Những trang báo nổi tiếng thế giới về văn hóa năm 2024

QĐND - Mới đây, Trung tâm Văn hóa Heritage Space - Dolphin Plaza (28 Trần Bình, Hà Nội) phối hợp với Diễn đàn Sách xưa (sachxua.net) tổ chức triển lãm “Những tờ báo quốc ngữ Việt Nam nổi bật giai đoạn 1865-1965”. Triển lãm còn có sự tham gia của các khách mời, cùng tham gia bàn luận quanh chủ đề báo chí Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông-Tây xưa và nay cũng như thú sưu tầm sách, báo xưa.

Báo xưa - những giá trị lịch sử

Chủ đề của triển lãm lần này là 100 năm báo chí xuyên suốt từ thời kỳ báo chí đầu tiên, những tờ báo nổi bật của báo chí quốc ngữ, được chọn ra từ bộ sưu tập của ba thành viên Diễn đàn sách xưa gồm: Tạ Thu Phong, Trịnh Hùng Cường và Nguyễn Phát Hà Giang. Bên cạnh những đầu báo nổi tiếng như: Gia Định báo, Nam Phong, Thanh Nghị, Phong Hóa, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy…; công chúng đến với triển lãm còn được xem và đọc những tờ báo đầu tiên về chủ đề công-thương-đầu tư như: Nông cổ mín đàm, Sài Gòn kinh tế tuần báo...; những tờ báo đầu tiên nói về chủ đề phụ nữ như: Phụ nữ tân văn, Bình đẳng nhật báo...; báo dành cho thiếu nhi như: Nhi đồng tạp chí, Nhi đồng họa báo…

Anh Nguyễn Đình Thành (cố vấn nội dung của Heritage Space) chia sẻ: “Heritage Space mới được khai trương từ đầu năm nay, và chúng tôi cũng liên tục có các hoạt động để ra mắt nhiều dòng sách khác nhau. Đây là triển lãm đầu tiên mà chúng tôi giới thiệu một phần bộ sưu tập của các thành viên trong Diễn đàn Sách xưa”.

Những trang báo nổi tiếng thế giới về văn hóa năm 2024
Một góc triển lãm “Những tờ báo quốc ngữ Việt Nam nổi bật giai đoạn 1865-1965”.

Những triển lãm báo chí trước đây đều mang đến một góc nhìn về lịch sử của báo chí Việt Nam nhưng lần này triển lãm “Những tờ báo quốc ngữ Việt Nam nổi bật giai đoạn 1865-1965” đã cung cấp cho công chúng nhiều thông tin bổ ích và góp phần làm rõ hơn vai trò của báo chí xưa đối với sự thay đổi về văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn giao lưu văn hóa Đông-Tây. Khi đọc các tờ báo này, người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về mỗi bước đường lịch sử của dân tộc, nhìn nhận được những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt của người Việt như: Ăn, ở, mặc và một phần nào đó hiểu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội xưa. Điểm đáng chú ý ở mỗi tờ báo xưa là so với báo chí hiện nay, tuy có cùng một chủ đề, đối tượng nghiên cứu, nhưng cách thể hiện của báo chí xưa luôn gây được ấn tượng sâu sắc đối với công chúng. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự phát triển của ngôn ngữ Việt Nam cũng như cách tổ chức thông tin trong thời đại hội nhập mới.

Ba nhà sưu tầm, mỗi người một công việc khác nhau nhưng họ có chung một niềm đam mê sưu tầm sách báo cũ. Khi được hỏi về thú sưu tập báo xưa, anh Nguyễn Phát Hà Giang cho hay: “Mình thích lối mỹ thuật trong báo chí xưa, người ta thường mời những họa sĩ minh họa rất đẹp, màu sắc trang trí trong mỗi tờ báo Tết, báo Xuân rất sống động. Thứ hai, những tờ báo xưa có nét hoài cổ, chất giấy của nó làm cho mình cảm thấy rất xúc động”.

Báo chí xưa tôn vinh nét đẹp văn hóa

Nhà nghiên cứu Vũ Thế Long bày tỏ niềm vui khi có nhiều bạn trẻ rất yêu sưu tầm những tờ báo mà cả cuộc đời ông mơ nhìn thấy. Ông cho rằng, việc đưa ra giới thiệu những sưu tập này là điều rất thú vị, vì báo cách đây mấy chục năm là minh chứng, là cổ vật về văn hóa, và còn là minh chứng sống động cho thời đại bấy giờ kể cả ngôn ngữ, chữ viết, cũng như tư duy con người. Bây giờ, đọc lại những cái đó để tìm lại cái hay ngày xưa để kế thừa.

Ở các nước khác, nhất là nước phát triển, thì sách báo cũ cũng như đồ cũ là một thị trường rất phát triển. Nhưng ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, ở miền Bắc thị trường ấy co lại và gần như không còn thị trường sách báo cũ nữa. Nhưng qua buổi triển lãm, chúng ta có thể thấy được một thị trường sách báo cũ rất giá trị. Củng cố thêm cho điều này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: “Báo chí là lịch sử của những cái hằng ngày. Cái hằng ngày luôn luôn diễn ra mà cái hôm nay không lặp lại tờ báo hôm qua, nó lưu giữ cái hằng ngày của hôm qua và cho đến 100 năm sau, 1000 năm sau vẫn còn nguyên giá trị thông tin nếu muốn tìm lại”.

Ngoài những tờ báo giai đoạn 1865-1965, các nhà sưu tầm còn đem đến triển lãm nhiều ấn phẩm trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền báo chí Việt Nam. Đặc biệt, tại đây độc giả có thể mua một số ấn phẩm báo chí mà mình yêu thích.

