Occupational health and safety là gì năm 2024

Ngồi đọc phần thảo luận trong nhóm Luật HSE, thấy một bạn sinh viên rất ham học đặt câu hỏi về các khóa học cho Nhân viên Môi trường - An toàn Lao động, tiếng anh là HSE / SHE / EHS, mình thấy đã bỏ lỡ phần giới thiệu cho các bạn mới ra trường hoặc sinh viên ngành này để các bạn công việc tương lai của mình ra sao.

HSE / SHE / EHS nghĩa là gì ? H= Health hoặc Occupational Health có nghĩa là sức khỏe nghề nghiệp, nói nôm na là sức khỏe của người lao động khi đang làm việc trong một công ty. E = Environment có nghĩa là môi trường, ở đây bao gồm môi trường làm việc - working condition và cả môi trường xung quang quanh nhà máy S = safety có nghĩa là an toàn cho người lao động

Khi nào HSE, khi nào la SHE hay EHS, các bạn lưu ý khi đọc các tin tuyển dụng, ngay cả một số nhân viên nhân sự của các công ty cũng không hiểu điều này, chữ cái nào đứng trước là mảng đó ưu tiên và nặng nhất trong phần công việc chịu trách nhiệm, ví dụ nếu E đứng trước thì phần environment nặng nhất.

Thế một nhận viên HSE / SHE / EHS sẽ làm gì và cần có kiến thức gì ? Mình chỉ viết về những công việc của các công ty thực sự quan tâm đến Môi trường & An toàn, các công ty mà đối phó thì xin miễn bàn luận.

Đầu tiên là trách nhiệm, vị trí này chịu trách nhiệm thực hiện:

1/ các yêu cầu pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực Môi trường & An toàn Lao động, nghĩa là bạn đáp ứng các yêu cầu của Bộ Lao Động TBXH, Bộ Môi trường & Tài Nguyên, Bộ Y tế, Công An PCCC và sau này thêm Bộ Công Thương. Bạn phải làm tất cả các giấy phép và báo cáo của các bộ này, ví dụ Đánh giá tác động Môi trường, Giấy phép xả thải, Nội Quy an toàn lao động, Báo Cáo Tai nan Lao Động, Đo Kiểm Môi trường Lao Động, Biện pháp ứng phó hay Kế Hoạch phòng ngừa An toàn Hóa Chất ....

2/ Đánh giá tác động môi trường theo ISO 14001 khác với DTM của nhà nước, từ đó để xuất biện pháp kiểm soát, theo dõi cho các khía cạnh môi trường từ đất, nước, không khí, tiếng ồn, rác thải, sử dụng nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên ....

3/ Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát an toàn liên quan đến con người máy móc ....

4/ Theo dõi tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động phát sinh từ mục 2 & 3, chứ không đơn giản chỉ là khám sức khỏe đầu vào hay định kỳ

5/ Lên kế hoạch bao gôm: kiểm tra, đánh giá nội bộ, đào tạo, tái đánh giá mục 2 & 3, chí phí ngân sách cho An toàn – Môi trường, họp Ban lãnh đạo đề xuất cải tiến hệ thống quản lý (Management Review Meeting)

Đây là 05 TRÁCH NHIỆM CHÍNH, sẽ được chi tiết và cụ thể hóa theo từng công ty.

Thế để làm được 05 trách nhiệm này tốt,, vị trí này CẦN HỌC GÌ

1/ Kiến thức kỹ thuật chuyên ngành: Môi trường & An toàn Lao động. Khổ nỗi ở Việt Nam không có trường nào đào tạo nghề này, hiện tại chỉ có đào tạo riêng 02 ngành kỹ sư môi trường & Kỹ sư bảo hộ lao động. Cho nên ai từng học một trong hai ngành học này thì tự học ngành còn lại nếu theo nghề này. Đối với những bạn tay ngang thì sao, 1 chịu khó đi học bằng 2 hoặc không thì học những khóa ngắn hạn, học từ kinh nghiệm áp dụng vậy.

2/ Kiến thức ISO 14001 & OHSAS 18001, ở đây mình chỉ đề cập bạn phải học cách quản lý hệ thống bài bản để có một nền tảng chắc nếu làm cho một công ty quan tâm đến phát triển bền vững. Trong 14001 & OHSAS thì phải học: 2.1 Hiểu yêu cầu tiêu chuẩn 2.2 Đánh giá viên nội bộ: giúp cho kỹ năng kiểm tra các lỗ hỏng trong hệ thống và tìm cơ hội cải tiến 2.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường : bạn xác định đúng khía cạnh môi trường, thì biện pháp kiểm soát theo dõi, kiểm tra hoạch định đều đi theo đúng hướng 2.4 Đánh giá rủi ro: tương tự xác định đúng mối nguy, mức độ rủi ro và biện pháp kiểm soát sẽ giúp các hoạt động còn lại không bị xót và đi đúng hướng.

3/ Phân tích nguyên nhân – Root cause analysis, khi một vấn đề môi trường, tai nạn lao động hay tình huống khẩn cấp xảy ra thì bạn phải có phương pháp xác định nguyên nhân nhanh và tương đối chính xác, vì bạn biết đó khi xảy ra những vấn đề trên toàn là thiệt hại tài sản & con người, không thể chị áp dụng phòng ngừa thử để xem biện pháp này có hiệu quả không, tương lai lặp lại thì cải tiến tiếp, tại nạn và sự cố là hạn chế tối đa lặp lại.

4/ Kiến thức về pháp luật liên quan đến môi trường, không rành luật thì bị phạt lia chia như chơi

5/ Kỹ năng đào tạo: bạn là người tạo văn hóa môi trường – an toàn , bạn phải hướng dẫn người lao động, nếu bạn không có kỹ năng trình bày đào tạo thì ai hiểu các hướng dẫn của bạn, đương nhiên không hiểu thì không làm theo

là thuật ngữ dùng để chỉ những tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của một tổ chức được đề ra nhằm bảo vệ con người khi đang làm việc. Để tìm hiểu rõ hơn khái niệm OSHA là gì?

OSHA là thuật ngữ dùng để chỉ những tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của một tổ chức được đề ra nhằm bảo vệ con người khi đang làm việc. Để tìm hiểu rõ hơn khái niệm OSHA là gì? Hãy cùng ECO3D khám phá ý nghĩa và những điều liên quan đến Osha ngay trong bài viết dưới đây nhé.

OSHA là gì?

OSHA là từ viết tắt cụm từ Tiếng Anh Occupational Safety and Health Administration được hiểu là Cơ quan An toàn Nghề nghiệp và Sức khỏe Hoa Kỳ.

Osha là cơ quan liên bang được thành lập vào năm 1970 cùng với Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đưa ra những giải pháp điều chỉnh để giảm tối đa các mối nguy hại gây nên tại môi trường làm việc.

Occupational health and safety là gì năm 2024

Để bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động thì Cơ quan An toàn và Sức khỏe Hoa Kỳ (OSHA) được thành lập. Với sứ mệnh to lớn là đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho người làm việc. Thực thi các tiêu chuẩn cũng như cung cấp đào tạo, giáo dục và tiếp cận hỗ trợ.

Osha thuộc quyền sở hữu của Bộ Lao động Hoa Kỳ và hiện đang nắm giữ vị trí đầu mối quan trọng, đứng đầu trong lĩnh vực kiểm tra, đánh giá để đảm bảo sự an toàn tại môi trường làm việc. Được coi tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá một cách chặt chẽ của toàn bộ quy trình làm việc.

Osha bảo vệ ai?

Đối tượng mà Cơ quan An toàn & Sức khỏe Hoa Kỳ Osha hướng đến là phục vụ hầu hết người sử dụng lao động, người lao động và giám sát hoạt động an toàn lao động.

Những lĩnh vực mà OSHA hướng đến bao gồm: xây dựng, hàng hải, y tế là chủ yếu và một số các công việc khác. Với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Huấn luyện người sử dụng lao động về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.
  • Đảm bảo hạn chế những tổn thương, thậm chí là tử vong khi làm việc. Bằng việc giáo dục, tiếp cận, hỗ trợ người lao động nâng cao ý thức và có kiến thức trong an toàn lao động.
  • Giám sát và kiểm tra tại môi trường làm việc, đồng thời đưa ra những trách nhiệm cho người lao động khi làm việc an toàn và lành mạnh.

Osha đặt ra những tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn trong công việc. Tuy nhiên nếu như người quản lý sử dụng lao động thuộc thẩm quyền của cơ quan này mà không tuân thủ những tiêu chuẩn đề ra thì sẽ đưa ra hình phạt người sử dụng lao động.

Occupational health and safety là gì năm 2024

Những người không được OSHA bảo vệ

Bên cạnh những người thuộc sự bảo vệ của Cơ quan An toàn Nghề nghiệp & Sức khỏe Hoa Kỳ thì những người lao động không được bảo hiểm gồm:

  • Những người làm việc cho chính quyền tiểu bang hoặc tại địa phương.
  • Người tự kinh doanh
  • Người làm việc trong ngành mà công việc đó yêu cầu quy định của một cơ quan liên bang riêng biệt.

Những người này sẽ không bị quy định bởi những tiêu chuẩn mà Osha đưa ra. Còn những đối tượng thuộc quyền của OSHA cần thực hiện theo tiêu chuẩn.

Doanh nghiệp tuân thủ quy định OSHA cần đảm bảo những yếu tố nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ được vi phạm duy nhất 1 điều khoản có trong quy định đưa ra của Osha. Tuy nhiên thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm và xử phạt bởi các thanh tra hoạt động trong tổ chức cơ quan này.

Việc thanh tra, đánh giá nhằm giảm tối đa vấn đề mất an toàn cho người lao động khi làm việc. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng quy trình an toàn lao động theo tiêu chuẩn OSHA. Từ đó sẽ không bị lúng túng trước cuộc kiểm định của đội thanh tra và không bị phạt, truy cứu trách nhiệm.

Occupational health and safety là gì năm 2024

Điều quan trọng là doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của an toàn lao động, quyền lợi người lao động chứ không phải đưa ra những quy trình đối phó. Không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao động và trang bị cho mình cách để phát hiện để phòng tránh những mối nguy hiểm xung quanh luôn rình rập.

Một trong những việc bạn không thể bỏ qua ngoài việc trang bị kiến thức an toàn đó là trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc. Với mỗi tính chất công việc lại có những thiết bị chuyên dụng khác nhau. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, quan trọng dành cho người sử dụng lao động và đặc biệt người trực tiếp làm việc.

Trên đây là những kiến thức mà ECO3D chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu về OSHA, những điều cần biết về OSHA trong an toàn lao động đối với các doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động có được môi trường làm việc an toàn, lý tưởng. Đừng quên ghé thăm website: https://eco3d.vn/ để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa. Đặc biệt những thông tin liên quan đến bảo hộ lao động và các thiết bị bảo hộ lao động bảo vệ con người an toàn tuyệt đối khi làm việc, đạt tiêu chuẩn chứng nhận.