Ôn cố nhi tri tân nghĩa là gì năm 2024

Rất nhiều người Nhật khi nhìn vào thành ngữ “ôn cố tri tân” có vẻ rất ngạc nhiên: đây chẳng phải thành ngữ Trung Hoa sao? Đúng vậy, có rất nhiều thành ngữ của Nhật đều có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vậy rốt cuộc người Nhật lý giải hàm nghĩa của thành ngữ “ôn cố tri tân” và vận dụng nó như thế nào?

Tư tưởng của Khổng Tử cũng đã truyền bá rộng rãi đến các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc. (Tượng Khổng Tử ở Incheon, Hàn Quốc)

Ôn cố nhi tri tân nghĩa là gì năm 2024

Xuất xứ và lý giải giống nhau Xét về nguồn gốc, người Nhật cũng biết đến thành ngữ này từ cuốn sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử. Có một câu trong thiên “Vi Chính” là: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (Xem xét việc xưa mà biết việc nay, thì có thể làm thầy vậy). Câu này chính là bắt nguồn của thành ngữ “Ôn cố tri tân”.

Rất nhiều người có thể lý giải đại khái trên bề mặt chữ nghĩa, “ôn cố tri tân” chẳng phải là thường xuyên ôn lại những kiến thức cũ, từ đó đắc được những tri thức và thể hội mới hay sao. Nhưng nếu không thực sự xuất phát từ thực tiễn, thì sẽ không thể nào thực sự hiểu được “ôn cố tri tân”, cũng như niềm vui của việc lĩnh hội được những tri thức cổ uyên thâm này. Khổng Tử rốt cuộc vì sao lại xem trọng “ôn cố tri tân”, thậm chí còn nhấn mạnh điều đó, cho rằng biết “ôn cố tri tân” thì có thể làm bậc thầy trong thiên hạ?

Lý giải của người Nhật Bản Người Nhật Bản qua nghiên cứu đã minh xác rằng, học vấn mà Khổng Tử dạy chính là học vấn đối nhân xử thế, học vấn làm người. Học điều thiện của người khác mà hành theo, học cách người khác nhìn nhận vấn đề, làm thế nào để suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách chính diện. Không biết thì hỏi, suy nghĩ rõ ràng xem tại sao phải làm người như vậy hay giải quyết việc như vậy mới là đúng, chính là nắm được và đắc được tri thức. Vậy đắc được những điều này rồi có tác dụng gì? Chính là kim chỉ nam cho cuộc sống cũng như công tác của bản thân khi gặp các vấn đề nan giải.

Nếu như là một người mẹ, bạn sẽ biết được cách dùng nhân đức để dạy dỗ con trẻ. Nếu bạn là một bậc quân vương quân chủ, bạn có thể làm được yêu dân như con, dùng lễ nghĩa đối đãi với người dưới, chiêu mộ nhân tài, xử lý chính sự, trị lý quốc gia. Cho dù có sự bất đồng về thân phận hay hoàn cảnh, địa vị, vai trò mình nắm giữ đều có thể học được trí huệ trong đó mà vận dụng, đều có thể giải quyết vấn đề.

Giữa con người với nhau, cho dù là sinh ra trong thời đại nào, sự việc cụ thể khác nhau bao nhiêu, nhưng những nguyên nhân và cách giải quyết mâu thuẫn phát sinh thường có sự tương thông với nhau. Do đó, Khổng Tử ngay từ phần đầu “Vi Chính” phức tạp nhất đã nêu ra đạo lý này, còn nhấn mạnh “ôn cố tri tân”, quan sát những bài học giáo huấn và trí huệ trong lịch sử nhân loại, mà có thể tìm ra những biện pháp và suy nghĩ giải quyết vấn đề. Nếu như có thể lấy những điều uyên bác đó vận dụng vào chỉ đạo những sự việc ngày hôm nay, đồng thời giúp đỡ khai mở con đường đi cho mọi người, vậy chẳng phải chính là trở thành bậc thầy hay sao.

“Cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” và Tể tướng triều Tống Người Nhật rất biết cách vận dụng những trí huệ cổ điển Trung Hoa vào trị lý quốc gia, chỉ đạo nhân sinh hay là việc kinh doanh công ty. Chẳng hạn như “cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”, ông Shibusawa Eiichi, người đặt định cho mô hình kinh tế tư bản hàng trăm năm qua của Nhật Bản, đã từng đọc qua Tứ Thư, Ngũ Kinh, và lấy “Luận Ngữ” của Khổng Tử làm tư tưởng chỉ đạo kinh doanh cho bản thân. Ông là người khai quốc công thần trong lĩnh vực kinh doanh trong thời Minh Trị và Đại Chính, đã thành lập nên hơn 500 công ty trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính, sản xuất giấy và dịch vụ vận chuyển….

Năm 88 tuổi, ông viết quyển sách nổi tiếng của mình, “Luận ngữ và Bàn tính” (Analects and the Abacus), đặt định những luân lý đạo đức chỉ đạo cho mô hình kinh tế tư bản của Nhật Bản. Ông đã lấy tiêu chuẩn làm người và kinh doanh kết hợp hoàn mỹ với nhau, học từ tư tưởng Khổng Tử để tìm ra cách đối đãi chính xác với kiếm tiền. Do đó các công ty của Nhật Bản hàng trăm năm qua, cho dù là Mitsubishi, Panasonic hay những tên tuổi khác, đều đưa những giá trị quan như luân lý, thành tính và trung nghĩa dung nhập vào lý niệm của doanh nghiệp, đều đề cao việc cống hiến cho xã hội, tin rằng hoạt động kinh doanh kiếm tiền của họ chính là để dân giàu nước giàu. Chính vì vậy ông được coi là “cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”.

Vào triều Tống Trung Hoa xưa có vị tể tướng tên là Triệu Phủ cũng đã lấy “Luận Ngữ” làm chỉ đạo cho việc đàm luận các vấn đề quốc gia đại sự suốt 20 năm. Hai người này, tuy quốc gia bất đồng, thời đại cũng bất đồng nhưng đều lĩnh hội chân chính giáo đạo của Khổng Tử, đều có thể học được và vận dụng được những đạo lý để truyền cho người khác.

Vận dụng tư tưởng trung dung, vận dụng các bài học giáo huấn lịch sử, vận dụng kinh nghiệm của những người đi trước để chỉ đạo bản thân, đều là thể hiện của “ôn cố tri tân”. Đọc hiểu được những tri thức cổ xưa, không chỉ có thể chỉ đạo người khác, mà còn có thể chỉ đạo chính mình, trở thành người thầy của chính mình. Những lời này của Khổng Tử, kỳ thực vô cùng quan trọng, ý nghĩa vô cùng thâm sâu: Ôn cố tri tân, chính là để bác cổ thông kim, chỉ đạo nhân sinh. Đáng tiếc là ngày nay rất ít người có thể tâm đắc sâu sắc đạo lý này.

Theo Blog Lưu Như

6 Câu chuyện ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa giúp con người cảm ngộ được nhiều điều

Câu chuyện thứ 1:

Một vị thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị rơi vào vũng nước, liền muốn cứu nó. Không ngờ vừa mới đụng tay vào, đã bị bọ cạp cắn vào tay. Vị thiền sư vẫn không sợ hãi, lại cho tay vào, nhưng lại một lần nữa bị con bọ cạp hung hăng cắn.

Vừa hay lúc đó, có một người đi ngang qua nói:“Con vật này xưa này hay cắn người, làm sao phải cứu nó?”. Thiền sư đáp: “Cắn người là bản tính của nó, còn Thiện là bản tính của tôi, tôi sao lại có thể vì bản tính của nó mà quên mất bản tính của mình được chứ!”

Cảm ngộ:

Sai lầm của chúng ta là ở chỗ, vì chịu tác động bởi ngoại cảnh mà thay đổi quá nhiều bản thân mình.

