Noội dung các chương trình truyền hình là gì

Sản xuất chương trình ngày nay phải bao gồm hai mục đích: vừa làm hài lòng công dân nước mình, vừa làm hài lòng cư dân mạng.

Nội dung số là gì?

Là nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu số mà người dùng có thể đọc, nghe, xem và tải về được bằng thiết bị điện tử. Đó có thể là các tập tin bài viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, games, trang web… Nơi xuất bản các sản phẩm số có thể là công ty, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào thông qua nhiều hình thức khác nhau từ phát sóng, đăng tải trên mạng xã hội, trang blog cá nhân, sách điện tử, ứng dụng cho điện thoại…

Các loại sản phẩm số

Ngành truyền thông có bốn sản phẩm số chủ yếu. Thứ nhất là Video. Đó có thể là video gia đình, video ca nhạc, chương trình truyền hình và phim. Thứ hai là Âm thanh. Ca nhạc là hình thức âm thanh phổ biến nhất. Thứ ba là Hình ảnh. Hình ảnh thường thấy là những ảnh chụp của cá nhân tự đăng tải và chia sẻ trên mạng. Cuối cùng là Những câu chuyện hình ảnh. Một câu chuyện sẽ được kể thông qua việc sử dụng hình ảnh, minh họa, đoạn phim đồ họa, âm nhạc, thuyết minh và các âm thanh khác. Loại hình này thường được nhắm đến khán giả xem nội dung trên điện thoại.

Nội dung số có miễn phí hay không?

Sản phẩm số có thể miễn phí (tin tức, quảng cáo. hướng dẫn tìm địa chỉ…) hoặc có phí (phim, các chương trình truyền hình, ca nhạc…) Muốn xem được những nội dung tốt thì người xem phải trả tiền. Nội dung tốt là những nội dung mang ý nghĩa giáo dục, giải trí và được nhiều người quan tâm, chia sẻ.

Noội dung các chương trình truyền hình là gì

Cuộc đua xe đạp thực tế ảo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Khán giả và truyền hình

Thói quen xem chương trình đã thay đổi

Một lợi thế lớn nhất của truyền hình truyền thống là yếu tố Giờ vàng (prime time), giờ có nhiều người xem nhất. Ngày nay mốc Giờ vàng đã không còn ý nghĩa quý giá ban đầu nữa, mốc Giờ tôi (my time) mới thực sự quan trọng. Nếu nội dung đã có sẵn trên mạng, vấn đề bây giờ là thuộc về tôi. Tôi sẽ xem nội dung ấy khi nào và tôi có muốn xem hay không. Các chương trình trước đây tập trung vào kênh (phát kênh nào) thì giờ đây sẽ tập trung vào người xem (ai xem). Sẽ không còn là “cho” gì tôi xem nấy mà là làm thế nào truyền hình thu hút sự chú ý của mọi người. Nội dung vẫn là số 1.

Những chương trình đã phát sóng trên truyền hình có thể khai thác thêm trên các hạ tầng khác, bao gồm mạng xã hội. Tuy nhiên, việc này giống như dùng con dao hai lưỡi. Nếu nó giúp các đài truyền hình và các công ty truyền thông có thêm được lượng người xem tăng đáng kể thì nó cũng khiến chương trình bị mất đi tính độc quyền sẵn có. Vì vậy, luôn cần sự tính toán hợp lý khi cân nhắc sẽ đăng cái gì và thời lượng thế nào.

Phần lớn các đài truyền hình đang sử dụng các hạ tầng số để quảng bá, thông tin hậu trường, dẫn dắt người xem đến với các chương trình phát sóng trên truyền hình. Ngoài ra, các đài truyền hình và các công ty truyền thông cũng bắt đầu sản xuất những nội dung riêng chỉ để phát sóng trên hạ tầng số. Nội dung này hướng đến thị hiếu người xem, độc đáo, ngắn gọn, dễ truy cập, dễ chia sẻ và đầy tính sáng tạo. Sự lặp lại sẽ khiến người xem bỏ đi, tìm kiếm những điều mới mẻ khác. Một số công ty truyền thông chọn giải pháp cung cấp nội dung qua ứng dụng, đầu tư mạnh vào hạ tầng truyền dẫn và bản quyền nội dung, chờ đợi sẽ có tỉ lệ hoàn vốn tốt qua việc thu tiền thuê bao hàng tháng. Hy vọng đây là một giải pháp sẽ đem lại hiệu quả cao trong tương lai.

Lựa chọn ngày càng nhiều - Yêu cầu ngày càng cao

Thời đại số cho phép một người chỉ cần gõ vài từ khóa tìm kiếm là đã có vô số kết quả. Chương trình nhiều (cứ mỗi phút có 600 giờ video được đăng tải lên You tube). Nội dung dễ tìm, dễ xem, nhiều video hay, mới, lạ, các hạ tầng chuyển tải đa dạng (web, mạng xã hội, ứng dụng…), phương tiện tiếp cận nội dung nhiều (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân…).

Khán giả không còn ngồi chờ từng phút để được xem chương trình yêu thích. Có quá nhiều thứ để xem nên truyền hình đã mất đi sự độc tôn vốn có. Sở thích ngoài phim ảnh, ca nhạc, thể thao đã mở rộng đến tất cả mọi thứ trong đời sống xã hội, bao gồm những trải nghiệm thực tế, những cảm xúc buồn vui và những điều lạ lùng chưa ai biết đến.

Các đài truyền hình thường chỉ sản xuất chương trình để phục vụ cho công dân của họ. Nếu khái niệm “công dân” là để chỉ thành viên của một quốc gia nào đó thì khái niệm “cư dân mạng” lại để chỉ công dân toàn cầu. Như vậy, sản xuất chương trình ngày nay phải bao gồm hai mục đích: vừa làm hài lòng công dân nước mình, vừa làm hài lòng cư dân mạng. Điều đó không đơn giản chút nào. Những chương trình mang tính toàn cầu, phục vụ cho những nền văn hóa đa dạng luôn được chào đón. Không một đơn vị truyền thông đơn lẻ nào làm được điều đó. Phải là một sự kết nối mở không hạn chế nguồn lực và cần có sự tham gia của số đông.

Cuộc chiến giành thị phần - Ai nhanh thì thắng

Truyền hình tiếp cận khán giả chậm hơn những phương tiện khác. Chương trình phải làm trước rồi phát sóng sau với nhiều công đoạn: đi thực tế, viết kịch bản, quay phim, dựng phim, làm hậu kỳ (đọc lời bình, thêm kỹ xảo…), sắp xếp lịch rồi mới phát sóng.

Việc xuất bản các sản phẩm số như báo điện tử, blog cá nhân, trang mạng xã hội thì lại quá dễ dàng, đơn giản và nhanh đến chóng mặt. Nội dung được phát hành khi sự kiện đang diễn ra (live stream, trực tiếp...) và mọi người có thể xem rồi nhận xét, bàn luận, tương tác (bình chọn, bỏ phiếu…) trong cùng thời điểm. Đây thực sự là một thách thức đối với các hạ tầng truyền thống.

Nhưng càng nhanh thì độ chính xác càng giảm vì không có thời gian kiểm chứng. Cái chúng ta đang thấy xảy ra trên màn hình live stream có thể không phải sự thật mà chỉ là một phần của câu chuyện. Truyền hình truyền thống đang chiếm ưu thế về độ chính xác của tin tức. Nhưng để tồn tại, rõ ràng các đài truyền hình cũng phải dịch chuyển sang số, phát triển các dịch vụ video online của riêng mình.

Cạnh tranh cùng phát triển

Thách thức bao giờ cũng mở ra những cơ hội mới. Dù truyền thông số phát triển thế nào, dù các đài truyền hình và các công ty tuyền thông xoay xở ra sao để tồn tại và sống sót thì người được hưởng lợi cuối cùng cũng vẫn là khán giả. May mắn thay, trong thời đại số, khán giả cũng chính là những người có thể sản xuất, cung cấp, chia sẻ và thưởng thức nội dung. Như vậy, cả đài truyền hình cùng các công ty truyền thông và khán giả đều gặp nhau ở một điểm: đó là bắt tay cho ra đời những sản phẩm tốt nhất trên những hạ tầng tốt nhất.