Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Khóa học thực hành kế toán tổng dạy thực hành lên sổ sách, lập BCTC, kê khai - làm báo cáo thuế hàng tháng, quý và quyết toán thuế cuối năm.

.png)

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp dành cho đối tượng đã biết về kế toán

Dạy thực hành trên chứng từ thực tế và các phần mềm kế toán để kê khai làm báo cáo thuế, lên sổ sách, lập BCTC.

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Khóa học thực hành kế toán Thuế online

Khóa học kế toán Thuế dạy kê khai, làm báo cáo thuế hàng tháng, quý, quyết toán thuế cuối năm, dạy cách xử lý hóa đơn chứng từ kế toán, cân đối - tiết kiệm chi phí doanh nghiệp.

.png)

Khóa học kế toán tổng hợp trọn gói (cho người đã quên về kế toán hoặc mới bắt đầu)

Đây là khóa học dành cho đối tượng chưa biết gì về kế toán, hay các bạn đã học qua về kế toán nhưng đã quên gần hết, được học từ lý thuyết cho đến các kỹ năng thực hành thực tế.

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Khóa học nguyên lý kế toán online thực hành trên chứng từ thực tế

Khóa học nguyên lý kế toán online: dạy thực hành định khoản hạch toán, xử lý nghiệp vụ kinh tế bằng chứng từ thực tế

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Lớp học kế toán trên Excel thực hành lên sổ sách, lập BCTC

Dạy thực hành kế toán trên Excel bằng chứng từ thực tế để lên sổ sách, lập báo cáo tài chính cuối năm

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Khóa học phần mềm kế toán Misa thực hành thực tế

Khóa học thực hành kế toán trên phần mềm Misa thực hành trên chứng từ thực tế, hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán, cách lên sổ sách, lập BCTC trên phần mềm.

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Học thực hành kế toán trên Excel trên chứng từ thực tế

Học thực hành kế toán trên Excel trên chứng từ thực tế, dạy lên sổ sách, lập các bảng biểu, sổ nhật ký chung.

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

Công ty kế toán Thiên Ưng là địa chỉ học kế toán thực hành tốt nhất tại Hà Nội, dạy trên chứng từ thực tế và các phần mềm kế toán với nhiều kỹ năng chuyên sâu trong doanh nghiệp.

Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại thiếu đi những nguồn lao động chất lượng. Các nhà tuyển dụng thường nhận xét đa phần sinh viên ra trường còn chưa trang bị …

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại thiếu đi những nguồn lao động chất lượng. Các nhà tuyển dụng thường nhận xét đa phần sinh viên ra trường còn chưa trang bị đủ các kỹ năng cần để thành công trong môi trường làm việc. Chính vì vậy, ngay từ khi còn học trong môi trường đại học, mỗi bạn cần chuẩn bị kỹ càng cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng còn thiếu để trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, SAPP sẽ chỉ ra 5 điều sinh viên Kế toán – Kiểm toán ra trường cần biết để các bạn cùng tham khảo và tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân:

1. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán – Kiểm toán luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng để 1 doanh nghiệp vận hành trơn tru vì sản phẩm của bộ máy này sẽ phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị đưa ra nhiều quyết định đúng đắn. Việt Nam tại thời kỳ hội nhập cũng là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán. Bởi lẽ, các doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành này ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam vì vậy số lượng các vị trí tuyển hàng năm cũng rất nhiều và đa dạng.

Các công ty BIG4: EY, Deloitte, PwC, KPMG cũng không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên khi mà hàng năm mỗi công ty thu hút được hàng ngàn đơn ứng tuyển vào các vị trí thực tập không chỉ là Kiểm toán mà còn Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính… Bên cạnh đó, môi trường làm việc từ các Non-Big như Grant Thornton, Mazars, Nexia, Crowe Howarth hay các công ty kiểm toán Việt Nam (local firms) cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tổng số công ty kiểm toán được phép hoạt động ở Việt Nam là khoảng hơn 100 công ty.

Thực chất, bạn không nhất thiết phải tự giới hạn sự lựa chọn của mình là theo các công ty Kiểm toán. Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán còn rất nhiều lựa chọn khác như:

  • Bộ phận phụ trách Kế toán, Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp;
  • Chuyên gia phân tích và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp;
  • Giám đốc tài chính;
  • Quản lý tài chính các dự án;
  • Chuyên viên kế toán;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Thanh tra kinh tế;
  • Nhân viên tư vấn thuế, tư vấn tài chính, quản trị rủi ro;
  • Giảng viên đào tạo Kế toán – Kiểm toán;
  • Chuyên gia tư vấn ngân hàng – tín dụng;
  • Kiểm soát tài chính;
  • Chuyên gia quản lý quỹ.

