Phát triển công nghiệp theo chiều sâu là gì

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu là gì

Duy trì đà phát triển

Năm 2019, lĩnh vực chế biến chế tạo đạt mức tăng trưởng 8,16% so với năm 2018. Trong đó, một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ: phi lê đông lạnh tăng 22,58%, dược phẩm tăng 19,01%, xi măng tăng 16,81%, tôm đông lạnh tăng 16,79%, quần áo tăng 2,64%… Ông Phạm Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa, chia sẻ: Công ty hiện có vùng nguyên liệu với diện tích hơn 30ha và nhà máy chế biến cá thát lát với sản lượng bình quân 20 tấn/ngày để sản xuất phục vụ cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong định hướng đầu tư sắp tới, công ty sẽ tập trung vào 4 yếu tố chính là con người, vùng nuôi, dây chuyền sản xuất và hệ thống bán hàng. Trong đó, yếu tố con người là nền tảng trước hết để quyết định thành công. Về vùng nuôi, công ty sẽ tiếp tục mở rộng đáp ứng theo tiêu chuẩn Global GAP. Về dây chuyền sản xuất công ty sẽ mở rộng đầu tư nhà máy theo hướng tự động hóa. Về hệ thống bán hàng sẽ tập trung đầu tư hệ thống dữ liệu bán hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.

Năm qua, công nghiệp của TP Cần Thơ có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trên lĩnh vực công nghiệp chế biến. Ngoài ra là các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, may mặc, da giày, công nghiệp tự động hóa… Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ, chia sẻ: Ở một số ngành công nghiệp chủ lực, chúng ta đang phát triển và phát triển trong một chừng mực nhất định chứ chưa thực sự đột phá. Bởi lẽ đa phần doanh nghiệp của TP Cần Thơ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có những doanh nghiệp siêu nhỏ. Sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp vẫn chưa thực sự tạo ra sự tăng trưởng đột phá cho thành phố. Hiện nay doanh nghiệp vẫn còn đang thiếu vốn, khoa học kỹ thuật. Việc áp dụng tiến bộ khoa còn chậm nên hiện tại chỉ số phát triển công nghiệp có phát triển nhưng chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng mang tính chất đột phá theo các doanh nghiệp mới thì chưa thể thực hiện ngay được.

Năm 2020, theo định hướng, nhiệm vụ phát triển trên lĩnh vực công nghiệp, thành phố dự kiến tốc độ tăng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp là 8,22%. Về phía ngành công thương tiếp tục phối hợp xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, các chính sách khuyến công và biện pháp hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, thành phố tập trung vào một số ngành tạo động lực phát triển: công nghệ chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, thực phẩm-đồ uống, công nghệ sinh học, hóa chất và các sản phẩm hóa sinh, công nghệ thông tin, công nghiệp năng lượng và vật liệu mới, cơ khí và chế tạo máy…

Góp nguồn lực đầu tư

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Cần Thơ (căn cứ theo tiêu chí đánh giá theo Thông tư 04/2-14/TT-BKHCN ngày 8-4-2014 của Bộ KH&CN hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất), trình độ công nghệ ở 3 ngành công nghiệp là cơ khí, chế biến nông sản và chế biến thủy sản của TP Cần Thơ đạt mức trung bình. Thành phố đang nỗ lực triển khai một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị; Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng; hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ; Thành lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp…

Ông Phạm Hoàng Dũng, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành, Sở KH&CN TP Cần Thơ, chia sẻ: Sở KH&CN đang triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị; chương trình phân thành 2 giai đoạn, từ 2013-2017 và từ 2018-2020. Kết quả đến nay đã tổ chức xét duyệt và hỗ trợ 18/24 dự án thực hiện đổi mới công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực chế biến nông sản, môi trường, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, dược phẩm, chế tạo máy ép gạch không nung… với tổng kinh phí hỗ trợ là 4,1 tỉ đồng, kinh phí do doanh nghiệp đầu tư là 11,4 tỉ đồng. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ đã mang lại hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; tăng sức cạnh tranh trên thị trường; bước đầu đã tạo hiệu ứng lan tỏa cho việc đầu tư đổi mới công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu là gì

Năm 2020, thành phố dự kiến tốc độ tăng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp là 8,22%. Trong ảnh: Xếp dỡ hàng hóa tại Cảng Tân cảng Cái Cui, TP Cần Thơ.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ, Sở Công thương sẽ tích cực phối hợp cùng Sở KH&CN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính… tập trung làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp hơn để tác động vào lĩnh vực công nghiệp. Làm sao để cho doanh nghiệp Cần Thơ có sinh khí, phấn khởi khi có được sự hỗ trợ từ các Nghị định của Chính phủ, như Nghị định 68 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; Nghị định 57 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là Nghị định 103 quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP Cần Thơ. Đây là một trong những Nghị định quan trọng và với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, chúng ta sẽ có điều kiện thực hiện và tạo ra bước phát triển bền vững hơn trong nhiệm kỳ tới. “Đầu tư cho công nghiệp không phải 1, 2 năm mà phải từ 3-5 năm trở lên mới thấy được hiệu quả. Từ những cơ chế chính sách đã có, chúng ta hỗ trợ doanh nghiệp và doanh nghiệp dựa vào các chính sách đó để tiếp tục đầu tư phát triển. Đầu tiên là giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả để doanh nghiệp làm ra sản phẩm nhiều hơn và tham gia xuất khẩu tốt hơn”- ông Nguyễn Minh Toại nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MINH HUYỀN

Nguồn: baocantho.com.vn

Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 19: Vấn Đề Khai Thác Thế Mạnh Ở Tây Nguyên

1- Khái quát chung

  • Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 23,6 km2, số dân 12 triệu người ( 2006).
  • Vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển hơn so với vùng khác trong cả nước
  • Vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu.
  • Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ  tăng trưởng cao.

