Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo sau khi tỉnh rượu

Bạn đang làm bài văn với đề bài Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo sau khi tỉnh rượu , bài viết này chính là dành cho bạn. Mình sẽ chia sẻ cho bạn bài viết phân tích mẫu, cùng với dàn ý hướng dẫn về bài phân tích diễn biến tâm trạng của chí phèo sau khi gặp thị nở

 

Diễn biến tâm trạng của chí phèo sau khi gặp thị nở 

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

– Đưa ra vấn đề: Khi gặp được Thị Nở cũng là một dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của Chí Phèo

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

  • Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện
  • Sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù
  • Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
  • Làm tay sai cho Bá Kiến

⇒ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”

2. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

– Hoàn cảnh gặp gỡ:

+ Không ai đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu

+ Khi đã hả hê, Chí Phèo lảo đảo ra về

+ Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)

+ Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng

⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo

3. Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

a. Sự thức tỉnh

– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài

+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…

+ Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc

⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã giúp Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên

b. Là niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người lương thiện của mình

– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng

– Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc

– Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn

– Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con

– Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về

– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”

⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy

c. Sự thất vọng, đau đớn khi bị từ chối

– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, bởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn:

+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương

+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn líu kéo hạnh phúc

+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”

⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng khi tình yêu của mình không trọn vẹn

d. Cảm giác phẫn uất tuyệt vọng đến tột cùng

– Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

– Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

– Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến” và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình

III. Kết bài

– Tóm tắt lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về diễn biến đó.

Đề: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao?

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc vừa mới mẻ. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài là tri thức tiểu tư sản và lớp nông dân nghèo. Trong đó có tác phẩm “ Chí Phèo” viết về cuộc đời của con người bị đầy đọa trong xã hội phong kiến. Đặc biệt nhất là diễn biến tâm lý nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến hết tác phẩm đó là thành công lớn của Nam Cao về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

Truyện kể về cuộc đời của Chí Phèo ngay từ thưở ấu thơ Chí đã là một con người bất hạnh. Một đứa trẻ bị bỏ rơi bên lò gạch cũ không cha không mẹ nhờ bàn tay người dân làng vũ Đại nuôi lớn.Đến năm hai mươi tuổi, Chí làm thuê cho nhà Bá Kiến và cơn ghen tuông Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Sau bảy tám năm ra tù Chí từ con người hiền lành, lương thiện trở thành con quỷ gây bao tội lỗi, tội ác cho dân làng.Từ ngày đi tù về Chí lao vào những cơn say triền miên chỉ duy nhất Chí thực sự tỉnh khi gặp Thị Nở. Lần đầu tiên Chí hoàn toàn tỉnh về tâm tính của con người vốn có bản chất lương thiện.

Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt vào đêm trăng sáng và say rượu, Thị Nở đã là người đánh thức Chí sau cơn say rượu. Lần say đặc biệt này cùng với trận ốm đã làm cho Chí thay đổi cả về tâm lí lẫn sinh lí, lần đầu Chí thực sự tỉnh rượu sau những ngày tháng dài. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy Chí cảm thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng buồn mơ hồ. Có lẽ dây là cảm giác, cảm xúc của người sau khi tỉnh rượu. Trong cuộc sống thường ngày với những âm thanh quen thuộc vang lên: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo…. Tất cả những thứ ấy đối với Chí lúc này sao xa lạ quá vì đây là lần đầu tiên Chí tỉnh thực sự. Tất cả cảnh vật xung quanh nó đã lắng đọng sâu trong tâm hồn Chí, tâm hồn của con người lương thiện.

Nhịp sống đã đưa Chí trở lại với quá khứ, hiện tại và tương lại. Trước đây Chí có một ước mơ nhỏ bé có một gia đình nhỏ: chồng cuốc mướn, cày thuê vợ dệt vải. chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng”. Nhưng ước mơ đó sao nhỏ bé và bình dị nhưng chưa thành sự thật thì đã bị vùi dập trong quá khứ. Hiện tại Chí đang trở thành con người lương thiện với bản chất vốn có của mình. Chí nghĩ đến hiện tại buồn và lo sợ cho tương lai không lối thoát. Trước mắt người đọc bây giờ không còn là tên quỷ dữ hay nằm ăn vạ mà là một anh Chí một con người bình thường như bao con người khác Chí biết suy nghĩ về cuộc sống của mình, lo lắng cho cuộc đời phía trước. Những suy nghĩ đó cứ ùa về trong Chí đúng lúc Thị Nở vào mang cho nồi cháo hành. Hành động này làm cho Chí rất ngạc nhiên và xúc động và còn cảm thấy mắt mình ươn ướt. Ngay lúc này bát cháo hành không còn là bát cháo bình thường nữa mà nó chứa đựng tình yêu thương và hạnh phúc. Lần đầu tiên Chí cảm nhận được tình yêu và sự chăm sóc của con người, Chí nhận ra mình có thể hòa nhập với mọi người và còn có người quan tâm đến mình. Hương vị cháo hành đã làm một son người thức tỉnh trở về với cuộc sống vốn có của mình, lần đầu tiên Chí được sống với bản chất của con người, được sống với cuộc sống hằng mơ ước.

Qua đây tác giả đã thể hiện được bản chất lương thiện của con người sau khi đã biến thành quỷ dữ. Chỉ có tình thương mới làm lành vết thương do tình thương gây ra, Thị Nở đã mở ra con đường cho Chí trở về với cuộc sống của mình. Con đường trở về làm người lương thiện của Chí vừa mở ra nhưng đã bị dập tắt. Bởi bà cô Thị Nở dứt khoát ngăn chặn, có lẽ bà ta cũng như người làng Vũ Đại coi Chí là tên quỷ dữ nên khi Chí trở về thì không ai nhận ra. Ban đầu Chí cứ tưởng Thị đùa nhưng khi Thị về Chí đã rơi vào tuyệt vọng, rơi vào bi kịch không lối thoát. Chí lao vào những cơn say để quên đi sự đau khổ này. Nhưng Chí càng uống càng tỉnh rồi “ ôm mặt khóc rưng rức”, hương vị cháo hành hòa quyện với mùi rượu làm cho Chí lúc tỉnh lúc say đau khổ với số phận của mình. Những tiếng khóc của Chí là tiếng khóc bế tắc của con người, sinh ra làm người nhưng không được công nhận làm người. Cuộc sống của Chí chỉ mới bắt đầu nhưng đã bị vùi lấp trong sự đau khổ và tuyệt vọng. Trong sự bế tắc và khủng hoảng Chí đã nhận ra người làm mình rơi vào bi kịch này. Chính Bá Kiến là người đã đẩy một con người vốn có bản chất lương thiện, hiền lành vào ngõ cụt.

Chí không còn lối thoát, không thể trở về quá khứ cũng không được làm người lương thiện Chí lao vào đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu mình. Cái chết làm cho con người trở về viws cuộc sống vốn có của nó. Cái chết cị thể hóa cho xã hội đầy tàn bạo và gian ác. Chí chết đi để được trở về làm người lương thiện sống với cuộc sống hằng
mơ của mình.

Chí Phèo là tác phẩm đặc sắc đã nêu lên giá trị nhân đạo và hiện thực, giá trị hiện thực đó là phán ánh được số phận người dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, các thế lực phong kiến. Giá trị nhân đạo thể hiện được niềm tin của con người vào bản chất lương thiện. Con người có thể nói lên bản chất lương thiện ngay khi họ biến thành quỷ dữ.

Qua tác phẩm “ Chí Phèo” Nam Cao không chí thành công về mặt nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật, đó là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tác giả đã xây dựng được kết cấu truyện trào phúng linh hoạt theo tâm lý nhân vật.

Tác phẩm “ Chí Phèo” là kiệt tác văn học Việt Nam, Nam Cao đã thể hiện giá trị của con người vốn có bản chất lương thiện nhưng bị xã hội vùi lấp, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy những con người vào bi kịch cuộc sống.

Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc, mới mẻ. Tác phẩm đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệtlà việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

Chí Phèo và Bá Kiến là hai nhân vật điển hình chocác tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời. Bá Kiến là đại diện cho thế lực cường hào ác bá. Mối quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến thể hiện quá trình bị tha hóa của Bá Kiến từ anh canh điền, hiền lành bị Bá Kiến đẩy vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo – người nông dân hiền lành, lương thiện bị xã hội tàn bạo đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, bị tàn phá cả nhân hình nhân tính. Hắn sinh ra đã là một bi kịch, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ, cuối cùng trở thành con quỷ dữ. Đời hắn chưa bao giờ tỉnh. Sau đêm gặp thị Nở tâm lý của Chí Phèo đã thay đổi phức tạp. Hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống đời thường, hắn nhận ra mình đã già nhưng vẫn còn đơn độc. Hắn muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện. Với khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo sau cái hôm gặp thị Nở tác giả vẫn luôn khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi bị vùi dập. Qua đây, Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ – những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng.

Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọc vào cảnh nghèo đói cùng đường” (Nguyễn Đăng Mạnh). Với tấm lòng nhân đạo ấy, Nam cao đã khước từ thứ văn chương lãng mạn đế đến với dòng văn học hiện thực. Đây cũng chính là nơi Nam Cao đã kí thác toàn bộ những tâm tư tình cảm, triết lí nhân sinh của mình về cuộc đời, con người. Hàng loạt các tác phẩm đã ra đời nhằm “minh oan”, “chiêu tuyết” cho những con người bị miệt thị một cách bất công: Chí phèo, Một bữa no, Lang Rận, Tư cách mõ… Trong đó Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu nhất của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, viết về đề tài người nông dân nghèo và đánh dấu một bước phát triển đáng kế của văn xuôi Việt Nam. Có thể nói nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm là một điển hình nghệ thuật về người nông dân nghèo từ lương thiện sa vào tha hóa rồi lại rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người nhưng luôn cố vẫy vùng để đến với ánh sáng của thiên lương. Chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc đó chính là mối tình giữa Chí Phèo và thị Nở. Mối tình có một không hai trong làng văn Việt Nam khiến ta phải đọc rồi suy ngẫm rất nhiều về tình người trong cõi nhân thế.

Chí Phèo tự lúc nào đã đi vào trang văn Nam Cao và rồi lại từ trang văn Nam Cao bước ra. Nhân vật điển hình đến mức gấp sách lại ta vẫn thây day dứt về một anh Chí vốn hiền lành lương thiện thế nhưng do sự áp bức ghê gớm cùa bọn chúa đất, thực dân đã khiến anh trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Tưởng chừng Chí Phèo đã bị tha hóa hoàn toàn với một tâm hồn chai đá, những hành động mất lí trí, bị hủy hoại cả về nhân tính lẫn nhân hình, bản chất lương thiện bị che lấp. Nhưng trong trái tim anh vẫn len lỏi một thứ ánh sáng nhiệm mầu, đó chính là ánh sáng của lương tri. Nam Cao là thế đó. Ông không bao giờ để nhân vật của mình chìm trong bóng tối mà luôn để nhân vật trượt trên mặt phẳng nghiêng”, luôn cố vùng vẫy để thoát khỏi cái thế giới của con thú trở về với thế giới con người. Ranh giới ấy rất mong manh và vô cùng khó khăn. Liệu Chí có thể thực hiện được không? Ai sẽ là người giúp anh làm được điều này? Thị Nở ?Chính thị Nở là người hé mở cánh cửa để Chí trở về với ánh sáng của lương tri. Đọc đoạn văn này người đọc vô cùng sảng khoái trước nghệ thuật phân tích nội tâm tâm lí nhân vật rất tinh tế của Nam Cao.

Nhưng cái hay của Nam Cao không chỉ là những đoạn văn phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo mà còn là Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật hết sức ấn tượng – thị Nở một người ngấn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại có một sức hút, sức hút của tình người đã kéo Chí về với ánh sáng nhân tâm. Nếu ta vẽ một chân dung thj Nở riêng biệt chắc ta phải hoảng hốt bỏ chạy vì cái “dung nhan” ấy. Nhưng nếu ta vẽ hình ảnh của thị với nồi cháo hành nghi ngút khói trên tay đem đến cho Chí khi hắn đang đói cào ruột bởi “trận thổ đêm qua”, khi hắn đang buồn bã cô đơn nhất, đang “thèm khát người” nhất, đang đau khổ tuyệt vọng nhất… thì hình ảnh ấy rung động người đọc biết bao! Đó là sự rung động của nhân tâm rất tự nhiên, rất vô tư không hề “sợ hãi” như những người dân khác ở làng Vũ Đại mỗi khi gặp Chí và cũng không hề tính toán thiệt hơn. Thị không biết tính toán và cũng chẳng cần tính toán. Cái nghĩa tình có ai tính toán bao giờ. Tình cảm của thị thô mộc, nguyên sơ khiến ta cảm động quá!

Chính Nam Cao cũng không thể kìm lòng trước vẻ đẹp ấy. Nên ở trang văn này, ta bắt gặp những đoạn miêu tả khung cảnh thiên nhiên rất đỗi thơ mộng. Đó là những ánh sáng dịu hiền của trăng, trăng in cái bóng dáng xệch xạc, méo mó của Chí Phèo trên đường làng, trăng trên vườn chuối, hình ảnh cả hai ngủ say dưới trăng… Và trong khung cảnh ấy ông đã ghép một đôi tâm sự rất xứng đôi: Chí Phèo – thị Nở. Đương nhiên hai con người ấy có ngôn ngữ tâm sự riêng của họ, ta không bàn đến mà chi biết rằng: từ sau cái đêm trăng thanh gặp thị, Chí Phèo đã nhận thầy một thứ thèm khát (không phải thèm rượu) đang sôi sục lên trong anh đó chính là sự mong muốn làm người. Niềm mong muốn ấy được Nam Cao miêu tả một cách tỉ mỉ, tinh tế những thay đổi rất tinh vi từ trong từng tế bào của Chí.

Điều đầu tiên nhà văn để cho Chí nhận ra thực tại của mình qua hình ánh cái túp lều. Đó là cái túp lều ngoài bờ sông (thuộc đất lưu không) mà anh đã phải đánh đổi bằng máu, bằng lương tri, làm tay sai cho bá Kiến mà có được ấy. Một cái túp lều ẩm thấp, tối tăm: “Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”. Đây không phải nơi ở của con người, nó là địa ngục trần gian mà Chí đang chết dần chết mòn trong đó. Vậy mà chưa bao giờ Chí Phèo nhận thay thế bởi Chí Phèo chưa bao giờ hết say. Đây là lần đâu tiên Chí nhận ra cái hiện thực cay đắng phũ phàng ấy.

Tiếp đó, nhà văn để cho Chí Phèo cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống: tiếng chim ríu rít, tiếng trò c