So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và bài thơ về tiểu đội xe không kính

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

  • Điểm giống và khác nhau trong bài Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý so sánh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí
  • Dàn ý người lính Tây Tiến và Đồng chí
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 1
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 2
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 3
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 4
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 5
  • Hình ảnh người lính trong Tây Tiến và Đồng chí - Mẫu 6

Hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Dàn ý so sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 1
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 2
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 3
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 4
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 5
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 6
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 7
  • So sánh hình tượng người lính trong 2 bài thơ - Mẫu 8
  • Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

[Văn mẫu 9] Tuyển tập những bài văn hay lớp 9 liên hệ so sánh hình tượng người lính trong bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Hệ thống luận điểm
  • 1.3. Lập dàn ý chi tiết
  • 1.4. Sơ đồ tư duy
  • 2. Babài văn mẫu hay
  • 2.1. Bài số 1
  • 2.2. Bài số 2
  • 2.3. Bài số 3
Mục lục bài viết

So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Dàn ý hướng dẫn chi tiết và một sốbài văn mẫu sưu tầm, tuyển chọn liên hệ hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

I. Dàn ýSo sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
- Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí.

2. Thân bài

a. Điểm chung:

- Sáng tác năm 1948.
- Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc.
- Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa.

b. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng:

* Xuất thân:

- Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên.
- Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.

* Hoàn cảnh chiến đấu:

- Chiến trường vùng biên giới Việt - Lào khắc nghiệt.
- Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu.
- Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng.
- Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn.

* Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình:

- "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá", hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù.

* Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu:

- "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình.
- "Rải rác biên cương mồ viễn xứ...Áo bào thay chiếu anh về đất": Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy.

* Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn:

- Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại.
- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", khao khát tình yêu, hạnh phúc.
=> Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu.

d. Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu:

* Xuất thân:

- Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó.

* Điều kiện chiến đấu:

- Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt.
- Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.
- Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn.
=> Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn.

* Ngoại hình:

- Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày" => Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị.

* Vẻ đẹp tâm hồn:

- Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc.
- Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật.
- Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh.
- Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.

I. Dàn ýSo sánh hình ảnh người lính cách mạng ở bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về mảng đề tài viết về những người lính cách mạng
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
- Nêu vấn đề cần phân tích: So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính”.

2. Thân bài

a. Giống nhau

* Hình tượng người lính trong cả hai bài thơ đều hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng:
- Là những con người giàu nghị lực, ý chí, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách bằng niềm tin và tinh thần lạc quan
- Đồng chí:
+ Chính Hữu dường như đã làm hiện lên tất cả mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mà những người lính đã phải gánh chịu
+ Những người lính ấy đã vượt lên trên tất cả bằng một nụ cười, hình ảnh “miệng cười buốt giá”
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Hình ảnh “bụi”, “mưa” vừa là những hình ảnh mang ý nghĩa tả thực nhưng hơn hết đó còn là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho những khó khăn
+ Nhưng những người lính đã vượt qua tất cả bằng ý chí, nghị lực và niềm tin: điệp từ “không có...ừ thì….”, lặp cấu trúc “chưa cần…” và hàng loạt các hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”,...
- Đều có tình đồng chí, đồng đội gắn bó, bền chặt.
- Đồng chí:
+ Những người lính thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, cùng sát cánh bên nhau sẻ chia tất cả mọi điều.
+ Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Trên chặng đường hành quân ra trận gian nan, vất vả, những người lính gặp nhau trong thoáng chốc, họ trao nhau những cái bắt tay ấm nồng tình cảm.
+ Với họ, những người cùng chung bát đũa chính là anh em, là gia đình của nhau.

