Phần luyện tập bài 19 hóa 8

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất trang 67 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Hóa học.

Giải bài 1 trang 67 SGK Hoá 8

Kết luận nào đúng?

Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

a) Chúng có cùng số mol chất.

b) Chúng có cùng khối lượng.

c) Chúng có cùng số phân tử.

d) Không có kết luận được điều gì cả.

Lời giải:

Chọn đáp án đúng: a) và c)

Vì V = n. 22,4 nên 2 chất khí có cùng V sẽ có cùng số mol chất ⇒ a đúng

1 mol chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử nên cùng số mol sẽ có cùng số phân tử ⇒ c đúng

Khối lượng m = M.n phụ thuộc vào phân tử khối và nguyên tử khối ⇒ b sai

Giải bài 2 Hoá 8 SGK trang 67

 Câu nào diễn tả đúng?

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào:

a) Nhiệt độ của chất khí.

b) Khối lượng mol của chất khí.

c) Bản chất của chất khí.

d) Áp suất của chất khí.

Lời giải:

Chọn đáp án: a) và d).

Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 22,4l

Ở đk thường (20°, 1atm) 1 mol khí có thể tích là 24l

⇒ V phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất ⇒ a, d đúng

Với mọi chất khí ở đktc ta có V = n.22,4 ⇒ V không phụ thuộc vào khối lượng mol của chất khí và bản chất của chất khí ⇒ b,c sai.

Giải bài 3 SGK Hoá 8 trang 67

Hãy tính:

a) Số mol của : 28g Fe 64g Cu 5,4g Al.

b) Thể tích khí (đktc) của 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2.

c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (dktc) gồm có 0,44g CO2 0,04g H2 và 0,56g N2.

Lời giải:

a)

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

b) VCO2 = 22,4 .0,175 = 3,92l.

VH2 = 22,4 .1,25 = 28l.

VN2 = 22,4.3 = 67,2l.

c) Số mol của hỗn hợp khí bằng tổng số mol của từng khí.

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

nhh = nCO2 + nH2 + nN2 = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol

Vhh khí = (0,01 + 0,02 + 0,02) . 22,4 = 1,12l.

Giải bài 4 trang 67 SGK Hoá 8

Hãy cho biết khối lượng của những lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,01 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O;

b) 0,5 mol phân tử N2; 0,10 mol phân tử Cl2 ; 3 mol phân tử O2

c) 0,1 mol Fe ; 2,15 mol Cu, 0,8 mol H2SO4 ; 0,5 mol CuSO4

Lời giải:

a) mN = 0,5 .14 = 7g.

mCl = 0,1 .35.5 = 3.55g

mO = 3.16 = 48g.

b) mN2 = 0,5 .28 = 14g.

mCl2 = 0,1 .71 = 7,1g

mO2 = 3.32 =96g

c) mFe = 0,1 .56 =5,6g mCu = 2,15.64 = 137,6g

mH2SO4 = 0,8.98 = 78,4g.

mCuSO4 = 0,5 .160 = 80g

Giải bài 5 Hoá 8 SGK trang 67

Có 100g khí oxi và 100g khí cacbon đioxit cả hai khí đều ở 25oC và 1atm. Biết rằng thể tích mol khí ở những điều kiện này có thể tích là 24l. Nếu trộn hai khối lượng khí trên với nhau (không có phản ứng xảy ra) thì hỗn hợp khí thu được có thể tích là bao nhiêu?

Lời giải:

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

Thể tích của hỗn hợp khí ở 20°C và 1atm

Vhh = 24.(nO2 + nCO2) = 24.(3,125 + 2,273) = 129,552 l.

Giải bài 6 trang 67 SGK Hoá 8

Hãy vẽ những hình khối chữ nhật để so sánh thể tích các khí sau (đktc): 1gH2 ; 8g O2 ; 3,5gN2 ; 33gCO2

Lời giải:

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

Sơ đồ biểu thị về tỉ lệ thể tích của các khí.

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

Tỉ lệ số mol các chất khí cũng chính là tỉ lệ về thể tích các khí nên thể tích khí VCO2 > VH2 > VO2 > VN2.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Hóa học Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất trang 67 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Trong tính toán hóa học, chúng ta phải thường xuyên chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự chuyển đổi này thông qua bài giảng Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

YOMEDIA

ADMICRO/lession_isads=0

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất 

1.2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 19 Hóa học 8

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

4. Hỏi đáp về Bài 19 Chương 3 Hóa học 8

 

 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?

1.1.1. Ví dụ

  • Ví dụ: Em có biết 0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết khối lượng mol của CO2 là 44g/mol
  • Hướng dẫn:

​Khối lượng của 0,25 mol CO2 là:  = 0,25 . 44 = 11 (gam)

Ta đã biết: 1 mol phân tử CO2 có khối lượng 44 gam           

              0,25 mol phân tử CO2 có khối lượng x gam

Từ đó có x = 0,25. 44 = 11 (g);  Hay 

1.1.2. Công thức

1 mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là   M (gam)

n mol nguyên tử (phân tử) có khối lượng là n . M (gam)

  • Nhận xét:

Đặt  n: số mol chất (mol)

      M: là khối lượng mol chất (gam/mol)

      m: là khối lượng chất (gam)

Ta lấy số mol chất nhân với khối lượng mol chất đó. Công thức m = n.M (gam) (1)

Từ công thức (1) ta triển khai ra được 2 công thức liên quan như sau:

  và  

1.1.3. Kết luận

  • Tìm khối lượng chất (m) khi biết số mol chất (n), ta tìm khối lượng mol (M) của chất, sau đó áp dụng công thức: m = n . M (gam)
  • Tìm số mol chất (n) khi biết khối lượng chất (m), ta tìm khối lượng mol (M), sau đó áp dụng công thức: 
  • Tìm khối lượng mol (M)  khi biết số mol (n) và khối lượng (m), ta áp dụng công thức: 

1.2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?

1.2.1. Ví dụ

  • Ví dụ: Em có biết 0,25 mol CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là bao nhiêu lít?
  • Hướng dẫn:

1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn chiếm 22,4 lít

0,25 mol ở điều kiện tiêu chuẩn chiếm 0,25.22,4 = 5,6 (lit)

1.2.2. Công thức

1 mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là  22,4 (lit)

n mol nguyên tử (phân tử) có thể tích là 22,4 . n (lit)

  • Nhận xét:

Đặt  n: số mol chất (mol)

      V: Thể tích chất ở điều kiện tiêu chuẩn (lit)

Ta lấy số mol chất nhân với 22,4. Công thức V = 22,4 . n (lit) (2)

Từ công thức (2) ta triển khai ra được công thức liên quan: 

1.2.3. Kết luận

  • Tìm thể tích chất khí ta sử dụng công thức: V = 22,4 . n (lit)
  • Tìm số mol chất khí: 

UREKA_VIDEO-IN_IMAGE

Phần luyện tập bài 19 hóa 8

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tính khối lượng của các lượng chất sau:

a) 0,5 mol nguyên tử N 

b) 0,1 mol phân tử Cl2

c) 0,5 mol CuSO4

Hướng dẫn:

a) 

Khối lượng của 0,5 mol N là:

m = n.M = 0,5 . 14 = 7 (gam)

b)

Khối lượng của 0,1 mol Cl2 là:

m = n.M = 0,1 . 71 = 7,1 (gam)

c)

Khối lượng của 0,5 mol CuSO4 là:

m = n.M = 0,5 . 160 = 80 (gam)

Bài 2:

An nói với Bình:

a) Tại sao khi tính số mol của 28 gam Fe tớ lại có kết quả là 0,2 mol nhỉ?

b) Và tính số mol của 5,4 g Al lại ra kết quả là 2 mol.

Bình ngạc nhiên: tớ lại có kết quả khác bạn đấy!

Là người thứ 3 em hãy giúp bạn An cùng với Bình tìm ra kết quả đúng nhé. 

Hướng dẫn:

a) Số mol của 28 gam Fe là:

b) Số mol của 5,4 gam Al là: 

Bài 3:

Áp dụng công thức, hoàn thành bài tập sau:

a) Hãy tính khối lượng của 0,25 mol phân tử N2

b) 32g Cu có số mol là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: m = n. M

⇒ Khối lượng của 0,25 mol phân tử N2 là:

  = 0,25 . 28 = 7 (gam)

Bài 4:

Hãy tính khối lượng mol của hợp chất A, biết rằng 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: 

Khối lượng mol của hợp chất A là:

 

Bài 5:

Cho biết

a) 0,2 mol O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu lít?

b) 1,12 (lít) khí oxi ở đktc có số mol là bao nhiêu ?

Hướng dẫn:

a) Thể tích khí oxi (đktc)

 

b) Số mol khí oxi

 

 

UREKA

3. Luyện tập Bài 19 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm: 

  • Biết mối quan hệ giữa khối lượng và lượng chất. 
  • Xác định được khối lượng, lượng chất, khối lượng mol chất khi biết hai đại lượng còn lại.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 19 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1: Khối lượng của 0,5 mol H2O là: 

    • A. 18 gam
    • B. 1,8 gam
    • C. 9 gam
    • D. 0,5 gam
  • Câu 2: Thể tích của 0,5 mol khí hidro (ở đktc) là 

    • A. 1 lit
    • B. 2 lit
    • C. 11,2 lit
    • D. 0,5 gam
  • Câu 3: 64 g là khối lượng mol của chất …

    • A. H2
    • B. SO2
    • C. O2
    • D. Cu

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 19.

Bài tập 1 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 6 trang 67 SGK Hóa học 8

Bài tập 19.1 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.2 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.3 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.4 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.5 trang 27 SBT Hóa học 8

Bài tập 19.6 trang 27 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 19 Chương 3 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.