Quy chế và quy định khác nhau như thế nào năm 2024

Ở bất kỳ cơ quan, tổ chức hay công ty nào cũng có một quy chế riêng quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, quan hệ công tác,… để đảm bảo tính kỉ luật, nguyên tắc, hài hòa trong cơ cấu bộ máy, hoạt động của tổ chức đó.

Quy chế là chế độ được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.

Quy chế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

Việc ban hành hệ thống quy chế, quy phạm, quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý điều hành doanh nghiệp; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản quy phạm hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Quy phạm nội bộ, phải đảm bảo:

- Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật.

- Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Tính hiệu quả: Quy phạm nội bộ tạo hành lang pháp lý nội bộ cho doanh nghiệp, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi;

Trước khi xây dựng quy phạm nội bộ, cần xác định mục đích, sự cần thiết, phạm vi, đối tượng điều chỉnh cụ thể. Xác định được mục đích và đối tượng chính là doanh nghiệp đã xác định được "tên loại" quy phạm cần ban hành. Quy chế, quy định, quy trình là những thuật ngữ riêng dành cho những mục đích và đối tượng riêng đó.

Vậy khi nào thì sử dụng "QUY CHẾ", khi nào sử dụng "QUY ĐỊNH", và khi nào sử dụng "QUY TRÌNH". Muốn sử dụng đúng, nhất thiết chúng ta phải hiểu về bản chất của những thuật ngữ này; qua đó phân biệt sự khác nhau giữa Quy chế, Quy định, Quy trình là như thế nào.

Qua quá trình làm việc, tìm hiểu, bản thân tôi rút ra một số thông tin về 3 thuật ngữ này như sau:

1. Quy chế:

Là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, định mức, đơn giá áp dụng. Đồng thời, quy chế đưa ra yêu cầu cần đạt được và có tính định khung mang tính nguyên tắc.

2. Quy định:

Là quy phạm định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật; điều lệ của doanh nghiệp, quy chế doanh nghiệp. Quy định chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp.

3. Quy trình:

Là quy phạm đề cập đến trình tự các bước công việc, nguồn lực được sử dụng, trách nhiệm của các bộ phận/phòng ban trực thuộc; trách nhiệm của các cá nhân trong việc phối hợp để quản lý và thực hiện một hoạt động hay một công việc nào đó.

Sự phân biệt trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối và hoàn toàn xuất phát từ hoạt động thực tiển mà bản thân tôi tự rút ra. Chưa phải là một sự khẳng định, nhưng cách hiểu này về cơ bản sẽ hỗ trợ phần nào trong công tác tham mưu soạn thảo, đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung các quy phạm nội bộ trong một doanh nghiệp.

Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, công tác tổ chức hoạt động, công tác nhân sự, phân công và phân cấp nhiệm vụ. Có thể nói quy chế là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc quản lý công ty và doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Để hiểu hơn về quy chế là gì hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây để có câu trả lời đúng nhất.

Từ khóa liên quan

Quy chế và quy định khác nhau như thế nào năm 2024

Chuyên mục

Quy chế và quy định khác nhau như thế nào năm 2024

Quy chế, quy định

Quy chế và quy định khác nhau như thế nào năm 2024

Ngày đăng: 27/05/2011

Hiện tôi đang có một thắc mắc mong được giải đáp! Để quản lý nên trong công ty tôi (doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hiện nhà nước chiếm trên 51 % vốn) ban hành rất nhiều quy chế, quy định; nhưng gần đây có 1 số ý kiến sau: 1/ Là khi soạn thảo quy chế thì phải có chương, điều, khoản, điểm... (như văn bản quy phạm pháp luật); 2/ Đã là quy chế phải do Hội đồng quản trị (chế độ tập thể) ký ban hành; giám đốc chỉ được ký khi có văn bản thể hiện rõ như là đã được "ủy quyền"; 3/ Hiện nay trong các quyết định ban hành quy chế, hoặc quy định của công ty tôi (quy chế, quy định được ban hành kèm theo một quyết định riêng) thường ghi quy chế, quy định đó có hiệu lực trước ngày ban hành quy chế, quy định đó (có nét giống hiệu lực hồi tố trong Luật hình sự) là không được; ý kiến đó bắt phải sửa lại hiệu lực của quy chế, quy định không được sớm hơn ngày ban hành.

Vậy xin hỏi các bạn các ý kiến trên là có căn cứ hay không? mong các bạn cho ý kiến.

  • 84794
  • Cảm ơn
  • Phản hồi

Quy chế và quy định khác nhau như thế nào năm 2024

Chủ đề đang được đánh giá

Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận