng tôi mong
muốn có được những đánh giá khách quan, phát hiện và khẳng định giá trị
nghệ thuật đặc sắc riêng của tác phẩm; thấy được mối quan hệ giữa truyện
Lục Vân Tiên với Truyện Kiều - truyện thơ tiêu biểu nhất- dưới góc nhìn thể
loại truyện thơ. Trên cơ sở đó, đề tài góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng
của Nguyễn Đình Chiểu cũng như giá trị và sức sống vượt thời gian của tác
phẩm trong lòng nhân dân. Chúng tôi cũng mong muốn và hi vọng rằng đề tài
này sẽ mang lại những tri thức bổ ích cho công việc giảng dạy và học tập tác
phẩm Lục Vân Tiên trong các nhà trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; đưa ra
được những nhận định khoa học, đánh giá khách quan, phát hiện và khẳng
định giá trị nghệ thuật đặc sắc riêng của tác phẩm; thấy được mối quan hệ
giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều dưới góc nhìn thể loại truyện thơ.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu, phân tích

và đánh giá về phương diện nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn
thể loại truyện thơ Nôm trong sự so sánh với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Về
văn bản hai tác phẩm, chúng tôi lựa chọn: Cuốn Lục Vân Tiên của nhà xuất
bản Văn học năm 1971 do Vũ Đình Liên và Nguyễn Sỹ Lâm biên
7


soạn; cuốn Truyện Kiều do Giáo sư Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú
giải, xuất bản lần thứ XIII, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1996.

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tổng hợp nhiều bài nghiên
cứu, phê bình của các tác giả viết về Lục Vân Tiên. Luận văn sử dụng lý
thuyết về thi pháp học, vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học để
nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên,
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp tiếp cận văn hóa học: chú trọng phân tích văn hóa từ
phương diện lịch sử để giải thích mối liên hệ giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu
và văn hóa Nam Bộ.
Phương pháp lịch sử: thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã
hội, không gian văn hóa Nam Bộ, tư tưởng Nho giáo và các yếu tố có ảnh
hưởng đến quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu để xác định vị trí của
ông trên tiến trình thơ văn trung đại.
Phương pháp thống kê để tìm ra những chi tiết, ý nghĩa quan trọng, được
lặp đi lặp lại như là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác giả. Thông qua đó, chúng
tôi rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát, hệ thống về nhân vật và
quan niệm về con người trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: so sánh,
bình luận, phân tích, và chứng minh,… trong khoa học nghiên cứu văn học để
làm rõ hơn về nội dung của đề tài.
7.

Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận, luận văn nghiên cứu phương diện nghệ thuật của truyện

thơ Lục Vân Tiên dưới góc nhìn thể loại truyện thơ Nôm trong quan hệ so
sánh với Truyện Kiều. Luận văn có những nhận định khoa học, phát hiện và
khẳng định những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm, mối quan
hệ giữa truyện Lục Vân Tiên với Truyện Kiều. Đề tài này sẽ mang lại những


8


tri thức bổ ích cho công việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lục Vân Tiên
trong các nhà trường phổ thông.
8.

Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung

chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lục Vân Tiên trong dòng chảy truyện thơ Nôm Việt Nam.
Chương 2: Kết cấu và mô thức tự sự của truyện Lục Vân Tiên.
Chương 3: Nhân vật và ngôn ngữ trong truyện Lục Vân Tiên.

9


NỘI DUNG
Chương 1
LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY
TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM
1.1. Khái niệm truyện thơ
Truyện thơ là một khái niệm được nhắc nhiều trong các lĩnh vực nghiên
cứu thể loại văn học trung đại cũng như văn học dân gian. Các nhà khoa học
đã khẳng định truyện thơ là một thể loại quan trọng trong văn học Đông Nam
Á nói chung và văn học Việt Nam nói riêng.
Từ khi ra đời cho đến nay, truyện thơ có tầm ảnh hưởng nhất định đối
với nền văn học của nước nhà, đặc biệt là quần chúng nhân dân lao động. Để

phù hợp với đối tượng thưởng thức, ở nước ta truyện thơ viết bằng chữ Hán
không phổ biến mà chủ yếu là truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Do vậy, thuật
ngữ truyện thơ không được dùng phổ biến mà thay vào đó là thuật ngữ truyện
Nôm. Nguyên nhân của tên gọi truyện Nôm “là cách rút gọn của khái niệm
truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn xuôi Nôm không phát triển,
nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền ngẫu, cho nên gọi
như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xuôi Nôm” [56, tr.395].
Trần Đình Sử cho rằng “Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo của
văn học dân tộc” [56, tr.395]. Nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm không nên
đồng nhất truyện Nôm với thể loại truyện cổ tích. Bởi trong truyện Nôm yếu
tố tự sự, yếu tố trữ tình rất phong phú. Ngoài ra trong truyện Nôm có sự kịch
tính, lời thoại các nhân vật đặc biệt thể loại này còn xuất hiện những lời bình
triết lý hoặc bình về trữ tình.
Phương Lựu cho rằng truyện thơ “Là thể loại tự sự bằng thơ. Người
phương Tây gọi là “poème” - thường dịch là trường ca. Người Trung Quốc
gọi là “tự sự thi” hoặc “trường thiên tự sự thi” [43, tr.383]. Như vậy, ông coi

10


truyện thơ cũng là một loại tiểu thuyết do nó nghiêng về thể loại và bút pháp
tiểu thuyết.
Cùng chung quan điểm Phương Lựu, các tác giả khác như Đặng Thanh
Lê, Hà Minh Đức, Lê Hoài Nam… đều cho rằng truyện Nôm là một thể loại
tiểu thuyết.
Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên cho rằng: “truyện thơ có khả năng
phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội. Trên ý nghĩa đó truyện
thơ có thể được xem như một tiểu thuyết. Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn
ngữ thơ ca để diễn đạt nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện
thơ tự xác định chỗ khác nhau với tiểu thuyết” [10, tr.329].

Lê Hoài Nam cho rằng: “Truyện Nôm là một loại hình văn học đã có từ
lâu. Đó là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu
thuyết, và viết bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngôn bát cú. Mặc dù trải
qua thời gian, nhiều truyện Nôm đã bị mất mát thất truyền, nhưng số còn lại
hiện nay cũng khá nhiều. Xét về mặt nội dung cũng như mặt hình thức, truyện
Nôm có nhiều yếu tố phức tạp. Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác
nhau
ở vào nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia
tài to lớn ấy.” [51, tr.170].
Truyện thơ có thể hiểu như sau: là những sáng tác tự sự dưới hình thức
thơ ca trường thiên.
1.2. Phân loại truyện thơ
Để phân loại truyện thơ, giới nghiên cứu đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: dựa vào thể thơ dùng để sáng tác. Lại Nguyên Ân và
Bùi Văn Trọng Cường phân truyện thơ thành hai loại: truyện thơ Đường luật
và truyện thơ lục bát. Tác phẩm ở thể loại thứ nhất “là một liên hoàn gồm một
loạt bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt. Ví dụ: Tô Công phụng sứ gồm 24
bài, Vương Tường 49 bài (39 bài bát cú, 10 bài tứ tuyệt), Lâm Tuyền kỳ ngộ 146
cố tìm

bài bát cú, 1 bài tứ tuyệt, 1 bài ca khúc…” [1, tr.664]. Do việc


11


xem có phải truyện thơ Đường luật là một dạng xuất hiện sớm của truyện
Nôm và cũng có nhiều người lại muốn tìm kiếm niên đại của nó nên vô hình
chung họ đã “coi truyện thơ Đường luật chỉ là dạng ít thuận lợi nên ít được