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu là gì

Ảnh tham khảo: Khu vực Đông Nam Bộ

2- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là gì? Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, nông – lâm nghiệp, dịch  vụ, KT biển.

* Khái niệm:

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư KHKT, vốn để khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên, KTXH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng KT cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề XH và bảo vệ môi trường.

a- Trong công nghiệp:

– Cơ cấu ngành đa dạng đặc biệt là luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất… ĐNB có tỉ trọng CN cao nhất cả nước, năm 2005 chiếm 55.6% giá trị SXCN cả nước.

– Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp.

  • Tăng cường cơ sở năng lượng bằng cách:
    • XD các nhà máy thuỷ điện: Trị An, Thac Mơ, Cần Đơn.
    • XD và mở rộng nhà máy điện (Tuốc bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa)
    • Nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
    • Đường dây 500kv Hoà Bình- Phú Lâm.
  • Tăng cường cơ sở hạn tầng GTVT
  • Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.
  • Cần phải luôn luôn  quan tâm đến vấn đề môi trường, phá triển công nghiệp tránh tổn hại đến du lịch.

b- Trong Nông, Lâm nghiệp:

* Phương hướng:

  • Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thuỷ lợi đã xây dựng như Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thuỷ lợi Phước Hoà…
  • Thay đổi cơ cấu cây trồng, trồng nhiều cây khác như: Cà phê, hồ tiêu, điều, cây mía, đậu tương.
  • Cần bảo vệ vốn rừng thượng lưu của các sông, cứu các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt.

c- Trong dịch vụ:

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng hoạt động dịch vụ. ĐNB dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và có hiệu quả các ngành dịch vụ.

d- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

  • Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lơị để phát triển tổng hợp kinh tế biển như khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thái khoáng sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
  • Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Việc phát triển CN lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.

=> Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

3- CMR việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.

Xây dựng các công trình thuỷ lợi  có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.

  • Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu Sông Sài Gòn là công trình thuỷ lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây CN trong vùng (Cung cấp nước tưới cho 170 nghìn ha đất đai thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô của Tây Ninh, huyện Củ Chi… )
  • Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương được triển khai sẽ chia sẻ một phần nước của Sông Bé cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tây cung cấp  nước sạch cho sinh  hoạt, sản xuất.
  • Nhờ giải quyết nước tưới về mùa khô, tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và Sông La Ngà đã góp phần:
    • Tăng diện tích đất canh tác, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm .
    • Đảm bảo lương thực, thực phẩm khá hơn.
    • Thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ…

4- Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB và phương hướng khai tác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.

*Ý nghĩa:

  • Đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển CN lọc dầu, hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng ĐNB.
  • ĐNB đang phát triển mạnh dịch vụ biển với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải… du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.
  • Mở rộng cảng biển, hiện đại hoá cảng Sài Gòn sẽ tác động mạnh đến các ngành giao thông vân tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tầu.
  • Việc khai thức TN sinh vật biển đòi hỏi sự hoàn thiện CN đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng CN chế biến.

=>Tóm lại, việc khai thác tổng hợp kinh tế điểm ở ĐNB sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh KT  của vùng, tạo ra  tăng trưởng KT của vùng và cả nước.

* Phương hướng:

  • Đẩy mạnh khai thác, chế biến dầu khí.
  • Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi thuỷ sản.
  • Tập trung khai thác, phát triển hoạt động dịch vụ tại khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu.
  • Chú ý giải quyết vấn đề môi trường.

5- Vì sao ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta?

Vì ĐNB  hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên, KTXH thuận lợi .

– Về tự nhiên:

  • Đất: Đất đỏ bazan, chiếm 40% diện tích cả vùng, đất xám (phù sa cổ) tập trung thành vùng lớn tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất đỏ bazan nhưng thoát nước tốt, thuận lợi cho  việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN lâu năm( Cao su, cà phê, hồ tiêu, cacao….) Cây CN hàng năm (mía, đậu tương, thuốc lá, lạc…)
  • Khí hậu cận xích đạo ít chịu ảnh hưởng của bão (thuận lợi cho nhiều loại cây CN có NS cao, ổn định.
  • Nguồn nước: Hệ thống sông  Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, cung cấp nguồn nước tương đối phong phú.

– Về kinh tế -xã hội:

  • Lao động đồi dào, kinh nghiệm sản xuất.
  • Cơ sở VCKT: có các nhà máy chế biến, mạng lưới giao thông..
  • Thị trường tiêu thụ lớn.
  • Các điều kiện khác: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp…