Sau chiến dịch Tây Nguyên cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta chuyển sang thế

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Với ý chí kiên cường, bất khuất, quân dân cả nước đã đánh thắng các chiến lược chiến tranh hiện đại nhất của kẻ thù, lập nên chiến thắng hào hùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mang lại niềm vui trọn vẹn cho cả dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý, quý trọng độc lập, tự do trên thế giới.

Sau chiến dịch Tây Nguyên cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta chuyển sang thế

Xe tăng húc đổ cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng ngày 30/4/1975. Nguồn; internet

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, miền Bắc có hòa bình, toàn Đảng toàn dân chung tay ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng hành cùng đồng bào miền Nam đấu tranh với Mỹ - Ngụy nhằm thống nhất đất nước. Ở miền Nam, chính quyền tay sai đã thẳng tay đàn áp rất đẫm máu phong trào đấu tranh yêu nước, đòi địch phải thi hành hiệp định, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam đã tiến hành thành công cuộc Đồng khởi trên toàn miền, làm thất bại chính sách xâm lược bằng “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Mỹ. Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của cách mạng miền Nam.

Có sự chi viện của miền Bắc, chiến tranh cách mạng ở miền Nam phát triển ngày càng vững mạnh. Quân dân ta đã kiên cường chiến đấu, đánh thắng các chiến lược "chiến tranh đặc biệt”, "chiến tranh cục bộ”. Trước sức mạnh ưu thế về quân sự của địch, ta đã tìm ra cách đánh rất độc đáo, sáng tạo chưa từng có trong lịch sử chiến tranh: Bất ngờ, đồng loạt tổng công kích và tổng khởi nghĩa trên toàn miền. Đặc biệt với chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, lúc kẻ thù chủ quan, mất cảnh giác nhất. Cách đánh kết hợp giữa trong đánh ra-ngoài đánh vào, giữa tiến công quân sự với nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân là những nhân tố vô cùng quan trọng để ta giành phần thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc tổng tiến công đó đã gây chấn động thế giới, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", mở ra thời cơ thuận lợi để Đảng ta chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù.

Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết định. Trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đều giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch. Thắng lợi này làm cho cục diện chiến tranh chuyển hướng có lợi cho ta, trong khi phía Mỹ không đạt được mục tiêu đề ra của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ. Đỉnh điểm, trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Bắc. Khiến Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam. 
Ngày 27/1/1973 Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Thắng lợi to lớn, toàn diện đó đánh dấu bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam, mở ra thời cơ thuận lợi để ta rút ngắn thời gian chuẩn bị và tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.

Bước phát triển mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là Đảng ta đã vận dụng sáng tạo phương thức tác chiến: Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với nổi dậy đấu tranh giành chính quyền của nhân dân. Vì vậy, chỉ sau gần một tháng tổng tiến công, ta đã mở liên tiếp hai chiến dịch tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế-Đà Nẵng, cùng nhiều chiến dịch khác, tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ quân địch ở vùng 1, vùng 2 chiến thuật, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung và nhiều địa bàn quan trọng khác. Thắng lợi giành được đã tạo ra lực, thế và thời cơ thuận lợi để ta tiến hành chiến dịch quyết định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước phát triển trong chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành chiến dịch quyết định này là: Trong thời gian rất ngắn ta đã “thần tốc” cơ động tập trung lực lượng tương đương 5 quân đoàn, tạo sức mạnh ưu thế để tiêu diệt địch. Bên cạnh đó, ta đã sử dụng cách đánh rất táo bạo, sáng tạo, đó là: Bất ngờ, đồng loạt tiến công từ 5 hướng bằng sức mạnh hiệp đồng quân và binh chủng, tiêu diệt các sư đoàn địch phòng ngự ở tuyến ngoài. Tổ chức các binh đoàn thọc sâu, nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu trọng yếu bên trong thành phố. Trước sức tiến công nhanh, mạnh của các binh đoàn chủ lực, thế trận quân địch bị phá vỡ từng mảng, hệ thống chỉ huy của ngụy mất hiệu lực, các tầng lớp nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trưa 30-4-1975, chế độ tay sai Việt Nam cộng hòa hoàn toàn sụp đổ.

 Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…

Trần Quang Duy

Nguồn:http://sotp.thainguyen.gov.vn/ 

Ngày đăng: 11/03/2022

Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta, tiến tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lật đổ hoàn toàn chế độ ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

“Đòn điểm huyệt” táo bạo và chính xác này đã làm cho quân địch tê liệt và rối loạn ngay từ khi mở màn, tạo ra tình thế và thời cơ thuận lợi để quân và dân ta làm nên thắng lợi “thần tốc” của một cuộc tổng tiến công lớn nhất trong lịch sử quân sự nước nhà. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là sự kết tinh nhiều yếu tố hợp thành sức mạnh chiến đấu vô địch của quân và dân ta. Trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhân tố chính trị, tinh thần của một đội quân, một dân tộc trong mỗi cuộc chiến tranh là một hệ thống phức hợp những giá trị và sự ý thức về những giá trị ấy, tạo nên trạng thái cảm xúc, tâm lý tích cực giúp cho mỗi cá nhân nói riêng, cả một đội quân, một dân tộc nói chung luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. 

Điều đó được biểu hiện cụ thể ở việc mỗi người luôn nhận thức đúng đắn về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà mình theo đuổi, ở trạng thái quyết tâm cao độ, ở ý chí sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ở niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng. Trong mối quan hệ với các nhân tố khác để tạo nên sức mạnh chiến đấu của một đội quân, nhân tố chính trị, tinh thần đóng vai trò nền tảng, là chất xúc tác để nhân lên sức mạnh, giúp cho một đội quân có thể vượt qua được sự chênh lệch, thua kém trong tương quan so sánh tiềm lực vật chất, vũ khí, trang bị để giành thắng lợi cuối cùng. 

Sau chiến dịch Tây Nguyên cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta chuyển sang thế

Đoàn xe vận tải 238 vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu TTXVN

Toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta nói chung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, trong đó có chiến dịch Tây Nguyên nói riêng là minh chứng sống động và thuyết phục cho điều đó. Với sức mạnh của nhân tố chính trị, tinh thần, dân tộc ta – một dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu, vừa phải trải qua những năm tháng bị chiến tranh tàn phá nặng nề – đã chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ. 

Đó là một thắng lợi vĩ đại, thần kỳ, khiến cả nhân loại và chính kẻ thù phải ngỡ ngàng, nhưng hoàn toàn không phải là một thắng lợi “phi lý”, mà chính nó đã phản ánh đầy đủ nhất quy luật của chiến tranh, đó là “mạnh được, yếu thua”. Xuyên suốt cuộc chiến, những kẻ cầm đầu đế quốc Mỹ đã không thể hiểu ra điều đó, để rồi phải đến nhiều năm sau, họ mới nhận ra điều gì đã biến Quân đội nhân dân Việt Nam trở nên mạnh hơn Quân đội Mỹ, đó chính là nhân tố chính trị, tinh thần. Như chính tướng Mc Namara sau này đã phải thừa nhận với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Mỹ đã thất bại vì không hiểu gì về lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam, thất bại vì chưa đánh giá đúng vai trò nhân tố chính trị, tinh thần của nhân dân Việt Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để mỗi cán bộ, chiến sĩ bước vào trận với trạng thái tâm lý tích cực nhất. Những điều kiện ấy bao gồm:

Thứ nhất, quân dân ta đã có sự chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch. Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27-1-1973), Đảng ta vẫn luôn nhận định dù Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam, nhưng chúng sẽ không từ bỏ dã tâm xâm lược, cố tình xâm phạm hiệp định. Vì vậy, ngày 28-1-1973, chỉ một ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra lời kêu gọi: “Cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất lớn, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân ta còn phải tiếp tục củng cố những thắng lợi giành được và tiến lên giành những thắng lợi mới”. 

Quán triệt và thực hiện lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương, bộ đội ra trên các chiến trường chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh về sẵn sàng chiến đấu. Cuối tháng 1 năm 1973, Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên ra Nghị quyết “Tình hình và nhiệm vụ mới”, xác định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Tây Nguyên là: Khẩn trương, tích cực củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chiến đấu của cả ba thứ quân đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. 

Ngày 13-10-1973, Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết số 21 về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”. Ngày 14-2-1974, Quân ủy Trung ương đã phổ biến cho Đảng ủy và Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên về chủ trương của Nghị quyết Trung ương 21, đồng thời chỉ rõ: “Cách mạng miền Nam có thể phải trải qua nhiều bước quá độ và chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng”. 

Bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, nắm vững đường lối chiến lược tiến công. Căn cứ vào tình hình cụ thể của chiến trường, tháng 10-1974, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền Nam – Bắc giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời gian 1975 – 1976, đồng thời còn dự kiến: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Ngày 5-2-1975, tại Sở Chỉ huy tiền phương của Bộ ở Tây Nguyên, đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên và công bố quyết định thành lập Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên: Đồng chí Đại tá Đặng Vũ Hiệp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Chiến dịch; đồng chí Trung tướng Hoàng Minh Thảo được chỉ định làm Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Chiến dịch. Lực lượng của ta khi bước vào chiến dịch bao gồm: Lực lượng bộ binh, gồm 5 sư đoàn: Sư đoàn 316, Sư đoàn 10, Sư đoàn 3 (thiếu), Sư đoàn 320, Sư đoàn 968 và 4 trung đoàn độc lập: Trung đoàn 25, Trung đoàn 271, Trung đoàn 95A, Trung đoàn 95B; lực lượng binh chủng gồm: Trung đoàn Tăng thiết giáp 273; 2 Trung đoàn pháo binh (40, 675), 3 trung đoàn cao xạ (234, 232, 593), 2 Trung đoàn công binh (5 và 575), Trung đoàn Đặc công 198 và 1 Tiểu đoàn đặc công của Bộ; cùng với đó là các lực lượng địa phương đông đảo. 

Trên nền tảng của chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao, ta không chỉ xây dựng được lực lượng mạnh với khả năng tác chiến binh chủng hợp thành, mà còn có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho tác chiến ở các quy mô, cả chiến lược và chiến dịch. Với lực lượng đó, chúng ta đã tạo một sức mạnh vật chất vượt trội so với đối phương, nhất là trên những địa bàn chiến lược. 

Như vậy, có thể thấy chúng ta đã có cả một quá trình dài chuẩn bị một cách toàn diện cho Chiến dịch Tây Nguyên, tạo sức mạnh vật chất vượt trội so với đối phương, đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi. Đây chính là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cho quân dân ta củng cố niềm tin và ý chí quyết thắng khi bước vào chiến dịch.

Thứ hai, chúng ta có nghệ thuật quân sự độc đáo. Chiến dịch Tây Nguyên thể hiện nghệ thuật nghi binh lừa địch tài tình của ta. Từ tháng 1-1975, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở đầu và quyết định “Lấy Buôn Ma Thuột làm trận then chốt quyết định của Chiến dịch Tây Nguyên”. Tuy nhiên, nếu địch phát hiện được ý định này, tăng cường lực lượng cho Buôn Ma Thuột thì ta sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Vì vậy, ngoài các lực lượng đứng chân tại chiến trường, ta rút Sư đoàn 968 từ chiến trường Nam Lào về thế chỗ cho Sư đoàn 10 và 320 ở Bắc tỉnh Kon Tum và Tây tỉnh Pleiku làm nhiệm vụ nghi binh. Các hoạt động nghi binh sau đó đã được quân ta thực hiện một cách hoàn hảo, tới mức đến tận ngày 8 và 9 tháng 3 năm 1975, khi quân ta đánh vào quận lỵ Thuần Mẫn và quận lỵ Đức Lập, khiến Buôn Ma Thuột bị sơ hở rõ rệt mà tướng Phạm Văn Phú của vẫn không đoán biết được ý đồ tác chiến của ta. 

Mãi đến 4 giờ sáng ngày 10-3-1975, khi xe tăng của ta đã tiến vào Buôn Ma Thuột, Đại tá Lê Khắc Hy, Tham mưu trưởng Quân khu 2 – Quân đoàn 2 quân đội Sài Gòn vào phòng ngủ đánh thức, tướng Phạm Văn Phú mới biết Buôn Ma Thuột là mục tiêu chính của ta thì đã quá muộn.

Có thể nói, nghệ thuật quân sự đặc sắc của Việt Nam đã được vận dụng đặc biệt hiệu quả trong Chiến dịch Tây Nguyên. Chính điều này góp phần rất quan trọng củng cố niềm tin của cán bộ, chiến sĩ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, thêm quyết tâm thắng lợi.

