So sánh các dong cpu amd

Trong thị trường chip xử lý cho laptop, PC chúng ta thường có sự cạnh tranh giữa hai cái tên quen thuộc là AMD và Intel. Với Intel thì có lẽ mọi người đã hiểu khá rõ về thương hiệu này nhưng cái tên AMD dường như vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy dòng chip AMD có gì đặc biệt hay có những điểm gì nổi trội? Cùng mình tìm câu trả lời qua bài tổng hợp vi xử lý AMD Ryzen bên dưới đây nhé!

Lưu ý: Bài viết được tham khảo từ trang AMD và sẽ luôn được cập nhật liên tục khi những thế hệ chip AMD Ryzen mới hơn được ra mắt. Các bạn hãy theo dõi bài viết thường xuyên để có những thông tin mới nhất nhé.

AMD Ryzen là gì? Vi xử lý mạnh mẽ cho laptop lẫn PC

Đúng như những gì mà mình nói ở trên, AMD Ryzen một trong những dòng chip xử lý trung tâm của laptop lẫn PC. Chip Ryzen được xem là một trong những đối trọng nặng ký của nhà Intel mà chúng ta thường nói vui là team 'Đỏ' và 'Xanh'. Cũng nhờ đường lối, chính sách hợp lý từ công ty mà AMD ngày càng phát triển mạnh mẽ khiến cho Intel không còn nằm ở vị trí độc tôn như trước nữa.

Thêm vào đấy, Ryzen là một dòng chip mới nhất của nhà AMD, đã được cải tiến nâng cấp rất nhiều để ngày càng hoàn hảo hơn. AMD Ryzen được chia làm 3 nhánh chính là AMD Ryzen, AMD Ryzen PRO, AMD Ryzen Mobile. Một lưu ý cho mọi người khi chọn mua CPU AMD Ryzen thì người dùng nên hiểu một số thuật ngữ của AMD. Để có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mình, cũng như hiểu hơn về các sản phẩm khác. Thuật ngữ cơ bản của AMD như sau:

  • Công nghệ SenseMI, đây là một trong những thuật ngữ mô tả khả năng học hỏi và thích nghi. Để giúp cho vi xử lý Ryzen có thể thay đổi hiệu năng phù hợp với cách thức mà người dùng sử dụng mỗi ngày.
  • Extended Frequency Range – XFR đây là một tùy người dùng có thể chọn ép xung vi xử lý để có thể đạt được mức cao hơn. Một số hệ thống được trang bị Ryzen còn có thêm một hệ thống tản nhiệt đi kèm để có thể kích hoạt XFR.
  • Precision Boost sẽ cho phép người dùng tự động hóa được xung nhịp máy của mình. Có thể tăng hiệu năng mà không hề tăng thêm công suất tiêu thụ.
  • Neural Net Prediction là một tính năng cho phép người dùng có thể sử dụng để có thể dự đoán các hành động tiếp theo. Có thể chỉnh mỗi Task một cách hiệu quả trong ngày.
  • Smart Prefetch sẽ giúp học được cách hoạt động của các chương trình có trong hệ thống và tải dữ liệu. Để giúp máy có thể chạy được trơn tru hơn và nhanh hơn. Tính năng này sẽ kết hợp hoàn hảo chung với Neural Net Prediction.

Tất cả các tính năng này đều sẽ lấy Infinity Fabric của AMD để làm sự khởi đầu. Đây là một nguyên liệu mới để có thể kết nối với tất cả các lõi, luồng ở trong Ryzen với một tốc độ cao. AMD nói rằng bộ cảm biến của Infinity Fabric sẽ theo dõi được tốc độ xung nhịp, nhiệt độ và số vol điện để điều chỉnh được hiệu năng tối đa. Thêm vào đấy, AMD Ryzen là một trong những dòng chip thế hệ mới có nhân xử lý đồ họa tích hợp. APU là một cụm từ gộp chung của cả CPU và GPU. Nhờ đó người dùng có thể không cần phải dùng thêm card màn hình rời để thực hiện các tác vụ trên máy tính.

Theo đúng thông thường thì card đồ họa tích hợp không thể thay thế được vị trí của card rời.Tuy nhiên, với card onboard của nhà AMD, thì các game thủ vẫn có thể chiến mượt mà các tựa game ở mức cấu hình tương đối. Đây là điều mà không phải chiếc card onboard nào cũng có thể làm được. Bên cạnh đấy, nhược điểm mà mình thấy AMD đang chưa được phổ biến là khả năng tối ưu ứng dụng, điều này sẽ khiến trải nghiệm của bạn chưa được trọn vẹn cho lắm và hy vọng hãng có thể cải tiến trong tương lai gần.

Ý nghĩa cái tên và hậu tố đi kèm của AMD Ryzen

CPU AMD được phân ra làm rất nhiều loại khác nhau trên thị trường hiện nay. Chính vì thế, thương hiệu này cũng sở hữu công thức đặt tên riêng để giúp người dùng phân biệt từng dòng. Như mình có đề cập ở trên, nhà sản xuất chia vi xử lý của hãng thành 3 dòng chính là AMD Ryzen, AMD Ryzen PRO, AMD Ryzen Mobile. Vậy nên hãng cũng phân ra nhiều tên gọi cùng ký tự đi kèm khác nhau cho người dùng dễ dàng nhận biết.

Hiện tại, chip AMD Ryzen được phân ra thành 5 đời khác nhau là: Ryzen 1000 Series, Ryzen 2000 Series, Ryzen 3000 Series, Ryzen 4000 Series, Ryzen 5000 Series, Ryzen 6000 Series và hiện tại là AMD Ryzen 7000 Series. Trong thời gian sắp tới, dự kiến là hãng sẽ tung ra những đời tiếp theo hoặc cao hơn nữa.

Thêm vào đấy, chữ số nằm ở phía sau của thế hệ CPU biểu thị cho sức mạnh của CPU AMD. Những con số đó được quy định như bên dưới:

  • 1, 2, 3: Vi xử lý được sản xuất cho công việc văn phòng đơn giản, nghe nhạc, xem phim, lướt web là chủ yếu.
  • 4, 5, 6: Những con chip sở hữu sức mạnh khủng, thiết kế được hình ảnh, video và âm thanh,…
  • 7, 8, 9: Được thiết kế riêng cho những người dùng chuyên nghiệp cần một thiết bị có hiệu năng mạnh mẽ.

Ngoài ra, các hậu tố đi kèm cuối tên mỗi vi xử lý cũng mang theo ý nghĩa riêng và đánh giá phù hợp với từng tính chất công việc khác nhau:

Cấu trúc Zen – chìa khóa thành công của AMD Ryzen

Cấu trúc Zen được xem là cuộc cách mạng lớn của AMD và biến CPU AMD Ryzen có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với chip Intel. Zen là thiết kế x86 và dùng tiến trình FinPET, sở hữu khả năng hạn chế tiêu thụ điện năng. Phần hệ thống bộ nhớ đếm được thay đổi để hiệu quả hơn, số luồng cũng như số nhân được nâng cấp. Ngoài ra, mỗi nhân sở hữu 2 luồng khi so với cấu trúc CPU Bulldozer cũ với mỗi nhân 1 luồng. Hiện tại, cấu trúc ZEN của AMD đã đến đời thứ 4 và thứ 5 sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến vượt trội hơn.

Chưa hết, cấu trúc Zen còn hỗ trợ SenseMI nhằm điều chỉnh được điện áp và tần số quét. Ngoài ra, CPU có công nghệ mã hóa bộ nhớ an toàn SME cũng như ảo hóa mã hóa bảo mật SEV từ AMD. Cấu trúc Zen này khởi điểm với tiến trình 14 nm. Đời mới nhất của dòng chip AMD này đã lên tới 7 nm. Ngoài ra, khả năng cao là trong tương lai thì cấu trúc Zen 5 nm sẽ ra lò và đem lại hiệu năng khủng và tiết kiệm điện năng tốt hơn.

AMD Ryzen phân loại theo ba nhánh chính

  • AMD Ryzen

AMD Ryzen được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017 và sản xuất bởi cấu trúc Zen do tập do chính tập đoàn AMD Ryzen sản xuất, phân phối. Đây là một trong những dòng chip đã được sử dụng khá phổ biến trên nhiều phân khúc khác nhau ở mãng laptop và PC. Đương nhiên, đây chính là đối thủ nặng ký của dòng chip Intel Core của nhà Intel với 4 dòng sản phẩm tương ứng với sức mạnh hiệu năng là Ryzen 3, 5, 7, 9.

  • AMD Ryzen Pro

AMD Pro là một trong những dòng sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ. AMD đã hứa hẹn tăng cường bảo mật cho dòng Pro này với công cụ Memory Guard và Shadow Stack.

