So sánh e commerce và e business năm 2024

E-commerce hay thương mại điện tử đã không còn xa lạ trong xã hội hiện đại. Thế nhưng, một khía cạnh khác của cuộc cách mạng kinh doanh trực tuyến là E-business hay còn gọi kinh doanh điện tử thì chưa nhiều người hiểu rõ. Hãy cùng tìm hiểu E-business là gì và những lợi ích mà nó mang lại trong hoạt động kinh doanh hiện nay nhé.

So sánh e commerce và e business năm 2024

E-business là gì?

“E-Business (Electronic Business) hay kinh doanh điện tử là một thuật ngữ bao gồm mọi hoạt động liên quan đến quản trị kinh doanh qua không gian mạng.”

E-Business không chỉ giới hạn ở việc mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến mà còn bao gồm việc quản lý chuỗi cung ứng, xử lý đơn đặt hàng, quản lý quan hệ khách hàng và nhiều hoạt động quan trọng khác.

Ví dụ, khi bạn đặt hàng một sản phẩm trực tuyến, các quy trình E-Business sẽ tự động kiểm tra hàng tồn kho, ghi nhận đơn đặt hàng và tối ưu hóa quá trình giao hàng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả trong doanh nghiệp.

Không dừng lại ở đó, E-Business còn bao gồm các hoạt động tiếp thị qua các đối tác (Affiliate Marketing) và quản lý các hoạt động logistics, đồng thời thúc đẩy hiệu suất kinh doanh bằng cách tối ưu hóa các quy trình. Quan trọng hơn, nó tạo ra môi trường linh hoạt cho các doanh nghiệp tương tác với đối tác, khách hàng và các bộ phận nội bộ. Với E-Business, các công ty không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tuyến mà còn tối ưu hóa hoạt động của họ để thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh hơn.

Sàn thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu Amazon chính là một ví dụ điển hình về E-Business. Họ không chỉ bán sản phẩm trực tuyến mà còn quản lý rất nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trực tuyến, từ việc theo dõi hàng tồn kho tới tạo ra các chương trình tiếp thị thông qua đối tác.

Lợi ích của E-Business đối với doanh nghiệp

E-Business đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của các doanh nghiệp và giúp họ thích nghi với một thế giới ngày càng số hóa và cạnh tranh hơn. Nó mang đến một loạt lợi ích quan trọng mà các hình thức kinh doanh truyền thống khó lòng so sánh. Hãy cùng đọc tiếp để biết lợi ích của E-business là gì nhé.

Thị trường toàn cầu

Một trong những ưu điểm lớn nhất của E-Business là khả năng kết nối thị trường toàn cầu. Bạn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý mà có thể tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới. Điều này tạo ra cơ hội cho bạn kinh doanh xuyên biên giới, đồng thời giúp bạn giảm bớt chi phí mặt bằng và nhân viên để tập trung vào việc phát triển trang web và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Tính khả dụng 24/7

E-Business hoạt động mà không bao giờ nghỉ ngơi. Khách hàng có thể mua sắm bất kể lúc nào, thậm chí ngoài giờ làm việc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn phục vụ khách hàng liên tục và tối ưu hóa doanh thu.

Chương trình giảm giá và khuyến mãi

Khi có thể tiết kiệm chi phí mặt bằng và lương của nhân viên cửa hàng, bạn sẽ có thêm nguồn lực để xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điều này giúp bạn thu hút khách hàng, tăng số lượng đơn hàng và tạo ra lợi nhuận lớn hơn.

Tiếp thị theo từng mục tiêu

Khi nắm được khái niệm E-Business là gì bạn sẽ hiểu rằng nó có thể cung cấp dữ liệu khách hàng quý báu để bạn theo dõi thói quen mua sắm của họ và sử dụng thông tin này để xây dựng các chiến lược tiếp thị cá nhân, từ đó tăng cơ hội bán hàng và thu hút khách hàng mới.

Quản lý hàng tồn kho

E-Business cho phép bạn tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho. Bạn có thể tự động theo dõi và quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và chi phí lưu trữ.

Làm việc ở bất cứ đâu

E-Business cho phép bạn làm việc ở bất kỳ đâu, chỉ cần ở đó có kết nối internet. Điều này tạo ra tính linh hoạt và cho bạn khả năng quản lý doanh nghiệp từ xa.

Tiết kiệm thời gian

Hệ thống tự động hoá, ví dụ như lập hóa đơn và thanh toán giúp giảm thời gian làm việc và cải thiện hiệu quả. Điều này cho phép bạn tập trung vào những công việc quan trọng hơn.

Cải thiện hiệu suất

Sự phát triển của những công nghệ tiên tiến như big data và trí tuệ nhân tạo (AI) góp phần tích cực trong việc cải thiện hiệu suất bằng cách giúp lưu trữ thông tin, thu thập dữ liệu và cá nhân hóa tương tác với khách hàng.

Xem thêm: Tuyển dụng thương mại điện tử tại Careerlink.

Nhược điểm của E- business

Sau đây là những nhược điểm đáng chú ý nhất của E-business.

Thiếu giao tiếp giữa các cá nhân

Trong kinh doanh điện tử, không cần có sự tương tác giữa người bán và người mua. Giao dịch và chuyển khoản diễn ra trực tuyến. Việc thanh toán được thực hiện bằng điện tử và đơn hàng được người bán chuyển đến địa chỉ của người tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến việc không thể đánh giá đúng chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, do không có sự kết nối cá nhân nên doanh nghiệp khó có thể tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng.

Thời gian giao hàng

Trong kinh doanh truyền thống, chúng ta nhận được sản phẩm ngay sau khi thanh toán. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh điện tử, sản phẩm phải mất thêm thời gian để đến tay người tiêu dùng.

Nhiều rủi ro hơn

Vì tin tặc có thể dễ dàng lấy thông tin ngân hàng của người tiêu dùng trực tuyến, nên kinh doanh điện tử được coi là rủi ro hơn các phương pháp truyền thống.

Sự khác biệt giữa E- Commerce và E- Business là gì?

E-commerce đề cập đến việc thực hiện các giao dịch và hoạt động thương mại trực tuyến bao gồm việc bán và mua sản phẩm, thực hiện các giao dịch tiền tệ qua internet. E- commerce là một phần của kinh doanh điện tử E- Business. E-commerce chủ yếu yêu cầu chỉ sử dụng một trang web. E-commerce phù hợp với mô hình kinh doanh Doanh nghiệp tới Khách hàng (B2C).

E- Businessđề cập đến việc thực hiện mọi loại hoạt động kinh doanh thông qua internet như giáo dục khách hàng, mua sắm nguyên liệu thô, hoạt động cung ứng, thực hiện các giao dịch tiền tệ… E- Businessyêu cầu sử dụng nhiều trang web, ERP và CRM để kết nối các quy trình kinh doanh khác nhau. E- Business phù hợp với mô hình kinh doanh Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp (B2B).

Có thể thấy, E-commerce và E- Businesslà khác nhau. Tuy nhiên, chúng có mối liên hệ với nhau và hỗ trợ các doanh nghiệp. E-commerce và E- Businesslà những phương thức kinh doanh mới nổi, liên tục thay đổi và phát triển thế giới kinh doanh.

Nhu cầu tuyển dụng các ngành nghề khi E-Business phát triển

Khi E-Business phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực trong một số ngành nghề sẽ tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:

Công việc trong bộ phận E-Commerce

  • Chuyên viên ngành hàng: Tìm kiếm nhà cung cấp, quản lý thông tin sản phẩm và lên kế hoạch hoạt động kinh doanh trong một ngành hàng cụ thể trên nền tảng E-Commerce.
  • Nhân viên/chuyên viên phát triển kế hoạch: Lập kế hoạch phát triển tổng thể cho hệ thống E-Commerce.
  • Chuyên viên IT: Đảm bảo các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin trên các nền tảng E-Commerce.

Công việc trong bộ phận Logistics

  • Bộ phận kho vận: Quản lý hệ thống kho vận của công ty, đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ.
  • Bộ phận quản lý đối tác cung ứng: Tìm kiếm, kết nối và quản lý đối tác vận chuyển.
  • Bộ phận kế hoạch Logistics: Lập kế hoạch phát triển chung cho hệ thống Logistics.

Công việc trong bộ phận Marketing

  • Chuyên viên/nhân viên Digital Marketing: Thực hiện các chiến dịch tiếp cận trực tuyến, tăng tần suất xuất hiện của doanh nghiệp trên các nền tảng số.
  • Chuyên viên/nhân viên Affiliate Marketing: Quản lý các đối tác truyền thông, tìm kiếm, kết nối và duy trì quan hệ với họ.
  • Chuyên viên/nhân viên Social Marketing: Thực hiện các chiến dịch tiếp cận kahcsh hàng trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Chuyên viên kế hoạch, phát triển: Lập kế hoạch cho các hoạt động tiếp thị chung của các bộ phận khác.

Trong thời đại số hóa, E-Business không chỉ là xu hướng mà còn là tương lai của các hoạt động kinh doanh. Việc hiểu rõ E-Business là gì và các cơ hội nghề nghiệp liên quan có thể giúp bạn phát triển và gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến.

Ê business khác gì E

Trong khi E-commerce tập trung vào việc thực hiện các giao dịch mua bán trực tuyến, E-business bao gồm cả các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh khác. E-business là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và quản lý kinh doanh, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.

Social commerce khác gì E

Sự khác biệt giữa Social Commerce và E-CommerceTrong khi E-Commerce là việc bán và mua các sản phẩm, dịch vụ qua internet thì Social Commerce liên quan đến việc bán sản phẩm và dịch vụ thông qua các nền tảng truyền thông xã hội.

Hàng E

  1. Thương mại điện tử (E-commerce) là gì? E-commerce (Electronic commerce) hay còn được gọi là thương mại điện tử – là các hoạt động mua hoặc bán các sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Thương mại điện tử tiện lợi đến mức bạn có thể mua bán sản phẩm trên toàn thế giới ở bất kì thời gian nào.

EC là gì trong marketing?

Ecommerce Marketing là hoạt động sử dụng đa dạng các kênh như Social Media, Digital Content, SEO, Email Marketing… nhằm thu hút khách hàng Online với mục đích cuối cùng là nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng doanh số. Ngày nay, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng Ecommerce để thúc đẩy kinh doanh Online.