Luyện tập thaáo tác lập luận phân tích

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Luyện tập thao tác lập luận phân tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết theo PPCT: 16. Làm văn
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
	Ngày soạn: 13.09.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
	Sĩ số: 
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ luyện tập, nhằm giúp HS:
	1. Kiến thức: ôn tập và củng cố những tri thức về thao tác lập luận phân tích
	2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng về thao tác lập luận phân tích
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
	- Ôn tập và củng cố
	- Thực hành, đàm thoại, phát vấn
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC (không KT)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại vai trò và mục đích của thao tác lập luận phân tích?
HS trả lời
GV: yêu cầu HS đọc bài tập 1 -> chuẩn bị hướng làm bài
HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài
GV lấy kết quả 
GV: thế nào là thái độ tự ti? (Khái niệm)
HS trình bày theo cách hiểu Gv chốt lại
GV: những biểu hiện của thái độ tự ti?
HS đưa ra những biểu hiện cụ thể của thái độ tự ti
GV: tác hại của thái độ tự ti?
HS kể ra những hậu quả của thái độ tự ti
GV: thế nào là thái độ tự phụ?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: biểu hiện cảu thái độ tự phụ?
HS trình bày Gv chốt lại
GV: hay nêu tác hại cảu thái độ tự phụ?
HS trình bày Gv chốt lại
GV: Cần có thái độ và cách ứng xử như thế nào trước những biểu hiện đó?
GV: tác dụng của nghệ thuật sử dụng các từ "lôi thôi", "ậm oẹ"?
HS phát biểu Gv chốt lại
GV: qua 2 hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về cảnh trường thi được TTX phản ánh?
HS: lộn xộn
GV: yêu cầu HS viết đoạn văn có sử dụng thao tác phân tích về 2 câu thơ trên -> GV có thể thu 1 số bài về chấm điểm 
I. Ôn tập về lập luận phân tích và tổng hợp
1. Vai trò
- Làm sáng tỏ luận điểm
- Thuyết phục người đọc người nghe
-> Trong văn bản nghị luận: phân tích là thao tác bắt buộc mang tính tất yếu
2. Mục đích
- Giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T43)
a. Thái độ tự ti
- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn
- Những biểu hiện của thái độ tự ti: 
+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, của mình
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao
- Tác hại của thái độ tự ti: 
+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực vốn có, 
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b. Thái độ tự phụ
- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác
- Tác hại của thái độ tự phụ:
+ Không đánh giá đúng bản thân mình
+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại
c. Xác định thái độ hợp lí: 
- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu. 
2. bài tập 2 (T43)
- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc -> hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh:
+ Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc
+ Quan trường: có vẻ ra oai, nạt nộ nhưng tất cả đều là sự giả dối
-> nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường
=> Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.
	5. Củng có và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cần nắm
	- Về nhà học bài và soạn bài:
 	Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên), Nguyễn Đình Chiểu

- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân

- Tác hại của thái độ tự ti:

+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.

+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.

+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông. Lòng tin tưởng vào kiến thức, kĩ năng và năng lực của bản thân mình.

b. Thái độ tự phụ       

- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,

- Tác hại của thái độ tự phụ:

+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình

+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.

+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp

c. Xác định thái độ sống hợp lí:

- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.

- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh. 

Câu 2:

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình “ lôi thôi, ậm oẹ”: giàu hình tượng và cảm xúc -> hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh:

+ Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc

+ Quan trường: có vẻ ra oai, nạt nộ nhưng tất cả đều là sự giả dối

- nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường: sĩ tử vai đeo lọ (luộm thuộm, không gọn gàng, nhếch nhác, tội nghiệp), quan trường miệng thét loa (cố tạo ra cái oai, tức cười, thảm hại) => Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, đã mất đi hình ảnh nho nhã của các sĩ tử cũng như sự trang nghiêm, nghiêm nghị của các quan. Thân phận nhà nho: coi thường, khinh rẻ, không có khí chất của những người có học thức