2. Lộ trình phát triển kiến thức và trình độ chuyên môn

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, khi các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ngày càng nhiều tại Việt Nam, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cũng ngày càng tăng. Do đó, sinh viên Việt Nam cũng cần phải trau dồi bản thân để trở thành nguồn nhân lực mang tầm quốc tế. Về mặt kiến thức, các chương trình đào tạo ở trường đại học đang dần nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy. Vì vậy điều đầu tiên là bạn phải hoàn thành tốt chương trình học ở trường.

Bên cạnh đó, các chứng chỉ quốc tế cũng là 1 công cụ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Hiện nay, ACCA, CFA, CIMA hay ICAEW là những chứng chỉ phù hợp và được công nhận. Theo học các chứng chỉ này sẽ giúp bạn còn thăng tiến xa hơn trong công việc.

Ngoài những kiến thức về mặt chuyên ngành, bạn cũng nên bổ sung cho mình khả năng Tiếng Anh để có thể đọc hiểu được các văn bản nước ngoài và giao tiếp 1 cách chuyên nghiệp và tự tin khi làm việc trong môi trường Quốc tế. Biết được nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán cũng sẽ là 1 điểm cộng rất lớn cho bạn trong quá trình làm việc.

3. Xây dựng phẩm chất và tính cách cần thiết

  • Cẩn trọng, tỉ mỉ

Kế toán – Kiểm toán là 1 ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên, đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì đôi khi chỉ với 1 sai sót cũng có thể khiến công ty của bạn gặp rắc rối không nên có.

  • Trung thực, trách nhiệm

Tiếp theo, bạn cũng cần phải giữ được thái độ trung thực vì trách nhiệm đặt lên bạn là rất lớn và công việc của bạn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người liên quan.

  • Khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực

Bên cạnh đó, khối lượng công việc của ngành Kế toán – Kiểm toán cực kỳ lớn, nhất là trong giai đoạn cuối kỳ lập báo cáo tài chính và kiểm toán. Đôi khi bạn sẽ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành đúng deadline. Vì vậy, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để có thể cân bằng được công việc với cuộc sống cá nhân, tìm được niềm vui, động lực trong áp lực là 1 điều cần thiết.

Để có 1 cái nhìn tổng quan hơn về các kỹ năng trong nghề kế toán – kiểm toán, bạn có thể dựa vào bản đánh giá 12 kỹ năng của các nhà tuyển dụng khối BIG4 và Non-BIG dưới đây:

Sinh viên kế toán cần học thêm gì năm 2024

Hình 1: 12 tiêu chí đánh giá nhân sự trong vòng phỏng vấn

4. Có thái độ chuyên nghiệp trong công việc

1 thái độ làm việc chuyên nghiệp luôn được mọi người xung quanh đánh giá cao. Cụ thể, thái độ ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp phải thật lịch sự, chủ động trong giao tiếp và hòa động với mọi người. Không bao giờ được đặt cái tôi của mình lên quá cao trong 1 tập thể. Ngoài ra, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản lý thời gian cũng sẽ giúp bạn phát triển rất nhanh chóng.

5. Trang bị các kỹ năng mềm khác

1 kỹ năng không thể thiếu mà bạn cần trang bị là kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. Với nghề Kiểm toán thì bạn thường làm việc theo 1 nhóm kiểm toán khi đi gặp khách hàng và cần có sự chủ động tìm hiểu thông tin và giao tiếp với đồng nghiệp để công việc có hiệu quả và cùng giúp đỡ nhau hoàn thiện. Song song với những điều trên, bạn cũng phải tự hoàn thiện, giải quyết phần việc của mình 1 cách độc lập.

Kỹ năng Excel trong Kế toán – Kiểm toán là không thể thiếu bởi bạn sẽ phải sử dụng công cụ này rất nhiều trong công việc. Bên cạnh đó, các kỹ năng sử dụng máy tính nói chung cũng cần phải thuần thục. Ở các công ty Kiểm toán lớn, nhân viên đều được công ty giao cho 1 chiếc máy tính xách tay.

6. Kết bài

Hy vọng qua bài viết, SAPP đã giúp bạn hình dung được những việc cần phải chuẩn bị trước khi ra trường để có được sự tự tin trong mùa tuyển dụng cũng như trong môi trường làm việc. Chúc các bạn học tập và rèn luyện thật hiệu quả.