  • AMD Ryzen Mobile

AMD đã cho ra mắt hai phiên bản vi xử lý Ryzen Mobile dành cho dòng laptop là Ryzen 5 2500U và Ryzen 7 2700U. Cả hai dòng này đều có một sức mạnh vượt trội với 4 nhân cùng với 8 luồng xử lý, hỗ trợ kèm theo là đa phân luồng và tích hợp thêm card đồ họa Radeon Vega cao cấp.

Tổng hợp những dòng chip AMD Ryzen phổ biến

Đầu tiên sẽ là chip AMD Ryzen 3, dòng chip này có cấu tạo lõi CCX với 4 nhân CPU. Đồng thời sẽ được kết nối với lõi đồ họa thông qua cổng Infinity Fabric. Con chip này được hỗ trợ nhiều tính năng như là HDR, FreeSync 2, trình xuất 4K,… Theo như công bố, dòng chip này có thể tải được các tựa game nhẹ với độ phân giải 720P, tải được ở mức độ HD và Full HD.

Đặc điểm của dòng AMD Ryzen 3 là giá thành rẻ, tiết kiệm điện năng phù hợp cho dân văn phòng, sinh viên. Với nhu cầu xử lý những tác vụ nhẹ như word, excel, lướt web,.... Hầu hết những vi xử lý trên đều dành cho laptop và là 'em út' của dòng chip AMD Ryzen nên mức giá thành lại khá dễ chịu và mang lại hiệu năng tốt cho mẫu laptop giá rẻ.

  • AMD Ryzen 5

Ryzen 5 là một lựa chọn không thể bỏ qua những ai đang tìm kiếm một bộ vi xử lý có thể hoạt động tốt mà không tốn quá nhiều chi phí. Không quá khi nói Ryzen 5 là dòng CPU tốt nhất cho hầu hết mọi người bởi chúng hoàn hảo cho các hệ thống tầm trung. Ryzen 5 trên thị trường có thể kể đến là 3400G, 2600; 2400G… với 4 lõi, 8 luồng cho khả năng tiết kiệm điện hiệu quả. Chip Ryzen 5 còn được tích hợp AI giúp xử lý tác vụ, công việc từ các phần mềm hiệu quả.

Trong đấy, với AMD Ryzen 5 5500U sở hữu tới 6 nhân và 12 luồng, thay vì 6 nhân 6 luồng ở phiên bản 4500U trước đó, cải thiện ít nhiều về trải nghiệm đa tác vụ trên các laptop, giúp bạn không chỉ thực hiện tác vụ văn phòng mà còn đáp ứng mạnh mẽ về hiệu năng xử lý các tác vụ nặng như chơi game, xử lý đồ hoạ 2D, render video,...

  • AMD Ryzen 7

AMD Ryzen 7 cung cấp bộ vi xử lý hiệu suất cao cho máy trạm (hay còn gọi là Workstation, được thiết kế dành để chạy các ứng dụng kỹ thuật hoặc khoa học) và hệ thống high-end gaming. Vậy nếu bạn đang tìm kiếm một bộ vi xử lý AMD Ryzen cao cấp nhưng chưa có khả năng để chi trả quá nhiều tiền cho chỉ riêng CPU, thì Ryzen 7 chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Trong đấy, CPU AMD Ryzen 7 5800X sử dụng kiến trúc Zen 3 mới nhất và sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất 7 nm. Đây là con chip sở hữu thông số ấn tượng lên đến 8 nhân, 16 luồng và bộ nhớ đệm lên tới 32 MB. Đối chiếu với Intel, đây sẽ là đối thủ của Intel Core i7-10700K nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều. Nhìn chung, AMD Ryzen 7 có mức tăng IPC đáng kinh ngạc là 19%, giúp bạn vô tư dùng các phần mềm đồ họa, render video, cũng như chinh chiến hầu hết các tựa game đòi hỏi cấu hình mạnh.

  • AMD Ryzen 9

AMD Ryzen 9 là một trong số những dòng chip cao cấp được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay bởi nó cung cấp hiệu suất mạnh nhất trong Ryzen series và cạnh tranh trực tiếp với Core i9 9900K của nhà Intel.