dùng cho truyện thơ Nôm” [1, tr.665]. Ở thể loại truyện thơ lục bát “hầu như
hoàn toàn dùng thơ lục bát, chỉ đôi khi mới xen một vài đoạn ngắn các thể
khác (như nói lối, thơ Đường luật, từ khúc)” [1, tr.665].
Tiêu chí thứ hai: dựa vào tác giả sáng tác. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn
học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thể kỉ XIX) đưa ra cách phân loại
truyện Nôm thành hai loại truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học.
Trong đó “Truyện Nôm bác học phần lớn có tên tác giả, chỉ có một số ít là
khuyết danh. Nói chung, tác giả của truyện Nôm bác học là những người
thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có trình độ học vấn uyên bác, có qua trình
tu dưỡng nghệ thuật… Truyện Nôm bình dân là những truyện hầu hết khuyết
danh… tác giả của nó không phải thuộc tầng lớp trên mà thuộc tầng lớp
dưới. [41, tr.476 - 477].
Đồng quan điểm với Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử trong công trình Mấy
vấn đề về thi pháp văn học trung đại [56], Trần Đình Sử cho rằng: “Mặc dù
giữa hai loại truyện Nôm có nhiều mối liên hệ sâu sắc, song việc phân loại
như vậy là phù hợp thực tế và thuận lợi cho nghiên cứu. Truyện Nôm khuyết
danh phần lớn sử dụng cốt truyện dân gian, hãn hữu sử dụng cốt truyện nước
ngoài. Phần lớn truyện Nôm có tên tác giả, bác học vay mượn cốt truyện
Trung Quốc hoặc tự sáng tác. Do truyện khuyết danh có khi vì chưa tìm ra
tên tác giả, cho nên đúng hơn nên phân loại truyện Nôm thành hai loại bình
dân và bác học” [56, tr.395]. Cũng theo Trần Đình Sử: “Đối với truyện Nôm
bác học - truyện Nôm của văn nhân - lấy đề tài từ các tiểu thuyết chương hồi
Trung Quốc như Song Tinh, Hoa Tiên, Truyện Kiều, Ngọc Kiều Lê… vốn đầy
rẫy chi tiết, tình tiết thì tác giả truyện Nôm lại tướt bỏ bớt chi tiết rườm rà cụ
thể để làm nhạt đi màu sắc Trung Quốc, mà tôn lên những tính chất chung về

12


con người, hoặc thay vào đó các chi tiết, cảnh gợi nhớ đến làng quê hoặc

kinh kỳ Việt Nam” [56, tr.408].
Còn truyện Nôm bình dân gồm các tác phẩm như: Phạm Tải Ngọc Hoa,
Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa, Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Thoại Khanh
Châu Tuấn… Trong Từ điển Văn học có đề cập đến loại này như sau: “Đó là
những truyện được viết lại trên cơ sở truyện cổ tích hay diễn ca truyện cổ
tích. Tất cả đều khuyết tên tác giả” [25, tr.1847].
Tiêu chí thứ ba: dựa vào nguồn gốc trực tiếp của đề tài truyện Nôm. Tác
giả Lê Hoài Nam trong Lịch sử Văn học Việt Nam tập 3 [51], đã dựa vào hai
tiêu chí trên để phân loại truyện Nôm thành 3 loại.
Loại thứ nhất: Truyện Nôm có nguồn gốc đề tài dựa vào truyện cổ tích,
thần thoại, hay sự tích thần thoại với các tác phẩm Trương Chi, Tấm Cám…;
loại thứ hai: dựa vào các tiểu thuyết Trung Quốc gồm những tác phẩm như
Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô công phụng sứ, Bạch Vân Tôn Các,
Hoàng Trừu, Truyện Kiều…; cuối cùng là kiểu tự thuật, tự truyện như: Sơ
Kính tân trang, Lục Vân Tiên…
Cho dù theo tiêu chí phân loại nào các tác giả cũng đảm bảo được nội
dung mà từng thể loại truyện Nôm đề cập. Và một lần nữa khẳng định rằng
thể loại văn học cổ đặc sắc này đã có ảnh hưởng không nhỏ trong nền văn học
dân tộc.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ Nôm
1.3.1. Giai đoạn hình thành của truyện thơ
Sự hình thành và phát triển của thể loại truyện thơ không thể tách rời quá
trình hình thành và phát triển của văn học Nôm nói riêng cũng như quá trình hình
thành và phát triển của loại hình tự sự trong văn học Việt Nam nói chung.

