Quản lý văn hoá là gì

Ngành Quản lý văn hóa đang được đầu tư và có nhu cầu tuyển sinh rất lớn trong những năm gần đây.Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về ngành học này nhé.

Ngành Quản lý văn hóa đang được đầu tư và có nhu cầu tuyển sinh rất lớn trong những năm gần đây.Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về ngành học này nhé.

Ngành Quản lý văn hóa là gì?

Với ngành Quản lý văn hóa, sinh viên sẽ được đào tạo trở thành những cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin tại cơ sở. Được tìm hiểu và nắm vững các bộ môn về khoa học và chuyên ngành đào tạo.Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và quản lý các chương trình hoạt động văn hoá của quần chúng nhân dân ở các cơ quan, nhà máy, trường học, các đơn vị cơ sở xã, phường, các nhà văn hoá, câu lạc bộ... của các tỉnh, thành phố Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, một sự thật đáng buồn, theo thống kê sơ bộ từ các nguồn tìm kiếm ngành Quản lý văn hóa, lượng sinh viên đăng ký theo học ngành này khá ít, thậm chí đa số là người dân tộc thiểu số. [caption id="attachment_36987" align="aligncenter" width="504"]

Quản lý văn hoá là gì
Ngành Quản lý văn hóa của truyền thống các dân tộc Việt Nam[/caption] Chương trình đào tạo của ngành Quản lý văn hóa Cử nhân ngành Quản lý văn hóa sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc liên quan tới quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa sau này. Về kiến thức, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật; kiến thức cơ bản về xã hội và nhân văn, về văn hóa, nghệ thuật; các kiến thức quản lý và phát triển văn hóa cộng đồng. Với kỹ năng, sinh viên trong quá trình học sẽ được rèn luyện khả năng nghiên cứu, phân tích chính sách văn hóa; kỹ năng tổ chức, quản lý các chương trình, mô hình, dự án văn hóa và cộng đồng; các kỹ năng bổ trợ như thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; Viết bài, biên tập các thể loại báo trí; lập các kế hoạch truyền thông… Về các chuyên ngành đào tạo, Ngành Quản lý văn hóa phân ra các chuyên ngành:

  • Quản lý nghệ thuật và quản lý chính sách văn hóa: Sinh viên sẽ được học tập chuyên sâu về chính sách và mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và một số nước tiêu biểu trên thế giới. Với nhiều môn học mới mẻ như Marketing văn hóa nghệ thuật; Quan hệ công chúng; Quản lý dự án văn hóa, nghệ thuật; Giáo dục nghệ thuật;… sinh viên ngành Quản lý văn hóa sẽ được tiếp cận với nhiều trải nghiệm thực tế thông qua việc thực hành như tổ chức các chương trình gây quỹ từ thiện, marketing cho các dự án văn hóa nghệ thuật của trường,…
  • Chuyên ngành mỹ thuật- Quảng cáo: Ra đời sau, non trẻ nhưng lại “hợp thời đại”, mỹ thuật- quảng cáo đào tạo ra nguồn nhân lực cho một ngành công nghiệp mới mẻ và đầy tính sáng tạo, đây là chuyên ngành đầy tiềm năng của hiện tại và tương lai. Trong suốt qúa trình học, sinh viên sẽ được nâng cao năng lực thẩm mỹ thông qua những buổi dã ngoại thực tế để sang tác hội họa tại các địa điểm có phong cảnh đẹp như Sơn Tây, Hòa Bình, Hà Giang,… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo lý thuyết về các chiến lược quảng cáo, marketing, các kỹ năng chuyên môn để có thể tự mình tạo ra các sản phẩm độc đáo và sáng tạo.
  • Chuyên ngành Quản lý hoạt động Âm nhạc: Đây là ngành học hết sức thực tế, ngay từ đầu sinh viên sẽ được tiếp cận các hoạt động, chương trình nghệ thuật phù hợp với ngành học của mình để trực tiếp học hỏi.

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý văn hóa như thế nào?

  • Sinh viên sau khi ra trường có thể ứng tuyển nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật nhà nước ( trung ương hoặc địa phương), nước ngoài hay các tổ chức tư nhân.
  • Công tác tại Sở- phòng Thể thao- Văn hóa và Du lịch, các Trung tâm sự kiện, Viện Bảo tàng, Nhà trưng bày các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, Ban quản lý di tích và lễ hội…
  • Sinh viên ngành Quản lý văn hóa có thể làm việc cho các công ty du lịch, các công ty Tổ chức sự kiện, biểu diễn nghệ thuật; bộ phận nhân viên marketing, quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp.
  • Với kiến thức và khả năng của bản thân, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hoàn toàn có thể tự mình làm chủ, xây dựng công ty nghệ thuật, mở các phòng tranh, sản phẩm nghệ thuật; tham gia các dự án Nghệ thuật hay triển lãm, sự kiện văn hóa.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, sinh viên có thể tiếp tục học bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản lý văn hóa ở một số nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc,… Trường nào đào tạo ngành Quản lý văn hóa? Nếu bạn cảm thấy hứng thú với ngành học này, dựa vào năng lực của bản thân, phụ huynh và học sinh có thể chọn một trong các trường: ĐH Văn Hoá Hà Nội, ĐH Văn Hoá TP.HCM, Đại học Vinh, Đại học Đồng Tháp, Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội;, CĐ Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM… là các trường đại học/ cao đẳng có nhu cầu tuyển sinh sinh viên ngành Quản lý văn hóa. Trên đây là cái nhìn chung nhất về ngành Quản lý văn hóa, nếu là người yêu nghệ thuật và đam mê tìm hiểu văn hóa Việt, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành học này. Rất mong bạn đã có được cho mình những thông tin bổ ích, chúc bạn may mắn và thành công trong cuộc sống.