Trong đấy nổi bật nhất là AMD Ryzen™ 9 5980HX sở hữu thông số đầy ấn tượng với 8 nhân và 16 luồng xử lý. Bộ nhớ đệm sẽ được tích hợp lên tận 42 MB. Tốc độ xử lý tối đa chạy đơn nhân là 4.8 GHz đầy mạnh mẽ cho laptop. Nhờ đó, nó thích hợp dùng cho các hệ thống gaming và thiết bị sáng tạo nội dung cần phải xử lý khối lượng công việc cường độ cao nhất.

Những vi xử lý AMD Ryzen mới tại CES 2023

Cũng giống như bao ông lớn khác trong ngành công nghệ, tại sự kiện CES 2023, AMD cũng cho ra mắt một vài vi xử lý mới mạnh và cải tiến hơn so với những phiên bản trước.

  • Đối với dòng máy để bàn, AMD lần lượt giới thiệu các CPU dòng 7000 Series và 7000X3D Series sử dụng socket AM5 thế hệ mới nhằm mở rộng hơn nữa sự lựa chọn của người dùng và các game thủ.
  • Còn với các vi xử lý dành cho laptop, AMD cũng mang đến dòng sản phẩm Ryzen 7040 Series hoàn toàn mới với sức mạnh vượt trội đến 50% so với thế hệ vi xử lý di động trước đó cùng công nghệ Ryzen AI tích hợp tiên tiến.

Tiếp nối thành công của loạt CPU Ryzen 7000 Series ra mắt hồi cuối năm 2022 vừa qua, AMD tiếp tục tung ra dòng CPU mới không có hậu tố “x” để người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Cũng tương tự các “đàn anh” trước đây, các phiên bản “non x” cũng đều được chế tạo dựa trên kiến trúc xử lý Zen 4 cùng dây chuyền công nghệ 5nm của TSMC nhưng với mức TDP thấp hơn, chỉ 65W cùng với mức giá bán cũng “mềm” hơn đôi chút. Với mức TDP khá thấp, các bộ vi xử lý này được bán kèm theo tản nhiệt khí dòng Wraith Stealth cho AMD Ryzen 7600 và Wraith Prism cho các bộ vi xử lý cao cấp hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng ép xung bằng một cú click chuột, mà theo những thông tin ban đầu từ AMD, phiên bản AMD Ryzen 7900 vẫn có thể ép xung với tốc độ cao hơn đến 39% khi sử dụng cùng với tản nhiệt nước.

Bên cạnh đó, AMD cũng cho ra mắt dòng CPU Ryzen 7000X3D Series tiếp nối sự thành công của phiên bản AMD Ryzen 5800X3D của thế hệ trước. Dòng vi xử lý này sở hữu bộ nhớ đệm L3 kích thước lớn nhờ công nghệ xếp chồng bộ nhớ, đem đến hiệu năng tuyệt vời cho các ứng dụng đòi hỏi bộ nhớ đệm lớn, đặc biệt là các tựa game, biến dòng CPU này trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các game thủ. Cũng trong lần ra mắt này, khác với thế hệ trước, AMD cũng mang công nghệ bộ nhớ đệm lớn lên các CPU Ryzen sở hữu hai cụm nhân tính toán dòng AMD Ryzen 7900 và AMD Ryzen 7950 Series. Các CPU này có mức TDP khởi điểm ở 120W, cao hơn 15W so với phiên bản “x” thông thường.

Bên cạnh các CPU Ryzen 7045HX Series cho các laptop đòi hỏi sức mạnh xử lý hàng đầu và các CPU Ryzen 7020 Series tầm phổ thông thì trong sự kiện CES 2023 này, AMD cũng đồng thời bổ sung thêm hai dòng sản phẩm khác là AMD Ryzen 7040HS Series dành cho các laptop mỏng gọn và AMD Ryzen 7030 Series tiết kiệm năng lượng.

Các vi xử lý AMD Ryzen 7040HS Series được chế tạo trên tiến trình 4nm tiên tiến, sử dụng kiến trúc Zen 4 cùng giải pháp đồ họa tích hợp kiến trúc RDNA 3. Các vi xử lý này hứa hẹn đem đến sức mạnh xử lý nhanh hơn 34% trên các tác vụ và sức mạnh chơi game nhanh hơn đến 21% so với những đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, dòng CPU Ryzen 7035 Series và 7030 Series đều sử dụng kiến trúc Zen 3+ và Zen 3 hướng đến các hệ thống tiết kiệm năng lượng. Các dòng CPU này vẫn được trang bị giải pháp đồ họa tích hợp Radeon cho phép người dùng chơi các tựa game thể thao điện tử hay giải trí nhẹ nhàng.