Theo sử sách cũ còn để lại thì việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn
học đã khởi phát từ đời Trần. Tuy các tác giả sáng tác văn thơ Nôm cũng như
các tác phẩm văn học Nôm thời Trần chưa nhiều nhưng nó là giai đoạn hình
thành những cơ sở bước đầu của nền văn học Nôm.


13


Sang thời Lê, sự phát triển của thể loại tự sự bằng thơ lục bát đã góp
phần thúc đẩy quá trình hình thành của thể loại truyện Nôm.
1.3.2. Giai đoạn phát triển của truyện thơ
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, truyện thơ bước
sang thời kỳ nở rộ và đạt đến đỉnh cao thành tựu. Bên cạnh hàng loạt truyện
Nôm bình dân (khuyết danh) là hàng loạt truyện Nôm bác học (hữu danh):
Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Truyện
Kiều của Nguyễn Du, Mai Đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Truyện Tây
sương và Ngọc Kiều Lê tân truyện của Lý Văn Phức, Bích Câu kỳ ngộ của Vũ
Quốc Trân,... Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thể loại truyện
Nôm và là tác phẩm bất hủ trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên trước khi
Truyện Kiều xuất hiện, phải có vai trò báo trước của những tác phẩm đi trước,
đặc biệt là Hoa tiên ký.
Hoa tiên ký (thường gọi là truyện Hoa Tiên) của Nguyễn Huy Tự là
truyện Nôm đầu tiên xuất hiện ở Đàng Ngoài vẫn giữ nguyên được tên tác giả.
Đây là tác phẩm đã để lại ảnh hưởng khá sâu đậm đối với truyện Nôm bác học
giai đoạn sau. Song tinh truyện của Nguyễn Hữu Hào là truyện Nôm bác học
ra đời sớm nhất ở Đàng Trong.
Thành công và nghệ thuật của Hoa tiên ký đã thực sự đánh một dấu
mốc quan trọng đối với việc định hình, phát triển của thể loại, góp phần
không nhỏ cho sự phát triển của thể loại, cho sự xuất hiện của hàng loạt
truyện Nôm bác học sau này.
Sự chuyển thể sáng tạo của Nguyễn Huy Tự từ một tác phẩm mang
nguồn gốc Trung Quốc vào thể loại truyện Nôm trong văn học Việt Nam có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX truyện Nôm bắt đầu chững lại. Riêng
Nguyễn Đình Chiểu viết liền ba truyện Nôm dài, có thể xem đây như một hiện

tượng của truyện Nôm Việt Nam.

14


1.3.3. Giai đoạn kết thúc truyện thơ
Như trên đã đề cập thì giai đọạn phát triển cực thịnh của thể loại truyện
Nôm diễn ra trong suốt nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy
nhiên, khoảng thời gian từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều
biến cố, thay đổi quan trọng diễn ra khiến cho thể loại truyện Nôm không còn
chỗ đứng. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ cùng với sự du nhập của nền văn
hóa phương Tây đã có tác động rất lớn vào mọi mặt của đời sống xã hội…
Chính vì lẽ đó mà nền văn học Hán, Nôm ngày càng bị mai một dần.
1.4. Vai trò, vị trí của truyện Lục Vân Tiên trong dòng chảy thể loại
truyện thơ Nôm
Với tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã ý thức được trách
nhiệm của mình đối với xã hội, với cộng đồng, với đất nước. Nguyễn Đình
Chiểu đã đưa truyện Nôm theo một hướng khác hẳn với truyện Nôm trước đó.
Tất cả đều vì cộng đồng, vì xã hội, vì đất nước. Có thể xem đây là bước ngoặt,
là sự đóng góp quan trọng nhất vào lịch sử của thể loại truyện Nôm.
Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác sau khoảng thời gian tác giả bị mù
tức là sau năm 1848. Bản chữ Nôm được khắc in năm 1864. Tác phẩm ra đời
trong giai đoạn cuối của thể loại truyện thơ Nôm. Do vậy, truyện đã có sự tiếp
thu và hoàn thiện về nhiều mặt so với những tác phẩm truyện Nôm trước đó.
Cùng với nhiều thể loại khác (thơ, văn tế, hịch), truyện Nôm của Nguyễn
Đình Chiểu tiêu biểu là tác phẩm Lục Vân Tiên đã làm sống dậy văn học Nam
Bộ, và đưa văn học Nam Bộ vào quỹ đạo của văn học cả nước.
1.5. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (tức 1 tháng 7
năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh

Gia Định. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy,
người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

15


Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông
theo học với một ông thầy đồ ở làng. Khi Lê Văn Khôi con nuôi Lê Văn
Duyệt nổi lên chống triều đình, chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm
cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế,
nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem
ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học.
Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840). Giai
đoạn này văn học chữ Nôm đang trong thời kỳ hưng thịnh. Nhiều tác phẩm
được phổ biến rộng rãi trong đó nổi bật nhất là Truyện Kiều. Tác phẩm không
chỉ được đông đảo công chúng trong cả nước biết đến mà còn được vua tôi
nhà Nguyễn yêu thích và đề vịnh rất sôi nổi. Sống trong bối cảnh như vậy
Nguyễn Đình Chiểu chắc chắn đã đọc Truyện Kiều và chịu ảnh hưởng từ tác
phẩm ở mức độ nào đó.
Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi.
Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. Năm 1847, ông ra Huế học
để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Nhưng kế hoạch của Nguyễn Đình
Chiểu đã bị gián đoạn vì mẹ ông qua đời vào cuối năm 1848 sau trận ốm
nặng. Ông rời Huế về quê chịu tang mẹ. Đường xa, nhiều gian khổ, lại thương
khóc mẹ, ông bị đau mắt rồi mù vĩnh viễn. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước,
cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm
1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ
Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.
Nguyễn Đình Chiểu ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa xây dựng gia đình.
Thương cảnh thầy, một người học trò đã nói với cha gả em gái của minh cho

thầy. Do vậy, năm 1854 Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền làm vợ.
Tình hình đất nước bấy giờ rối ren hơn trước. Giặc Pháp không phải chỉ
khiêu khích, mà ngày 11 tháng 2 năm 1859 đã đánh thẳng vào của biển Cần
Giờ sau đó chúng chiếm luôn Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu bỏ Gia Định

16


chạy về quê vợ ở Cần Giuộc. Với hàng ước năm 1862, triều đình Huế đã giao
ba tỉnh miền Đông cho Pháp; Nguyễn Đình Chiểu lại dọn về Ba Tri, Bến Tre.
Ông tham gia chống Pháp bằng cách cùng bàn mưu kế với Trương Định. Thơ
văn yêu nước của ông gắn liền với những biến cố trong giai đoạn này. Ngày 3
tháng 7 năm 1888, Nguyễn Đình Chiểu qua đời trong sự tiếc thương vô hạn
của nhân dân.
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiều có thể chia làm hai giai
đoạn. Giai đoạn thứ nhất là trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định. Những sáng
tác của ông tập trung ca ngợi các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu như:
Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. Giai đoạn thứ hai là sau khi Pháp đánh
chiếm Gia Định, các tác phẩm tập trung lên án quân xâm lược, phê phán triều
đình nhu nhược, ngợi ca các tấm gương chiến đấu của nhân dân: Chạy Tây,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế
nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh… Đây được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất
của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu.
Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác bằng chữ Nôm, với
ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm, khiến cho tác phẩm của ông
có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.
Thông qua những sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu cũng là nhà thơ đầu
tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong văn học
Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong
công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời Nguyễn Đình Chiểu

cũng đề cao tư tưởng Nho gia. Tuy nhiên điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy
mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với
vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một
thời đại văn chương sử thi mới sau này. Như vậy, so với các nhà văn cùng
thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn.
Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với
họ, chia sẻ với họ tinh thần yêu nước nước, lòng căm ghét quân địch và bọn
bán nước.
17


Tiểu kết:
Truyện thơ là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn
học Việt Nam. Nó là những sáng tác tự sự dưới hình thức thơ ca trường thiên.
Mặc dù hiện nay chưa xác định chính xác được thời điểm xuất hiện của truyện
thơ nhưng có thể khẳng định rằng nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
là giai đoạn nở rộ nhất của thể loại này. Nó bắt đầu suy tàn từ những năm cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong lịch sử tồn tại của truyện Nôm trong nền
văn học dân tộc đã ghi nhận hai tác phẩm xuất sắc là Truyện Kiều của Nguyễn
Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Vấn đề phần loại truyện
thơ tuy vẫn chưa nhận được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu nhưng dù
phân loại theo tiêu chí nào các tác giả cũng đảm bảo được nội dung mà từng
thể loại truyện Nôm đề cập.
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm ra đời trong thời kì cuối của truyện
Nôm. Do vậy tác phẩm đã có sự tiếp thu và hoàn thiện về nhiều mặt so với
những tác phẩm truyện Nôm trước đó. Điều này góp phần khẳng định vai trò
và vị thế của truyện thơ Nôm trong nền văn học nước nhà.
Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia lớn của văn học dân tộc, cuộc đời
ông đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố và qua đó đã khơi nguồn cho những
sáng tác của ông. Trong thời gian ở Huế có tác động không nhỏ đến sự nghiệp

của Nguyễn Đình Chiểu sau này. Đó là giai đoạn mà văn học chữ Nôm đặc
biệt là các tác phẩm truyện thơ Nôm như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm,
Cung oán Ngâm khúc đang rất thịnh hành, Do vậy, Nguyễn Đình Chiểu chịu
ảnh hưởng của những tác phẩm này là điều không thể phủ nhận.

18


Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?

Thứ ba - 03/10/2017 17:35
  • In ra
Đặc biệt chú ý chú thích của những từ địa phương. Có thể so sánh ngôn ngữ thơ ở đây với ngôn ngữ Truyện Kiều đã học.
Qua đoạn trích này chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ ở đây không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu. Ngôn ngữ đổi thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...

Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:

... Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Từ chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã với những câu nói đầy điển tích:

Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.

đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.

Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ; chi; đàng, mầy, thiệt... Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sông quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

TOP 7 bài phân tích nhân vật Lục Vân Tiên hay nhất

  • Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 6
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên - Mẫu 7

Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
  • Giới thiệu về nhân vật Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1. Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp

- Tình huống: Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp.

- Hành động của Lục Vân Tiên:

  • “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.
  • Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.
  • Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.
  • Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.

- Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.

2. Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

  • Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”.
  • Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.

=> Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp.

  • Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.
  • Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.

=> Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.

  • Lục Vân Tiên khi nghe Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý báo đáp ân tình thì đã cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

=> Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.

III. Kết bài

  • Khẳng định vẻ đẹp của Lục Vân Tiên.
  • Đánh giá về nhân vật Lục Vân Tiên.

Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

  • Dàn ý phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga - Mẫu 6