  • Đều hiện lên với tư thế chủ động, ung dung, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù xâm lược

+ Đồng chí: Hình ảnh đừng “chờ giặc tới” như đã vẽ lên trước mắt chúng ta hình ảnh người lính hiên ngang đứng chờ giặc, không chút lo lắng, sợ hãi.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tư thế hiên ngang của họ càng được nhấn mạnh và làm bật nổi qua việc sử dụng điệp ngữ “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng”,...

b. Khác nhau
- Hoàn cảnh xuất thân:
+ Đồng chí: Xuất thân là những người nông dân, từ những miền quê khác nhau
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: xuất thân là những tri thức trẻ.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên với nét mộc mạc, chân chất bởi họ xuất thân là những người nông dân còn những người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lại hiện lên với nét trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch, tếu táo.

c. Lí giải nguyên nhân
- Giống nhau: cùng viết về đề tài người lính với những vẻ đẹp vốn có của họ
- Khác nhau:
+ Đặc trưng của văn học - văn học là lĩnh vực của cái mới, cái sáng tạo, bởi vậy nó không cho phép sự sao chép hay lặp lại.
+ Hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm.

  • Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào năm 1948, đây chính là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969, trong quãng thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra khốc liệt và tàn ác nhất.

3. Kết bài

Khái quát về hình tượng người lính trong hai bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.


Dàn ýCảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính- Mẫu số 1

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến và bài thơ về tiểu đội xe không kính

Mở bài :

– Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều là những nhà thơ mặc áo lính. Họ cũng đều đã từng trải qua những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của hai cuộc kháng chiến vĩ đại.

–Đồng Chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ rất thành công viết về đề tài người lính. Dù được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều xây dựng thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.

Thân bài :

1. Hoàn cảnh sáng tác

–Đồng chí được sáng tác vào năm 1948, giai đoạn đầu của cuộc toáng chiến chống Pháp.

– Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969, giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra khốc liệt nhất.

2. Xuất thân của những người lính

– Người lính trong bài Đồng chí xuất thân là những người nông miền quê lam lũ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.Họ là những người lính không chuyên, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu.

–Người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những chàng trai trẻ. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

3. Tư thế của những người lính

Trong cả hai bài thơ, những người lính đều hiện lên vởi tư thế hiên ngang, bất khuất:

– Trong bài Đồng chí, người lính hiện lên trong tư thế Súng bèn súng, đầu sát bên đầu…

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới luôn sẵn sàng mai phục, chiến đấu với quân thù.

– Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người lính hiện lên trong tư thế

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Đó là tư thế bình thản, đàng hoàng, hiên ngang, sẵn sàng nhìn thẳng vào gian khổ, không hề run sợ, không hề né tránh.

4. Phẩm chất của những người lính

– Tâm hồn tinh tế nhạy cảm, luôn lạc quan, yêu đời:

+ Người lính trong bài Đồng chí ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm nhớ về quê hương, xứ sở – nơi có giếng nước gốc đa, gian nhà không và hình bóng những người thân yêu. Hình ảnh Đầu súng trăng treo cũng là một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp thể hiện được tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, thi vị của người lính trong bài Đồng chí.

+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những hình ảnh đầy vui tươi, dí dỏm: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng / Thấy con đường chạy thẳng vào tim. Trên con đường ra trận, thiên nhiên khắc nghiệt cũng trở nên thơ mộng, gắn bó, làm bạn với con người, con đường đến với miền Nam thân yêu luôn ở trong tim mỗi người chiến sĩ.

– Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách.

+ Trong bài Đồng chí, người lính phải đối mặt với những thiếu thốn khó khăn về vật chất, với căn bệnh sốt rét rừng quái ác…

+ Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người lính phải đối mặt với những khó khăn,gian khổ khi ngồi sau vô lăng của những chiếc xe không có kính.

+ Họ đều vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng, lạcquan phơi phới…

– Tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau

+ Đây là chủ dề xuyên suốt bài thơ Đồng chí. ;

+ Hình ảnh Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính cũng đã thể hiện được một cách xúc động tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của những người lính lái xe Trường Sơn.

Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ.

Kết bài:

Hai bài thơ được viết vào hai thời điểm khác nhau, với những bút pháp nghệ thuật khác nhau nên đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp riêng, độc đáo. Người lính của thời chống Pháp nhiều suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm, còn người lính của thời chống Mỹ lại vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên với sức trẻ và nhiệt huyết tràn đầy.

Hai hình tượng trong hai thi phẩm mang những vẻ đẹp khác nhau nhưng họ đều là đại diện cho phẩm chất, khí phách của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng.