Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì cho ví dụ

1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học được định nghĩa là các hoạt động, phương thức mà người nghiên cứu sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tác động lên đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, bản chất, xu hướng của đối tượng. Từ đó tìm hiểu, đưa ra các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu xác định. Chủ thể nghiên cứu sử dụng các cách thức, thủ thuật nhằm khám phá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Có các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm riêng. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần hai của bài viết này.

2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có những đặc điểm nhất định. Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghiên cứu khoa học.

Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia ra thành nhiều cấp bậc khác nhau.

  • Phương pháp luận: là hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu khoa học. Đây là phương pháp được áp dụng trong tất cả các loại nghiên cứu khoa học.
  • Phương pháp hệ: Nhằm thực hiện một nghiên cứu khoa học xác định, người nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
  • Phương pháp cụ thể: Đây là các cách thức cụ thể mà người nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì cho ví dụ
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Đặc điểm chung của các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:

  • Tính khách quan và chủ quan: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trên một lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu được mang tính khách quan. Song lại được đánh giá dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, mang đến tính chủ quan cho kết quả.
  • Tính mục đích, có nội dung cụ thể, mục tiêu xác định: các loại phương pháp nghiên cứu đều thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong một nghiên cứu khoa học.
  • Tính logic và kế hoạch: các phương pháp trong nghiên cứu khoa học là những hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó.

Cuối cùng, các phương pháp nghiên cứu luôn cần có sự hỗ trợ của các công cụ và phương tiện kỹ thuật nhất định. Chúng sẽ giúp hoạt động diễn ra dễ dàng và đạt được những hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu khoa học là gì? Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học

Là một sinh viên đang làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng vì là người mới, chưa có kinh nghiệm nên bạn không biết phải làm đề tài như thế nào? Nếu vậy thì bạn đã tìm đến đúng địa chỉ rồi đấy! Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được nghiên cứu khoa học là gì và cách làm đề tài nghiên cứu khoa học như thế nào. Bạn hãy tham khảo nhé!

Đôi nét về nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học (Scientific Research) được biết đến là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao nhằm tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật hữu ích hay những mô hình có ý nghĩa trong thực tiễn.

Hiểu đơn giản, hoạt động nghiên cứu khoa học là hành trình tổng hợp một chuỗi các phương pháp phù hợp, hỗ trợ cho nghiên cứu, tìm ra các quy luật, khái niệm hay hiện tượng mới,… Những sản phẩm này đều đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế từ những số liệu, tài liệu thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì cho ví dụ

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm ra những điều mới mẻ cho thực tiễn cuộc sống.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống. Có nghĩa là: phương pháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định, đảm bảo sự thống nhất và dễ sử dụng. Chính vì thế, người nghiên cứu nên cân nhắc trong việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp khoa học trong nghiên cứu để đảm bảo kết quả tối ưu, chính xác.

1. 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến

Có 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, thường xuyên được sử dụng đó là: Phương pháp luận, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp toán học.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì cho ví dụ
5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến

Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu này sẽ được giới thiệu cụ thể dưới đây.

1.1. Phương pháp luận

  • Phương pháp luận là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp luận là việc sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học.
  • Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện NCKH. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp luận là phương pháp lý luận, chứng minh nghiên cứu thông qua hệ thống các lý thuyết đã có sẵn.
  • Phương pháp luận được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học.

1.2. Phương pháp thu thập số liệu

  • Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm.
  • Có nhiều cách có thể được sử dụng để thu thập số liệu như: Tìm kiếm thông tin trong sách liên quan, tìm kiếm trên internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác, phỏng vấn trực tiếp,….
  • Tuy nhiên, trong phương pháp nghiên cứu khoa học này cần lưu ý trích nguồn cũng như tài liệu tham khảo trong phần phụ lục theo quy định cụ thể.

1.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

  • Một trong những loại nghiên cứu khoa học phổ biến nhất là phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội.
  • Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để định dạng, tổng kết các kết quả nghiên cứu không được đo lường bằng các chỉ số, đơn vị cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu hiểu rõ sâu sắc hơn về hành vi con người và các vấn đề xã hội khác.

1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

  • Phương pháp nghiên cứu định lượng thuộc nhóm những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng nhiều trong hầu hết các nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá trình điều tra, khảo sát,….
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng gắn liền với hoạt động khảo sát trong các nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa lớn trong các nghiên cứu khoa học.

1.5. Phương pháp toán học

  • Phương pháp toán học là gì? Phương pháp nghiên cứu này là phương pháp sử dụng những logic toán học để xây dựng và chứng minh nghiên cứu khoa học.
  • Phương pháp này có ưu điểm là logic, dễ hiểu vậy nên khá được ưa chuộng trong số những loại phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Khi sử dụng phương pháp này, các kết quả khảo sát, thống kê, điều tra được tổng hợp lại bằng các phép tính, thuật toán, cho ra các số liệu cụ thể, chính xác. Có thể thấy rằng đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất.

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, điều tra, xem xét, thí nghiệm dựa trên những kiến thức, tài liệu, số liệu để từ đó phát hiện ra những mặt mới của bản chất sự việc nào đó hoặc về thế giới tự nhiên và để sáng tạo những phương pháp sản xuất, phương tiện kỹ thuật cao hơn, có giá trị tốt hơn.

Để có thể hiểu rõ hơn về nghiên cứu khoa học là gì thì quý vị cần phải biết về khái niệm khoa học. Khoa học là quá trình nghiên cứu khám phá ra những kiến thức mới, những học thuyết mới về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội. Những kiến thức là kết quả của khoa học này sẽ mới hơn, tốt hơn, có tính ứng dụng cao hơn và có thể dần thay thế những kiến thức cũ không còn phù hợp với tình hình mới.

Khoa học bao gồm hệ thống tri thức về các quy luật và sự vận động của vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức sẽ được phân thành tri thức và tri thức khoa học.

– Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết, những kiến thức tích lũy được qua hoạt động sống hàng ngày giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Những hiểu biết này sẽ giúp con người hiểu hơn về sự vật, về thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người trong đời sống xã hội. Tri thức được con người sử dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống những những tri thức này chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính.

Tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một giới hạn và là cơ sở cho sự hình thành của tri thức khoa học.

– Tri thức khoa học là những kiến thức thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học. Tri thức khoa học được hình thành dựa trên kết quả quan sát, thu thập thông qua các sự kiện, các thí nghiệm và qua những sự việc xảy ra trong tự nhiên và hoạt động xã hội, những kiến thức này được tổ chức trong khuôn khổ các ngành, các bộ môn khoa học. Ví dụ như hóa học, toán học, triết học, sử học…

Nghiên cứu khoa học - Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học

Đinh Hà Uyên Thư 03/02/2021 Tài liệu luận văn khác
  • Nghiên cứu khoa học - Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học
    5/5 (1 đánh giá ) 0 bình luận