So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024

Máy tính hiện nay có thể xem là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều người. Bạn đã biết những gì về máy tính? Bạn có biết sự khác nhau giữa Intel Core i3, i5, i7 và i9? Cùng Retro tìm hiểu sự khác nhau ấy trong bài viết dưới đây nhé!

Hiểu từng tên gọi của các dòng chip laptop

Hiện tại dòng Intel Core i đã cho ra đời tới 11 thế hệ sản phẩm, chúng có nhiều tên gọi và phiên bản khác nhau. Nhìn chung, bạn chỉ cần nắm vững các quy tắc đặt tên sau đây là hoàn toàn có thể phân biệt và dễ dàng lựa chọn loại CPU phù hợp với nhu cầu của mình.

Công thức đặt tên như sau: Tên bộ vi xử lý: Thương hiệu + Từ bổ nghĩa thương hiệu + Số chỉ thế hệ + Ba chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt.

Các ký hiệu hậu tố đặc biệt (tiền tố chữ cái và tiền tố sản phẩm) trên tên bộ xử lý có thể giúp bạn phân loại và hiểu các thuộc tính của bộ xử lý, đặc biệt thường gặp những tên sau:

Ví dụ: Intel Core i7 7700HQ đại diện cho chip Intel Core i7 thế hệ thứ bảy sử dụng lõi tứ (Q) và cung cấp hiệu suất đồ họa cao (H).

So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024
Intel Core i3, i5, i7 và i9

Thông số của các loại các loại chip Intel Core:

Laptop Số nhân Số luồng Xung nhịp Turbo Boost Hyper Threading Cache Core i3 2 4 2.3-2.7 GHz Không Có 3 MB Core i5 2-4 4 1.8-3.1 GHz Có Chỉ có trên chip lỗi kép 3-6 MB Core i7 2-4 8 2.2-3.3 GHz Có Có 4-8 MB Core i9 6-12 12-24 3.3-4.5 GHz Có Có 8-16 MB

So sánh Intel Core trên laptop văn phòng

  • Số lõi: Số lượng bộ xử lý. Càng nhiều lõi, máy chạy càng nhanh và chức năng càng mạnh.
  • Số luồng: số lượng đường truyền đến bộ xử lý và ngược lại, càng nhiều đường thì vòng lặp dữ liệu càng nhanh, giúp tốc độ xử lý nhanh hơn.
  • Tốc độ xung nhịp: Tốc độ xử lý của CPU. Giá trị càng lớn thì CPU càng mạnh và tỏa nhiệt càng lớn.
  • Turbo Boost: Công nghệ ép xung tự động phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Hyper-Threading: Công nghệ Hyper-Threading cung cấp 2 luồng cho mỗi lõi để tăng gấp đôi khả năng xử lý dữ liệu.
  • Cache: Bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM. Bộ nhớ đệm càng lớn, bạn càng lưu được nhiều dữ liệu, giúp giảm thời gian truy xuất dữ liệu từ RAM của CPU, do đó tăng tốc độ xử lý.
    So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024
    So sánh core trên laptop văn phòng

\>>>>Xem thêm: Cách đặt mật khẩu cho máy tính Windows 10

Cách chọn Intel Core phù hợp với laptop

Lựa chọn chip xử lý phù hợp với nhu cầu sử dụng là một điều khá quan trọng khi lựa chọn laptop văn phòng. Dưới đây là cách chọn Core phù hợp với laptop văn phòng:

  • Core i3 đủ dùng cho hầu hết các tác vụ chỉnh sửa, duyệt web và Photoshop.
  • Core i5 mạnh mẽ hơn cho phép bạn chạy các ứng dụng nặng cấp độ học thuật hoặc phần mềm nội bộ bổ sung. Chọn CPU Core i5 cũng có thể giúp máy tính xách tay của bạn dùng được lâu hơn trong ít nhất 3 năm mà vẫn chắc chắn.
  • Core i7 rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, CPU này thường được trang bị trên các laptop chơi game, đồ họa cồng kềnh … đòi hỏi tốc độ xử lý cực nhanh. Còn đối với nhu cầu văn phòng hàng ngày, có vẻ như bạn sẽ không cần.
  • Core i9 có giá cao nhất và là CPU siêu cao cấp dành cho laptop chơi game hoặc đồ họa. Ngày nay, các chip được sử dụng có hậu tố HK, chúng đều có hiệu suất đồ họa cao và có thể được ép xung lên tốc độ cao hơn. Những người dùng bình thường hay những người không dư dả về tài chính sẽ không bao giờ chọn sử dụng i9.
    So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024
    Cách chọn Core phù hợp

Mong rằng các chia sẻ trên của Retro sẽ giúp cho bạn chọn Core phù hợp với laptop và nhu cầu của bạn.

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật DIỆU PHÚC - GPĐKKD: 0316172372 cấp tại Sở KH & ĐT TP. HCM. Địa chỉ văn phòng: 350-352 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: 028.7108.9666.

So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024
So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024

Nếu bạn có nhu cầu “lên” một cấu hình máy tính mới (desktop hoặc laptop) thì về việc chọn bộ xử lý là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Core i5 và i7 của Intel là hai dòng chip được cân nhắc nhiều và cũng làm bạn đọc đau đầu vì chúng có những ưu điểm riêng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai dòng chip trên chứ không đơn thuần là sự khác nhau giữa những con số. Chúng ta sẽ bỏ qua dòng Core i3 vì chủ yếu dành cho cấu hình phổ thông, giá mềm. Tương tự chip của AMD cũng là một câu chuyện khác sẽ được đề cập riêng trong một bài viết khác.

Giá sản phẩm

Intel đã chia bộ xử lý cho máy tính cá nhân thành ba dòng là Core i7, Core i5, Core i3 tương ứng với sản phẩm cao, trung và cơ bản. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chip Core i5 sẽ luôn chậm hơn Core i7 như bạn sẽ thấy trong phần sau.

So với Core i5, chip Core i7 có ưu thế về khả năng xử lý đa tác vụ, chạy các ứng dụng trình diễn đa phương tiện hoặc chơi được các tựa game nặng. Nếu cảm thấy máy tính đang sử dụng quá chậm chạp, bạn nên “mạnh dạn” chọn CPU Core i7 cho cấu hình mới. Tuy nhiên, một bộ máy dùng chip Core i5 sẽ có giá rẻ hơn Core i7 nếu có cấu hình tương đương. Cụ thể với mẫu ultrabook mới Dell XPS 13 Touch dùng chip Core i5 sẽ có giá rẻ hơn khoảng 200 USD so với sản phẩm trang bị Core i7 cùng cấu hình.

Tên gọi sản phẩm

Như đề cập trên, Intel vẫn dùng chung tên gọi Core i3, Core i5 và Core i7 cho tất cả thế hệ CPU nhưng bạn vẫn có thể phân biệt được chúng qua tên mã (SKU) sản phẩm. Cụ thể chip Nehalem và Westmere có 3 chữ số, chẳng hạn Intel Core i7-920. Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell và Broadwell có đến 4 chữ số, trong đó chip Sandy Bridge luôn bắt đầu bằng số “2”, Ivy Bridge là số “3” và tương ứng chip thế hệ mới nhất Broadwell sẽ bắt đầu bằng số “5” như Core i7-5500.

Bộ xử lý thường dùng quy ước đặt tên để thể hiện ưu thế vượt trội của nó nhưng điểm mấu chốt của vấn đề là hiệu suất luôn được cải thiện tốt hơn qua mỗi thế hệ CPU. Bạn cần quan tâm là công nghệ sản xuất và thời gian sản phẩm xuất hiện trên thị trường chứ không phải tên gọi của chúng. Chẳng hạn chip Core i7-5500U sẽ có hiệu năng tổng thể tốt hơn so với Core i5-5200U. Sẽ thiếu khôn ngoan nếu bạn cho rằng xung nhịp hay tốc độ xử lý lệnh của chip là dấu chỉ đáng tin cậy khi so sánh và chọn mua sản phẩm. Tuy giả định này có thể đúng với một số trường hợp nhưng kiến trúc bộ xử lý mới là sức mạnh thực sự của nó.

Số nhân xử lý

So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024

Bảng chi tiết thông số kỹ thuật chip Core i5 và i7 kiến trúc Broadwell.

Xét riêng về số nhân thì chip càng nhiều nhân hơn sẽ có khả năng xử lý đa luồng tốt hơn. Điểm cần lưu ý là chip Core i7 không phải luôn có 4 nhân (quad-core) và Core i5 chỉ có 2 nhân. Điều này chỉ đúng với chip Core i7 của máy tính để bàn (desktop) và Core i5 cho di động (laptop). Bạn cũng có thể thấy điều ngược lại là Core i7 của laptop, chẳng hạn Core i7-4610Y và i7-5600U chỉ có 2 nhân trong khi Core i5 của desktop là i5-4690T hoặc i5-4570R có đến 4 nhân. Ngoài ra còn có một số CPU dòng Extreme riêng cho nền tảng desktop có đến 6 và thậm chí là 8 nhân.

Bộ nhớ đệm

Bên cạnh xung nhịp cơ bản thì chip Core i7 cũng thường có bộ nhớ đệm (cache level hay on-board memory) lớn hơn Core i5. Chẳng hạn với CPU desktop, dung lượng bộ nhớ đệm cấp 3 (L3 cache) của Core i5 sẽ từ 3 - 6MB trong khi Core i7 có từ 4 – 8MB. Bộ nhớ trong của chip được dùng lưu giữ dữ liệu tạm trong phiên xử lý, các lệnh kế tiếp cần thực thi để bộ nạp (prefetch) và bộ giải mã (decode) chuẩn bị trước để đáp ứng cực nhanh trong chu kỳ xử lý. Kích thước bộ nhớ lớn sẽ giúp khả năng xử lý đa nhiệm của chip tốt hơn vì dữ liệu của các ứng dụng chạy nền vẫn luôn sẵn sàng cả khi bạn chuyển sang giao diện cửa sổ ứng dụng khác.

Turbo Boost

Hiểu một cách đơn giản thì Turbo Boost là tính năng ép xung tự động được Intel tích hợp trong bộ xử lý. Về cơ bản, nó cho phép tăng tốc xung nhịp một số hoặc hai nhân xử lý (core) khi cần trong những ứng dụng đơn nhiệm. Công nghệ Turbo Boost phiên bản 2.0 còn có khả năng điều chỉnh riêng xung nhịp nhân đồ họa với mức tăng khoảng 60 – 90% với chip desktop và từ 100 – 180% với chip di động, tùy phiên bản. Cả chip Core i5 lẫn Core i7 đều trang bị tính năng trên, trong đó chip Core i7 đạt xung nhịp cao hơn.

Hyper Threading

Công nghệ đa luồng Hyper Threading cũng được Intel đưa vào trong chip để hệ điều hành và ứng dụng “nhìn” thấy bộ xử lý có nhiều nhân hơn so với thực tế. Khác với Turbo Boost thì công nghệ này chủ yếu để tăng hiệu năng các ứng dụng chạy đa nhiệm như trình diễn đa phương tiện, đồ họa và cả khi lướt web nếu bạn mở nhiều cửa số nội dung khác nhau.

Tất cả chip Core i7 đều hỗ trợ công nghệ đa luồng Hyper Threading. Do đó nếu một chip desktop Core i7 có 6 nhân vật lý sẽ xử lý đến 12 luồng dữ liệu cùng lúc, chip 4 nhân xử lý được 8 luồng và chip 2 nhân xử lý được 4 luồng dữ liệu cùng lúc. Ngược lại với Core i5, chỉ có các chip 2 nhân (thường chip di động) mới hỗ trợ công nghệ Hyper Threading trong khi các chip Core i5 4 nhân của desktop sẽ không trang bị công nghệ này.

Đồ họa tích hợp

So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024

Đồ họa tích hợp trong chip Broadwell .

Khác với trước kia là chip đồ họa của Intel được tích hợp trong chipset bo mạch chủ thì bắt đầu từ chip Core i đầu tiên vào năm 2010 có tên mã Westmere, hãng giới thiệu đồ họa tích hợp HD Graphics với thiết kế tích hợp cả nhân đồ họa và nhân xử lý trên cùng đế bán dẫn, sử dụng chung tuyến ring bus để truyền dữ liệu và chia sẻ bộ nhớ đệm LLC (last level cache hay cache L3).

Tất nhiên đồ họa tích hợp trong CPU Intel không thể so sánh với những đối thủ khác là AMD và Nvidia vì hiệu năng của chúng chỉ xếp ở mức phổ thông. Tuy nhiên một điểm “cộng” đáng giá là năng lực xử lý đồ họa của chip Intel được cải thiện đáng kể qua các thế hệ. Việc bổ sung các đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU) giúp nâng cao khả năng xử lý hình ảnh 3D, hỗ trợ tốt video chuẩn HD, đáp ứng nhu cầu giải trí đa phương tiện hay chơi được nhiều tựa game hơn.

Chip Sandy Bridge cũ trang bị đồ họa HD Graphics 2000 và 3000, hỗ trợ thư viện đồ họa DirectX 10. Phiên bản nâng cấp HD Graphics 2500 và 4000 của chip Ivy Bridge hỗ trợ DirectX 11. Đồ họa tích hợp của Haswell có những phiên bản là GT1 (HD Graphics), GT2 (HD Graphics 4200, 4400, 4600, P4600, P4700), GT3 (HD Graphics 5000, Iris Graphics 5100) và GT3e (Iris Pro Graphics 5200). Tương tự chip Broadwell cũng có bốn phiên bản đồ họa khác nhau gồm HD Graphics 5500, HD Graphics 6000, Iris Graphics 6100 và cả phiên bản đồ họa mạnh nhất là Iris Pro Graphics 6200 sẽ có mặt trong chip Broadwell-K vào giữa năm nay.

Lời kết

So sánh cpu core i5 và i7 năm 2024
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về Core i5 và i7 của máy tính cá nhân giúp bạn ra quyết định khôn ngoan. Chip Core i5 phù hợp với người dùng quan tâm đến tỷ lệ p/p (chi phí/hiệu năng) và cần một bộ máy cho việc học tập, sử dụng tại văn phòng với những ứng dụng phổ biến như bộ MS. Office, xem phim, nghe nhạc hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Thử nghiệm thực tế của người viết qua phép thử PCMark 8 cho thấy hiệu năng tổng thể của laptop trang bị chip Core i5-4200U (1,6GHz, 3MB smart cache) chỉ thấp hơn khoảng 13 – 15% so với cấu hình dùng chip Core i7-4500U (1,8GHz, 3MB smart cache).

Trong khi đó, Core i7 là lựa chọn tốt với người dùng đam mê công nghệ và khả năng tài chính cho phép. Chip này thích hợp cho những những ứng dụng chuyên biệt như thiết kế kiến trúc, ứng dụng đồ họa 3D, biên tập video hoặc chơi game. Tất nhiên trong trường hợp này thì card đồ họa sẽ là yếu tố bạn cần quan tâm hơn cả bộ xử lý.

Trường hợp nâng cấp, nên cân nhắc để chọn bộ xử lý phù hợp với cấu hình hiện tại, không quá mạnh hoặc quá yếu để tránh lãng phí. Kinh nghiệm cho thấy để cải thiện rõ rệt hiệu suất hệ thống, tốt nhất bạn nên “nâng tầm” bộ xử lý mới. Cụ thể nếu chip cũ thuộc dòng phổ thông, hãy thay thế bằng chip Core i5 và thay thế chip cũ tầm trung bằng Core i7.

Core i5 và Core i7 khác nhau thế nào?

Xung nhịp của Core i5 là 1,2-3,6 GHz, còn Core i7 là 1,3-3,5 GHz. Kích thước bộ nhớ cache của Core i5 là 3MB-6MB và Core i7 là 4MB-8MB. Pin Core i5 lên đến 14 giờ 45 phút còn Core i7 chỉ kéo dài 10 giờ 49 phút. Core i5 cung cấp các tùy chọn nhúng nhưng Core i7 thì không.

Cấu hình máy tính i5 là gì?

Core i5: Dòng CPU trung bình của Intel được thiết kế cho các máy tính đa nhiệm và các tác vụ nặng hơn như chơi game, xử lý video, và các ứng dụng đồ họa. Các model mới nhất của dòng i5 đã được trang bị công nghệ Hyper-Threading, giúp tăng hiệu suất xử lý và khả năng đa nhiệm.

Core i3 là như thế nào?

Chip Core i3 là bộ vi xử lý thuộc phân khúc cấp thấp được Intel sản xuất. Lúc đầu, đây là loại chip 32nm, gồm có 2 nhân và 4 luồng xử lý. Sau đó, bộ vi xử lý Core i3 đã phát triển đến thế hệ thứ 10 có đến 4 nhân và 6 luồng.

Core của laptop là gì?

Core là thuật ngữ của dòng sản phẩm máy trạm và bộ xử lý trung tâm (CPU) do tập đoàn điện tử Intel sản xuất. Core được dùng để xử lý, đọc các lệnh để thực hiện những hành động cụ thể. Những con chip này được dùng trong các dòng máy tính để bàn hoặc những dòng laptop phổ thông.