Câu chuyện thứ 2:

Nelson Mandela từng bị giam giữ và xúc phạm trong suốt 27 năm. Đến khi ông trở thành Tổng thống Nam Phi, ông đã mời 3 người cai ngục từng canh giữ ông trong thời gian chốn lao tù đến gặp mặt. Khi Mandela đứng dậy cung kính chào 3 vị này thì mọi người có mặt và trên toàn thế giới đều phải tĩnh lặng.

Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi phòng giam của mình, đi qua cánh cổng nhà tù để được tự do, tôi đã hiểu rõ ràng rằng, nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn ở trong tù”.

Cảm ngộ:

Tha thứ cho người khác, nhưng thực ra là giải thoát chính mình.

Câu chuyện thứ 3:

Có một người hỏi vị nông phu: “Trồng loại lúa mì nhé?”. Nông phu đáp: “Mỗi ngày đều phải chăm sóc nó thật tốt! Không, tôi sợ rằng trời sẽ không mưa”. Người kia lại hỏi: “Vậy ông trồng bông không?”, nông phu nói: “Không, tôi lo lắng sâu sẽ ăn bông”. Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông sẽ trồng loại cây gì?”. Nông phu nói rằng: “Cây gì cũng không được, tôi muốn đảm bảo chắc chắn an toàn”.

Cảm ngộ:

Mọi điều đều không muốn nỗ lực, đều không muốn mạo hiểm, luôn sợ rủi ro, những người vô tích sự như vậy đương nhiên sẽ không làm nên việc gì.

Câu chuyện thứ 4:

Có một con quạ đang bay trên đường thì đụng phải một ngôi nhà chim bồ câu. Bồ câu hỏi:“Bạn muốn bay đi đâu?”. Quạ nói: “Thực ra là tôi không muốn đi, nhưng vì mọi người đều lo ngại rằng tiếng kêu của tôi không tốt lành, cho nên tôi phải rời đi”. Bồ câu nói với quạ: “Vậy thì tốt nhất là bạn đừng phí công vô sức! Nếu bạn không thực sự thay đổi tiếng kêu của mình thì cho dù bạn đi đến chỗ nào cũng sẽ đều không được chào đón”.

Cảm ngộ:

Nếu bạn mong muốn hết thảy mọi thứ xung quanh mình trở nên tốt đẹp, thì trước tiên hãy thay đổi chính mình.

Câu chuyện thứ 5:

Một gia đình có 3 người con trai, lũ trẻ từ nhỏ đã phải lớn lên trong tiếng cãi vã giữa cha mẹ, mẹ của chúng thường xuyên bị đánh tới mức thương tích khắp người. Người anh cả nghĩ: “Mẹ của mình thật đáng thương! Ta sau này nhất định sẽ đối xử tốt với vợ của mình”. Người anh thứ 2 nói: “Hôn nhân thật vô nghĩa, ta khi trưởng thành nhất định sẽ không kết hôn”. Người em út nói:“Hóa ra, làm chồng là có thể đánh đập vợ mình như vậy!”

Cảm ngộ:

Với cùng một hoàn cảnh nhưng sẽ có những lối suy nghĩ khác nhau, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Vì vậy, là cha mẹ ngoài việc giáo dục con cái bằng những hành động gương mẫu của mình, thì lời nói cũng vô cùng quan trọng.

Câu chuyện thứ 6:

Có một vị tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rụng trong chùa, mỗi ngày phải cần rất nhiều thời gian mới có thể quét xong. Một người nói với anh ta: “Ngươi hãy rung cái cây thật mạnh cho lá rụng xuống rồi hãy quét, như vậy ngày mai sẽ không phải quét nữa!”. Tiểu hòa thường nghe vậy thấy cũng có lý, liền cao hứng làm theo, nhưng ngày hôm sau lá lại vẫn rụng khắp sân chùa như cũ. Mặc cho người này hôm nay ra sức rung mạnh cây, ngày mai lá vẫn lại rụng xuống như vậy.

Cảm ngộ:

Mọi việc đều không thể nóng lòng làm cho xong, làm tốt việc của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc sống của mình vậy.