Thứ ba, chúng ta có hậu phương vững chắc. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, khi bước vào Chiến dịch Tây Nguyên nói riêng, Quân đội ta luôn có một điểm tựa vững chắc từ hậu phương. Đó không chỉ là sự ủng hộ trực tiếp của nhân dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, của hậu phương chiến lược miền Bắc, mà còn bao gồm cả sự ủng hộ cả vật chất và tinh thần của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. 

Đối với miền Nam, miền Bắc có ý nghĩa không chỉ là nơi cung cấp nhân tài, vật lực với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, mà còn là một định hướng hiện hữu để nhân dân miền Nam chiến đấu, chiến thắng. Quá trình chuẩn bị và bước vào cuộc chiến dịch, bằng nguồn lực tại chỗ, bằng cả nguồn lực từ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã cung cấp tối đa sức mạnh vật chất cho chiến trường. Một đội quân luôn có hậu phương vững chắc làm điểm tựa chắc chắn sẽ trở thành một đội quân hùng mạnh.

Thứ tư, công tác đảng, công tác chính trị trong chiến dịch đóng vai trò quan trọng. Xuyên suốt cả trước, trong và sau Chiến dịch Tây Nguyên, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt quan tâm, chú trọng. 

Trước chiến dịch, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị được tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, xây dựng kế hoạch tác chiến, hạ quyết tâm chiến đấu và quyết nghị chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch; quán triệt chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên, ra chỉ thị và kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, khơi sâu lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ; phát động thi đua giết giặc lập công; kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng, điều động cán bộ tăng cường. 

Trong chiến dịch, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tập trung vào việc thường xuyên, liên tục củng cố ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ; tuyên truyền, cổ động, cổ vũ chiến trường; thường xuyên, kịp thời củng cố, kiện toàn, bổ sung các cấp ủy, chỉ huy bảo đảm giữ vững lãnh đạo, chỉ huy trong suốt quá trình tác chiến; triển khai công tác dân vận, địch vận; làm tốt công tác chính sách với thương binh, liệt sĩ. Tất cả những hoạt động đó đã trực tiếp góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi hy sinh gian khổ, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, những thắng lợi thực tiễn trên chiến trường làm đòn bẩy. Đây là thành tố đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp tạo nên niềm tin, ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Chúng ta bước vào Chiến dịch Tây Nguyên với tâm thế của những người đang trên đường đi tới ngày thắng lợi cuối cùng, khi mà đã từng bước và liên tục đánh bại Mỹ xuyên suốt hơn hai mươi năm kháng chiến. Chúng ta đã khiến cho tất cả các chiến lược chiến tranh tinh vi nhất của Mỹ áp dụng ở Việt Nam đều thất bại, từ “chiến tranh đơn phương”, “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” đến “Việt Nam hóa chiến tranh”. 

Đặc biệt, sự thảm bại của Mỹ trong “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” lịch sử cuối năm 1972 đã thêm một lần vạch trần toàn bộ bản chất dối trá, phản động cũng như sự bất lực của Mỹ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, đồng thời đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho quân và dân ta. 

Ngược lại, những thất bại liên tiếp trên chiến trường đã khiến cho tinh thần chiến đấu của quân địch sa sút đến cực độ. Thực tế diễn biến của Chiến dịch Tây Nguyên và những chiến dịch tiếp nối sau đó đã cho thấy, ta càng đánh càng mạnh, khí thế quyết chiến quyết thắng càng dâng cao; địch càng đánh càng thua, hoàn toàn mất ý chí chiến đấu. Chính điều đó đã mở ra cơ hội để quân dân ra rút ngắn thời gian thực hiện giải phóng miền Nam từ 2 năm đến 1 năm và cuối cùng là trước mùa mưa năm 1975.

Như vậy, quân dân ta đã bước vào Chiến dịch Tây Nguyên với trạng thái tâm lý, tinh thần tốt nhất, ý chí quyết tâm cao nhất, tin tưởng nhất. Đó là một “trạng thái hoàn hảo” của nhân tố chính trị, tinh thần, và chính nhân tố này đã góp phần đặc biệt quan trọng để quân dân ta chiến đấu và chiến thắng. 

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên vẫn để lại cho chúng ta những bài học giá trị. Trong tình hình mới hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Thấu suốt những bài học lịch sử, trong đó có bài học về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong Chiến dịch Tây Nguyên sẽ giúp chúng ta luôn giữ vững niềm tin, đập tan mọi luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc trọng trách cao quý mà Đảng và nhân dân giao phó.

(Theo QĐND)