Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty năm 2024

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm nhiều khâu quan trọng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chi tiết các thông tin và quy trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được Mison Trans giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty năm 2024

Đối với chủ doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thì bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đăng ký kinh doanh. Sau khi có được nguồn hàng từ đối tác nước ngoài cung cấp thì tiến tới ký hợp đồng ngoại thương.

Hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm các điều khoản, giấy tờ cần thiết để nhận hàng khi đến Việt Nam và phương thức thanh toán… → Chi tiết tại: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài cần những gì?

Phương thức thanh toán thường được sử dụng sẽ là L/C vì seller nước ngoài không tin tưởng lắm về việc thanh toán trực tiếp TTR của các doanh nghiệp VN.

1. Bộ chứng từ nhập khẩu

Bộ chứng từ nhập khẩu đầy đủ gồm:

  • 1 B/L gốc, 1 B/L copy
  • 1 Invoice gốc, 1 Invoice copy (có sao y bản chính của Công ty)
  • 2 Packing Lists
  • 1 Contract sao y bản chính
  • 1 Certificate of Origin để được hưởng thuế ưu đãi
  • 1 bộ tờ khai Hải Quan (nếu list có nhiều hơn 9 mặt hàng thì bổ sung thêm Phụ lục tờ khai)
  • Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế.
  • 3 Giấy giới thiệu
  • Đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu

Đây là những giấy tờ căn bản để có thể mở tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa. Trong một số trường hợp cụ thể cần thêm một số loại khác có liên quan.

2. Về việc nhận hàng

Trước khi hàng từ nước ngoài về đến Việt Nam sẽ có Giấy báo (tàu) đến thông báo cho bạn biết về chi tiết lô hàng gồm các thông tin như thời gian, địa điểm nhận hàng khi hàng chính thức về đến Việt Nam.

Ngoài ra thông báo sẽ kèm theo việc yêu cầu bạn đến nhận hàng.

Trong Giấy báo (tàu) đến sẽ có ghi rõ các chứng từ cần thiết để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order).

Sau khi đã có D/O trong tay, doanh nghiệp nhập khẩu phải mang nó cùng 1 số chứng từ khác như Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Hợp đồng, Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)… để ra Hải quan và mở Tờ khai Hải Quan.

Các chứng từ này Ngân hàng bên bán sẽ gửi cho Ngân hàng của bạn trước khi hàng về 1 thời gian để bạn có thể kiểm tra và thông báo điều chỉnh nếu phát hiện lỗi của chứng từ.

Các lỗi thường gặp như thông tin không khớp với hàng hóa, sai ngày, sai mã hàng, sai tên hoặc trọng lượng/ thể tích hàng hóa…

Để có chứng từ này thì chủ doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp tiền để Ngân hàng của bạn ký hậu, chuyển giao quyền nhận hàng lại cho bạn.

Sau khi mở Tờ khai Hải quan thì Hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra xem có khớp với thông tin trong Hợp đồng, Invoice, Packing List cũng như C/O không, nếu khớp thông tin thì bạn có thể vận chuyển hàng của mình về kho bằng container hoặc xe tải.

Quy trình xuất khẩu hàng hoá

Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty năm 2024

1. Hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa

Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nhà nước ta khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra các nước bạn. Thủ tục cũng như quy trình xuất khẩu hàng hoá cũng không quá phức tạp.

Hồ sơ bao gồm:

  • 1 bộ Hợp đồng, Invoice, Packing list, C/O của Việt Nam
  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Giấy bảo hiểm hàng hóa chẳng hạn

Cùng với đó là một số giấy tờ liên quan, tùy theo hàng hóa và phương thức mua bán mà cũng cần phải có những giấy tờ khác nhau. Bạn cần đến Hải quan để làm Tờ khai hải quan xuất khẩu để hàng hóa được kiểm hóa đúng quy trình, hoàn tất các khâu trên là hàng hóa sẽ được lên đường đến nơi xuất khẩu.

2. Quy trình xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài

Quy trình xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài bao gồm các bước chính sau đây:

  • Người giao hàng sẽ gửi thông tin giao hàng (Công ty xuất khẩu): Thời gian hàng sẵn sàng, xác nhận các thông tin ghi trên lô hàng (tên hàng, mã hàng, số lượng hàng, số kg, số khối…).
  • Lên lịch trình lấy hàng (Pickup) và lịch trình vận chuyển (book tàu, chuyến bay).
  • Pick up lô hàng.
  • Làm VGM nhập kho hàng lẻ, hạ bãi container (Nếu hạ cont Cát Lái phải đăng ký và thanh toán trên Eport).
  • Người xuất khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ, đăng ký kiểm dịch, xin giấy phép xuất khẩu…
  • Kiểm tra và hoàn thiện bộ hồ sơ xuất khẩu, trình ký bộ chứng từ xuất khẩu.
  • Người xuất khẩu có trách nhiệm liên hệ khách hàng nhận bộ hồ sơ hải quan đã ký tên đóng dấu, chữ ký số, đăng ký tài khoản VNACCS (nếu chưa đăng ký), truyền tờ khai hải quan.
  • Nộp thuế xuất khẩu (nếu có). Đối với hàng hóa thông thường, không chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế suất là 0%.
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan hải quan, xuất trình hàng hóa để kiểm tra (kiểm hóa), thông quan hàng hóa.
  • Phải hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, thủ tục giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
  • Thanh toán chi phí tại cảng, sân bay, và bên thứ ba (nếu có).
  • Hàng hóa được phép khởi hành và xác nhận thông tin vận đơn (Bill).
  • Lấy bill gốc (trong trường hợp phát hành bill gốc cho lô hàng), hóa đơn nâng hạ container.
  • Bạn sẽ gửi chứng từ gốc đến công ty nhập khẩu hoặc theo yêu cầu khác của khách hàng (trong trường hợp có C/O, sử dụng bill gốc và các chứng từ gốc khác).

Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa uy tín nhất tại TP.HCM

Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại công ty năm 2024

Mison Trans tự hào là công ty hoạt động dịch vụ xuất – nhập khẩu trọn gói uy tín nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp quý khách lo toan toàn bộ công việc liên quan, để xuất nhập khẩu cho lô hàng, bao gồm vận tải nội địa, các loại giấy tờ, thủ tục nhập/xuất hàng và vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không hoặc vận chuyển quốc tế bằng đường biển…

Đến với Mison Trans phức tạp cũng trở nên thật đơn giản. Chúng tôi rất hân hạnh được đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng trong việc kinh doanh của quý khách.