Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo ngắn nhất)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp) - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo ngắn nhất)
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

- Biện pháp điệp ngữ kết hợp với điệp cấu trúc cú pháp: "ai có… dùng".

- Biện pháp liệt kê: "súng", "gươm", "cuốc", "thuổng", "gậy gộc".

- Câu văn giàu nhịp điệu, giọng văn dứt khoát, thúc giục.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh: "Non sông… của các em".

- Ở thời đại nào, thanh niên cũng là lực lượng quan trọng đối với nước nhà:

+Thời chiến: thanh niên là lực lượng đông đảo và sung sức, sáng tạo trên mặt trận, trong sản xuất. (Ví dụ: thời chống Pháp, chống Mỹ).

+Thời bình: thanh niên là nguồn nhân lực chính để xây dựng, kiến thiết đất nước.

+Từ trung đại đến hiện đại: thời nào thanh niên cũng là lực lượng chính trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Sức mạnh và phẩm chất đáng quý của lực lượng thanh niên:

+Sức trẻ mạnh mẽ, dẻo dai.

+Dễ dàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ và có sức sáng tạo dồi dào.

+Có lý tưởng, ý chí và khát vọng mãnh liệt.

- Vai trò của thanh niên, học sinh: trụ cột của đất nước.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Viết đoạn văn chứng minh nhận định: "Lòng yêu nước… không bao giờ quên".

Lòng yêu nước có thể hội tụ trong mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là sự tiếp nối truyền thống lâu đời của ông cha, là bài học rút ra từ sách vở từ chương nhưng gần gũi nhất, tình cảm ấy còn bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Yêu người thân là yêu những người máu mủ ruột già trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cái nôi gia đình thổi vào tâm hồn mỗi người một tình cảm gắn bó tự nhiên trên cơ sở huyết thống và sự gần gũi, cộng sinh, cộng cảm. Yêu nơi chôn rau cắt rốn là yêu những con đường, những dòng sông, những cánh đồng, những phố phường… bất kỳ nơi nào đã trở thành nơi ta sinh ra và có những kỉ niệm thời thơ ấu. Những sợi dây tình cảm nhỏ bé nhưng sâu sắc, bền chặt không gì có thể chia cắt hay xóa nhòa ấy là cốt lõi hình thành tình cảm lớn lao, đó là tình yêu đất nước. Đến một lúc nào đó, tình yêu nước sẽ trở thành hành động bảo vệ, dựng xây đất nước mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào ở mỗi công dân.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận siêu ngắn

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn

  • Soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 2) siêu ngắn

  • Soạn Một thời đại trong thi ca siêu ngắn

  • Soạn Phong cách ngôn ngữ chính luận siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp) - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) siêu ngắn
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) (chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo ngắn nhất)
Bài khác

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:

- Điệp cú pháp câu: “Ai có... dùng ....”

- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc

=> Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ cho thấy mức độ của cuộc chiến tranh.

- Ngắt đoạn câu phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chủ tịch:

a, Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước.

b, Các luận chứng:

- Các thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám

- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

c, Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) phải học tập để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

* Có thể nêu một số ý:

a, Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé" của mỗi người

- Yêu người thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em…

- Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời thơ ấu.

b, Từ tình cảm nhỏ bé, sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người.

c, Yêu nước là phải bảo vệ và xây dựng đất nước.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Ôn tập phần văn học 11 kì 2 - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Một thời đại trong thi ca - Ngắn gọn nhất

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) - Bản 1

Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

- Biện pháp điệp ngữ kết hợp với điệp cấu trúc cú pháp:ai có… dùng.

- Biện pháp liệt kê:súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

- Câu văn giàu nhịp điệu, giọng văn dứt khoát, thúc giục.

Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh:Non sông… của các em.

- Ở thời đại nào, thanh niên cũng là lực lượng quan trọng đối với nước nhà:

+Thời chiến: thanh niên là lực lượng đông đảo và sung sức, sáng tạo trên mặt trận, trong sản xuất. (Ví dụ: thời chống Pháp, chống Mĩ).

+Thời bình: thanh niên là nguồn nhân lực chính để xây dựng, kiến thiết đất nước.

+Từ trung đại đến hiện đại: thời nào thanh niên cũng là lực lượng chính trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Sức mạnh và phẩm chất đáng quý của lực lượng thanh niên:

+Sức trẻ mạnh mẽ, dẻo dai.

+Dễ dàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ và có sức sáng tạo dồi dào.

+Có lí tưởng, ý chí và khát vọng mãnh liệt.

- Vai trò của thanh niên, học sinh: trụ cột của đất nước.

Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Viết đoạn văn chứng minh nhận định:Lòng yêu nước… không bao giờ quên.

Lòng yêu nước có thể hội tụ trong mỗi người bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là sự tiếp nối truyền thống lâu đời của ông cha, là bài học rút ra từ sách vở từ chương nhưng gần gũi nhất, tình cảm ấy còn bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Yêu người thân là yêu những người máu mủ ruột già trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Cái nôi gia đình thổi vào tâm hồn mỗi người một tình cảm gắn bó tự nhiên trên cơ sở huyết thống và sự gần gũi, cộng sinh, cộng cảm. Yêu nơi chôn rau cắt rốn là yêu những con đường, những dòng sông, những cánh đồng, những phố phường… bất kì nơi nào đã trở thành nơi ta sinh ra và có những kỉ niệm thời thơ ấu. Những sợi dây tình cảm nhỏ bé nhưng sâu sắc, bền chặt không gì có thể chia cắt hay xóa nhòa ấy là cốt lõi hình thành tình cảm lớn lao, đó là tình yêu đất nước. Đến một lúc nào đó, tình yêu nước sẽ trở thành hành động bảo vệ, dựng xây đất nước mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào ở mỗi công dân.

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

  • Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận - tiếp theo (chi tiết)

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là:

+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc: Ai có… dùng …

+ Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Vấn đề nghị luận:

Việc học tập của thanh niên có vai trò rất lớn trong việc xây dựng đất nước.

b, Luận cứ và dẫn chứng

- Thanh niên góp phần xây dựng đất nước trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. D/c: Thanh niên tích cực đi chiến đấu bảo vệ đất nước, nhiều người làm nghiên cứu khoa học,…

- Thanh niên góp phần trong cuộc sống ngày nay, là tương lai của đất nước. D/c: Thanh niên đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế.

c, Kết luận: Khẳng định thanh niên có vai trò rất lớn trong việc xây dựng, phát triển đất nước, liên hệ nhiệm vụ phải làm của thanh niên.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên. Bởi lẽ, đó là những người, những nơi quen thuộc nhất, nó là nơi đầu tiên dạy ta thế nào là tình yêu. Bố mẹ, ông bà dạy ta tình yêu khi ta vấp té, họ nhẹ nhàng nâng đỡ ta, khi họ nuôi nấng ta từ tấm bé đến lúc trưởng thành. Quê hương dạy ta sự nhớ thương khi ta rời xa nơi gắn bó, trong lòng cứ mãi nhớ thương nơi ấy. Tình yêu được dạy dỗ lúc ấy nhỏ bé biết bao, nhưng nó lớn dần, lớn dần, và từ lúc nào, thành tình yêu đất nước không hay. Tình yêu đất nước ấy là góp nhặt của những tình cảm nhỏ bé đã được lĩnh hội, nhưng lại là tình cảm to lớn vững trãi. Tình cảm ấy nó nhắc nhở ta về nghĩa vụ học tập, xây dựng đất nước trong xã hội ngày nay.

Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo ngắn nhất)

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) ngắn nhất

❮ Bài trước Bài sau ❯