Thế giới Văn hóa là tạp chí phát hành mỗi thứ Tư hàng tuần trực thuộc báo Văn hóa , bằng tiếng Việt chuyên viết về người nổi tiếng, giới thiệu các chương trình, ấn phẩm giải trí và cập nhật kiến thức về văn hóa.

Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2010, Thế giới văn hóa đạt số lượng phát hành 45.000 bản và đứng đầu về phát hành trong các tạp chí giải trí tại Việt Nam, đứng thứ 3 về lượng bạn đọc trong số các tuần san phụ nữ (số liệu do AC Nielsen thực hiện năm 2010).

Tạp chí Thế giới văn hóa viết chủ yếu về những nhân vật nổi tiếng của làng giải trí (ca sĩ, diễn viên), các hoạt động mới nhất của họ trong làng nghệ thuật cũng như phong cách sống, những chia sẻ đời thường của họ, giới thiệu những khuynh hướng mới nhất về phong cách thời trang, làm đẹp của người nổi tiếng, cung cấp những chuyên mục giải trí (phim chiếu rạp, phim truyền hình, sân khấu kịch, ca nhạc, sách). Ngoài ra, Thế giới văn hóa còn có những bài viết thường kỳ về kiến thức về văn hóa toàn cầu, chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm thành công trong cuộc sống của những người trẻ tuổi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thế giới văn hóa ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 - 2003 với tên gọi Văn Hóa Thông tin, là chuyên san ra hàng tuần của báo Văn hóa. Tạp chí thời gian này viết chủ yếu về tình yêu, lối sống và thời trang của các bạn gái trẻ cũng như những chuyện về ngôi sao.

Tháng 3-2006, tạp chí đổi tên thành Thế giới văn hóa, tập trung chủ yếu viết về người nổi tiếng.

Tháng 10-2008, Thế giới văn hóa có sự thay đổi lớn toàn bộ diện mạo về thiết kế cũng như nội dung, tập trung hoàn toàn về hoạt động, lối sống và các câu chuyện về người nổi tiếng.

  • Thế giới văn hóa phiên bản iPad: Tháng 5-2011, lần đầu tiên tại Việt Nam, Thế giới Văn Hóa có phiên bản chính thức trên App Store với giá bán 0,99 USD/số. Phiên bản này gồm thiết kế mới với nhiều hiệu ứng (clip, ảnh slide show, video âm nhạc) và chất lượng không thay đổi so với báo giấy.
  • Website của Thế giới văn hóa ra mắt tháng 1-2012, nội dung giới thiệu các video clip về người nổi tiếng do chính ban biên tập của tạp chí thực hiện. Vào thời điểm ra mắt, website đã có dữ liệu gần 800 clip về tin tức người nổi tiếng, phỏng vấn nghệ sĩ, trailer, phim ngắn...

Tháng 11–2012: Thay đổi hình ảnh tạp chí Thế giới Văn Hóa chững chặc hơn về nội dung lẫn thiết kế, tập trung cung cấp thông tin giải trí hữu ích về các loại hình nghệ thuật, cuộc sống đời thường của người nổi tiếng và cập nhật các xu hướng về thời trang, làm đẹp.

Tháng 6–2013: Thế giới văn hóa website cập nhật diện mạo mới..

Tháng 7–2013: Bên cạnh ứng dụng Thế giới văn hóa trên App Store – đọc tạp chí trên phiên bản iPad, Thế giới văn hóa đã ra mắt các ứng dụng:

• Ứng dụng Thế giới Văn hóa trên Google Play – đọc tạp chí trên máy tính bảng Android.

• Ứng dụng Thế giới văn hóa trên Kpaper App thông qua các thiết bị Android 2.3 và iOS 2.0 trở lên Sau khi tải các ứng dụng trên, độc giả có thể đọc tạp chí Thế giới văn hóa phiên bản iPad, Android miễn phí vào mỗi thứ Năm hàng tuần.

Chuyên mục chủ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phong cách sống: cập nhật các hoạt động trong đời sống thường nhật của người nổi tiếng và những chia sẻ của họ.
  • Theo dấu sao: hình ảnh hậu trường của sao, cập nhật khuynh hướng thời trang của sao.
  • Thời trang và làm đẹp: bí quyết ăn mặc và chăm sóc nhan sắc của người nổi tiếng.
  • Chuyện sao: tổng hợp những câu chuyện về người nổi tiếng.
  • Cẩm nang giải trí: cập nhật tin tức và bài viết về các phim điện ảnh và truyền hình đang chiếu, các chương trình ca nhạc, kịch nói và sách mới.
  • Phim xưa nhạc cũ: những ca khúc, bộ phim kinh điển.
  • Kiến thức: chuyện lạ khắp thế giới, các phát minh, khám phá, phong tục tập quán của Việt Nam và các nước.
  • Giao lưu: giới thiệu chân dung các bạn trẻ và những kinh nghiệm giúp thành công.

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Tạp chí thường xuyên tổ chức các cuộc thi lớn nhỏ hàng năm, giao lưu gặp gỡ với người nổi tiếng, tổ chức các hoạt động từ thiện, là đơn vị bảo trợ thông tin cho một số phim điện ảnh trong nước và liveshow của nhóm nhạc Backstreet Boys tại Việt Nam năm 2011, phỏng vấn độc quyền ca sĩ Nick Carter, bảo trợ thông tin cho các giải thưởng Zing Music Awards 2012, Giải Âm nhạc Cống Hiến 2012.